bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Hạn chế lớn nhất trong việc thực thi pháp luật về quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội ở tỉnh Quảng Ninh là tình trạng nợ và trốn tránh việc tham gia BHXH
của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động vẫn gia tăng. Tính đến năm 2018, số tiền nợ BHXH là trên 85 tỷ đồng, bằng 4,1 % tổng số phải thu BHXH, số nợ này chủ yếu thuộc khu vực sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có tiền để nộp BHXH. Một số doanh nghiệp cố tình không nộp và nộp chậm. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ tiền lương, một số doanh nghiệp đã lách luật bằng cách ký hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng. Mặt khác, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, theo quy định của pháp luật, các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Cơ quan BHXH còn rất thụ động trông chờ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự giác đăng ký BHXH cho người lao động, trong khi, trên thực tế, ý thức tự giác của nhiều doanh nghiệp về vấn đề này chưa tốt. Điều đó dẫn đến tình trạng, cơ quan BHXH không nắm hết được các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, còn nhiều đối tượng thuộc diện này bị bỏ sót, quyền lợi của người lao động không được bảo đảm. Cho đến nay, cơ quan BHXH chưa tổ chức điều tra được toàn diện về đối tượng tham gia BHXH thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên không nắm được tình hình cụ thể về tiềm năng tham gia BHXH của người lao động ở khu vực này. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí buông lỏng; tình trạng doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhưng hoạt động như thế nào, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả công và thậm chí bóc lột người lao động. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho người lao động; nợ tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nước rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy người lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Các đơn vị trong hệ thống BHXH không được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát và quyết định xử phạt đối với các hiện tượng chậm nộp, trốn tránh nộp BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. Trách nhiệm đó lại giao cho thanh tra lao động, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện. Mặt khác, hình thức xử phạt còn chưa có tác dụng để điều chỉnh hành vi vi phạm của đơn vị sử dụng lao động.
Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được thành lập, chưa thích nghi với cơ chế thị trường, các doanh nghiệp này thường thiếu vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ lạc hậu, phương án sản xuất kinh doanh thiếu tính ổn định, sản phẩm sản xuất ra giá thành cao tính cạnh tranh thấp. Mặt khác, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định. Người lao động không có việc làm ổn định, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có khả năng tham gia BHXH, hoặc trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức. Tình trạng trốn và nợ BHXH, một mặt, do có đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác, cũng có không ít doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra khó khăn hạn chế của quản lý tài chính BHXH tỉnh Quảng Ninh. Có doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch hoặc thành lập xong nhưng không hoạt động hay hoạt động thời gian ngắn rồi giải thể, do vậy cơ quan BHXH không có cơ sở để thực hiện thu BHXH. Trong quá trình hoạt động, hầu như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh viện ra nhiều lý do để không báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do vậy, các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹ tiền lương, dẫn đến tình trạng một số lượng lớn lao động để ngoài danh sách tham gia BHXH, số tiền thất thu BHXH lớn. Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động, không còn chủ sở hữu đã gây khó khăn cho việc giải quyết số nợ BHXH của các doanh nghiệp này và số nợ đó đã bị treo nhiều năm.
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểm là lao động và quỹ
lương thường xuyên biến động. Thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp và thường xuyên thay đổi. Điều đó gây khó khăn cho người quản lý BHXH của đơn vị sử dụng lao động. Trong khi đó, các đơn vị sử dụng lao động thường hạn chế tối đa việc sử dụng lao động gián tiếp. Do vậy, việc bố trí người chuyên làm công tác BHXH thường khó được chấp nhận tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng đó là một trở ngại không nhỏ cho quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội ở Quảng Ninh hiện nay.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giải thích về chính sách BHXH còn chưa thực sự quyết liệt. Biện pháp và hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến còn chưa phù hợp, hiệu quả còn thấp. Mặt khác, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan tổ chức trong quá trình thực hiện chế độ BHXH đối với chủ sử dụng lao động và người tham gia BHXH chưa thường xuyên. Mức độ xử phạt còn nhẹ và chưa kiên quyết khi phát hiện được những hành vi vi phạm.
Mức tiền lương tối thiểu thay đổi nhiều lần khiến cho cơ quan BHXH phải điều chỉnh sổ sách, rà soát, đối chiếu, xác nhận sổ BHXH nhiều hơn, quản lý khó khăn hơn.
Trình độ, năng lực quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo và cán bộ làm nghiệp vụ về quản lý tài chính ở một số đơn vị, nhất là BHXH cấp huyện, còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động của ngành.
Kết luận chương II: Như vậy, qua phân tích thực trạng Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội tại Quảng Ninh, tác giả đã đưa ra được cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội tại Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Quản lý nguồn thu theo Quỹ bảo hiểm xã hội tại Quảng Ninh với các nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp tổ chức thực hiện.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƢỜNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU THEO QUỸ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH