Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu QT08042_Phạm Thị Khánh Linh_K8QT2 (Trang 108 - 110)

3.2.6.1.Tăng cường công tác giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật

Ý thức tổ chức kỷ luật là cơ sở của hành động, muốn hành động đúng bắt buộc phải có ý thức tốt. Do đó, cần nâng cao ý thức của ban lãnh đạo Công ty cũng nhƣ đội ngũ ngƣời lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với vị trí từng công việc và công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, làm cho mọi ngƣời lao động và quản lý trong doanh nghiệp hiểu việc phát triển của doanh nghiệp và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo, của các phòng ban chức năng

mà là trách nhiệm của bản thân ngƣời lao động. Để nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ ngƣời lao động cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống nội qui kỷ luật lao động rõ ràng, hợp lý và cụ thể. Trong đó qui định rõ các điều khoản kỷ luật, các mức độ vi phạm kỷ luật và các hình thức kỷ luật tƣơng ứng, đồng thời phải xây dựng cơ chế khiếu nại và tạo điều kiện cho việc thông tin hai chiều trong kỷ luật mộtcách công khai, dân chủ và công bằng với tất cả mọi lao động.

- Nâng cao tác phong của NLĐ trong môi trƣờng doanh nghiệp sản xuất với cách giải quyết công việc dứt khoát, nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng.

- Tổ chức thƣờng xuyên, định kỳ sinh hoạt chuyên môn để ngƣời lao động có cơ hội trao đổi học tập, tự phát hiện những yếu kém, hạn chế về trình độ chuyên môn... từ đó nâng cao đƣợc ý thức của cá nhân về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực bản thân, về việc chấp hành tổ chức kỷ luật của tập thể.

- Công ty nên thƣờng xuyên phổ biến thông tin về thị trƣờng, về xã hội, các quy định về quản lý ngƣời lao động, quyền lợi và nghĩa vụ NLĐ... để họ nắm bắt đƣợc xu hƣớng của nền kinh tế, của xã hội và xu hƣớng phát triển của Công ty cũng nhƣ triển vọng phát triển của bản thân NLĐ. Khi đó, ngƣời lao động sẽ thấy trƣớc đƣợc tƣơng lai của mình khi gắn bó với Công ty và không bị sao nhãng trong công việc cũng nhƣ bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo nhằm nâng cao hiệu quả lao động, nâng cao phẩm chất đạo đức của NLĐ.

Tóm lại, việc nâng cao nhận thức của ngƣời lao động là một trong những việc quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty. Vai trò của lãnh đạo Công ty trong việc nâng cao nhận thức của ngƣời lao động rất quan trọng bởi vì họ là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt doanh nghiệp phát triển. Tại Công ty việc phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ nhân viên và ngƣời lao động cần đƣợc tiến hành hàng tuần, hàng tháng. Với mức độ ngày càng cạnh tranh và phát triển của sản xuất bia rƣợu thì việc này cần phải thực hiện đều đặn và liên tục nhiều hơn nữa để đảm bảo cho việc phát triển của Công ty đi đúng theo mục tiêu đã đề ra.

3.2.6.2. Cải thiện môi trường làm việc

Công ty luôn chú trọng việc đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo môi trƣờng làm việc an toàn với NLĐ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vị trí tồn tại ô nhiễm tiếng ồn, có nguy cơ gây ra bệnh điếc nghề nghiệp cho NLĐ. Do vậy Công ty phải chủ động tích cực hơn trong việc xử lý các vấn đề tồn tại, cung cấp các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc, tuyển chọn và bố trí đúng ngƣời đúng việc.

Bên cạnh đó, Công ty cần tạo ra không khí làm việc thoải mái, tin tƣởng, tôn trọng lẫn nhau. Cấp trên tăng cƣờng công tác công tác giao quyền cho cấp dƣới, giúp cấp dƣới học hỏi rút kinh nghiệm thông qua thực tế làm việc. Đồng thời cấp trên thƣờng xuyên tƣ vấn cho cấp dƣới các mục tiêu hƣớng tới cũng nhƣ hƣớng cải tiến tốt hơn nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của Công ty và góp phần nâng cao năng lực của cấp dƣới.

Một phần của tài liệu QT08042_Phạm Thị Khánh Linh_K8QT2 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w