Pháp luật về quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội quy định cụ thể
phạm vi điều chỉnh bao gồm các nội dung sau:
1.2.3.1. Đối tượng tham gia
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội quy định quản lý thu BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần ổn định đời sống người lao động trong quá trình lao động và nghỉ hưu; giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ giữa đóng và hưởng, khắc phục dần tính bình quân vẫn đảm bảo tính xã hội chia sẻ cộng đồng; công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội được tăng cường và thực hiện thống nhất.
1.2.3.2. Quyền và trách nhiệm của người tham gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội
- Quyền, trách nhiệm của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và tổ chức Bảo hiểm xã hội
+ Pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
Người lao động có các quyền sau: (1). Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; (2). Nhận
sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; (3). Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; (4). Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: (a) Đang hưởng lương hưu; (b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; (c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; (5) Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; (6) Yêu cầu người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin theo quy định; (7) Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; (8) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động có các trách nhiệm sau: (1) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật; (2) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; (3) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; (4) Các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các quyền sau: (1) Từ chối thực hiện những yêu
cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; (2) Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; (3) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau: (1) Đóng bảo hiểm xã hội
theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; (2) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; (3) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc; (4) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; (5) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; (6) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (7) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; (8) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
+ Pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội quy định cụ thể về
quyền và trách nhiệm của Tổ chức bảo hiểm xã hội như sau:
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau: (1) Tổ chức quản lý nhân sự, tài
chính và tài sản theo quy định của pháp luật; (2) Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định; (3) Khiếu nại về bảo hiểm xã hội; (4) Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội; (5) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; (6) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; (7) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau: (1) Tuyên truyền, phổ biến
chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; (2) Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; (3) Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động; (4) Quản lý, sử dụng
quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; (5) Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội; (6) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Vấn đề quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được thể hiện thông qua các nội dung sau: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; (3) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; (4) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội; (5) Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội; (6) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; (7) Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, để tăng cường công tác giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tài chính của bảo hiểm xã hội, pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội đã quy định về chế độ báo cáo, kiểm toán: (1) Hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; (2) Định kỳ ba năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
1.2.3.4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn
Pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn:
Theo đó, tổ chức công đoàn có các quyền: (1) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; (2) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động; (3) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây: (1) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động; (2) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; (3) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Kết luận chương I: Như vậy, toàn bộ chương I của Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của BHXH và khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Luận văn cũng đã phân tích để làm rõ khái niệm Pháp luật về quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội; đặc điểm cơ bản của Pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội và nội dung của Pháp luật về quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá thực trạng Pháp luật về Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội một cách sát thực tế tại Chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU THEO QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2014-2018 2.1. Giới thiệu một số nét chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh
Ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương, với cơ cấu ba cấp: Cấp Trung ương; cấp Tỉnh, thành phố và cấp Huyện, Thị xã. Theo Quyết định 133/QĐ-TCCB của Tổng giám dốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Ninh được thành lập ngày 23/8/1995 trên cơ sở sáp nhập 2 bộ phận BHXH của Sở lao động - Thương binh - Xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh. Từ tháng 01/2003, thực hiện Quyết định số 20/TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Quảng Ninh và BHYT tỉnh Quảng Ninh chính thức sáp nhập thành một hệ thống chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB, ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH trong đó có việc Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính BHXH ở Quảng Ninh được phân thành hai cấp. BHXH tỉnh là đơn vị dự toán cấp 2; BHXH các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị dự toán cấp 3. Các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán hoạt động tài chính của từng đơn vị; đồng thời thực hiện hạch toán kế toán, tập trung toàn ngành tại BHXH tỉnh và báo cáo về BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, đặt tại huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các
chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện, có dấu, tài khoản riêng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện là xây dựng chương trình, kế hoạch năm, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm xã hội; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh; tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả; tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả bảo hiểm xã hội ở xã, phường, thị trấn; quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý tài chính ở BHXH tỉnh là Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng quản lý thu BHXH (xem hình 1.2)
Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật. Có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ và Bảo hiểm xã hội huyện để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: Thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng,…hàng quý, năm trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh; chuyển kịp thời tiền thu bảo hiểm xã hội vào tài khoản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định; tổ chức cấp kinh phí kịp thời để chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội; tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của Bảo hiểm xã hội tỉnh; thực hiện đầy đủ các chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán đúng chế độ kế toán theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý tài
chính, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định; chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý; theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định; thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định.
Phòng quản lý thu BHXH có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm xã hội đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm xã hội theo kế hoạch hàng năm và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu cho Bảo hiểm xã hội huyện trên cơ sở kế hoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; thực hiện thu bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội huyện; thẩm định số liệu thu bảo hiểm xã hội gửi phòng Kế hoạch - Tài chính; quản lý, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, theo dõi biến động tăng, giảm đối tượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu bảo hiểm xã hội, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc trong thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội và kiến nghị biện pháp mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của BHXH Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ-BHXH tỉnh Quảng Ninh)
PH Ó G IÁ M Đ Ố C BHXHTP Móng Cái BHXH TP Uông Bí BHXH TP Cẩm Phả Phòng Quản lý Thu BHXH H.Bình Liêu Phòng Chế độ BHXH BHXH H.Tiên Yên PH Ó G IÁ M Đ Ố C
P. Công nghệ thông tin
G IÁ M Đ Ố C Phòng Cấp Sổ, thẻ BHXH H. Đầm Hà BHXH H. Hải Hà P. Giám định BHYT BHXH H. Ba Chẽ P. Kế hoạch tài chính BHXH H. Vân Đồn P. TN và TKQTTHC BHXH H. Hoành Bồ Văn phòng BHXH TX Đông Triều Phòng Thanh tra- Kiểm
tra BHXH TXQuảng Yên
BHXH H. Cô Tô PH Ó G IÁ M Đ Ố C BHXH TP Hạ Long Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Khai thác và thu nợ download by : skknchat@gmail.com
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh