Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa việt nam và các quốc qia thành viên (Trang 36 - 112)

Xét về lý thuyết, các dự án FDI về bản chất là sự chuyển dịch các nguồn lực sản xuất từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, do đó trong hầu hết các trường hợp thì FDI ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Để bắt đầu đi vào quy trình sản xuất thì những máy móc, thiết bị, công nghệ và cả một phần nhân lực … phục vụ sản xuất được nhập khẩu vào nước nhận đầu tư. Một cách tổng quan thì FDI ảnh hưởng tới nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau:

- FDI ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu

Trong ngắn hạn, do nhu cầu chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất vào nước nhận đầu tư nên kim ngạch nhập khẩu ở nước nhận đầu tư tăng. Trong trung và dài hạn thì đối với các dự án FDI khi quá trình chuyển giao đã hoàn thành việc nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ kết thúc và giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư. Ngoài ra, việc bắt đầu phát triển một ngành sản xuất từ đầu tại nước nhận đầu đòi hỏi những nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng được thì cách duy nhất là nhập khẩu những tư liệu sản xuất này, từ đó làm tăng kim ngạch nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Trong dài hạn, khi các nguyên vật liệu nước sở tại đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì ảnh hưởng của ngành sản xuất nhận FDI này lên kim ngạch nhập khẩu giảm dần cho tới mức ổn định hoặc có thể chuyển thành xuất khẩu trong một số trường hợp. Về tổng thể thì dòng vốn FDI tại một giai đoạn ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu như thế nào phụ thuộc vào tỷ trọng và giá trị của các dự án FDI đang ở giai đoạn nào.

- FDI ảnh hưởng tới cơ cấu hàng nhập khẩu

Giai đoạn ban đầu của dự án FDI khi cơ cấu chuyển dịch về nhóm tư liệu sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Khi sản phầm của các dự án FDI được đưa ra thị trường trong nước thay thế các sản phẩm trước đây phải nhập khẩu sẽ làm cơ cấu hàng nhập khẩu giảm các mặt hàng này. Do đó trong dài hạn thì nhóm hàng nhận được FDI có định hướng thị trường tiêu thụ trong nước sẽ giảm trong cơ cấu nhập khẩu nhóm mặt hàng này đồng thời nhóm nguyên vật liệu phục vụ gia công cũng giảm xuống do nền sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu. Xét chung trong tổng thể thì FDI có xu hướng chuyển dịch cơ cấu giảm nhóm các hàng hóa đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà nước này chưa sản xuất được khi có FDI, làm cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu hàng nhập khẩu.

Xét các nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI vào đến nhập khẩu của nước tiếp nhận, Culem (1988) nhận định rằng có mối quan hệ tích cực giữa dòng

vốn FDI và nhập khẩu của nước sở tại. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình, Orr (1991) lại nhận thấy dòng vốn FDI từ Mỹ đến Mê-xi-cô có thể làm giảm nhập khẩu từ Mỹ đến Mê-xi-co.

 Từ những lý luận và nghiên cứu đã nêu trên, ta có thể đưa ra một số kết luận về ảnh hưởng của thu hút FDI đến xuất, nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau:

FDI được nhận định là sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư ở các phương diện về kim ngạch, thị trường và cơ cấu xuất nhập khẩu. Về phương diện lý thuyết thì FDI sẽ ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu như sau:

- Đối với xuất khẩu: FDI sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời sẽ tăng mạnh ở các nhóm ngành được nhận vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu cũng sẽ được mở rộng không chỉ đến các nước chủ đầu tư mà còn mở rộng sang các thị trường khác trên toàn thế giới thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ đi kèm với việc chuyển giao nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ chuyển dịch dần sang các ngành của công nghiệp chế biến, gia công,… tư liệu sản xuất tinh chế và dần sẽ là các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, nằm vị trí cao trong chuỗi cung ứng.

- Đối với nhập khẩu: trong ngắn hạn FDI được nhận định sẽ làm gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất từ các nước chủ đầu tư; tuy nhiên trong dài hạn sẽ làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ các nước này. Cơ cấu nhập khẩu cũng sẽ tập trung vào nhóm ngành nhóm tư liệu sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhưng sau một thời gian học hỏi, nâng cao trình độ sản xuất trong nước sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu này.

Tuy nhiên trên thực tế bằng các nghiên cứu thực tiễn cũng chứng minh rằng ở mỗi quốc gia ở từng khu vực địa lý thì việc ảnh hưởng của FDI lên xuất nhập khẩu cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản thân nền kinh tế, mối quan hệ thương mại, hợp tác giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, cơ cấu lĩnh vực đầu tư của nguồn vốn FDI…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ AEC VÀO VIỆT NAM, XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU

2.1. Tổng quan về Cộng đồng kinh tế AEC và các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của AEC

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thailand đánh dấu bằng sự kiện ký kết tuyên bố ASEAN (hay tuyên bố Bangkok) của các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999. Hiện tại, tổng số thành viên hiện tại của ASEAN là 10 quốc gia.

Tháng 12/1997, tại Tầm nhìn ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng, trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế-xã hội giảm bớt.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003), trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Quyết định xây dựng AEC vào năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) ghi rõ: tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng

vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xã hội.

Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Phi-líp-pin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ năm 2020 xuống năm 2015.

Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC, và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 với mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế thịnh vượng, ổn định và có tính cạnh tranh cao.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN.

Bốn đặc điểm đồng thời là bốn yếu tố cấu thành của AEC bao gồm (Ban thư ký ASEAN Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN):

Thứ nhất, Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng

thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.

Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân)…

Các biện pháp này đã và đang được các nước thành viên triển khai thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định

khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN…

Thứ hai, Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn

khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.

ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng, phát triển thương mại điện tử

Thứ ba, Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ tư, Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc

tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Với việc thành lập AEC cùng việc đưa ra hàng loạt những cam kết, hiệp định, chính sách về thương mại, đầu tư, lao động, AEC hướng tới một thị trường chung nhằm giúp các nước thành viên ổn định và phát triển, có tầm ảnh hưởng đến châu lục và quốc tế. AEC sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động thu hút FDI cũng như xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối.

2.1.2. Các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC

AEC hướng tới mục tiêu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong quá trình hội nhập khu vực vào năm 2015 với cơ chế đầu tư thông thoáng và mở, bao gồm tự do hóa đầu tư trên các lĩnh vực chính như sản xuất-chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm

nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợ cho các ngành này (Ban thư ký ASEAN Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN). Hiện nay, các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh với Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ký kết ngày 26/03/2009 và có hiệu lực từ ngày 29/03/2012, ACIA là sự kế thừa và điều chỉnh từ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN năm 1987 (Hiệp định AIGA) và Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) năm 1998 nhằm thích ứng với điều kiện và nhu cầu mới của hội nhập trong Tầm nhìn ASEAN 2020.

Mục tiêu của ACIA là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất.

ACIA có một số điểm mới và tiến bộ so với hai hiệp định trước, đặc biệt ở phạm vi điều chỉnh được mở rộng. ACIA ngay lập tức dành ưu đãi như nhau cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN; trong khi đó AIA dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN trước, sau đó mới đến nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN vào 2020. Các lĩnh vực, dịch vụ có thể phát sinh trong tương lai cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Hiệp định cũng đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia thành viên. Những nỗ lực của ACIC là để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và ưu đãi.

Các nguyên tắc trong ACIA theo đó bao gồm:

- Tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư: Mở rộng đối tượng đầu tư cho người thường trú của các nước ASEAN và nhà đầu tư từ nước thứ ba có cơ sở kinh doanh tại ASEAN. Đối tượng được bảo hộ cũng được mở rộng hơn. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp như: tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư

nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp...

- Tạo môi trường đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực: đòi hỏi các nước thành viên phải có chính sách và lộ trình mở cửa phù hợp với sự phát triển của mỗi nước thành viên nhằm hướng đến sự tự do hóa đầu tư trong toàn khu vực nhằm hướng tới mục tiêu về tự do hóa đầu tư của AEC.

- Đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính hay bất kỳ chính sách nào có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, trong trường hợp này bao gồm nhà đầu tư thuộc nước thành viên AEC và nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại ASEAN (nhà đầu tư của nước thứ ba). Bảo đảm lợi ích được hiểu là đối xử công bằng, đảm bảo an ninh cũng như vô tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính hay bất cứ chính sách nào liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

Trong trường hợp có xung đột với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư ASEAN có một số lựa chọn giải quyết các tranh chấp qua các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế hoặc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án trong nước hoặc trọng tài quốc tế.

Các cơ chế tài chính mới sẽ cho phép các nhà đầu tư trong khối ASEAN sở hữu ngày càng nhiều cổ phần hơn trong các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối dịch vụ. AEC yêu cầu tỉ lệ sở hữu cổ phần cho phép tăng từ 51% năm 2008 đến 70% vào năm 2015.

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa việt nam và các quốc qia thành viên (Trang 36 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)