Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa việt nam và các quốc qia thành viên (Trang 33 - 36)

Về lý thuyết thì các doanh nghiệp FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu giúp phát huy những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu tư. Do trình độ sản xuất, trình độ công nghệ và trình độ quản lý có hạn nên trong nhiều trường hợp các nước đang phát triển có khả năng sản xuất với mức chi phí cạnh tranh nhưng gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế bởi các rào cản ở thị trường các nước phát triển. Do đó, việc đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu được ưu tiên trong chính sách thu hút FDI của các nước này. Thông qua FDI, nước nhận đầu tư nâng cao được năng lực sản xuất và hiểu biết với thị trường thế giới, qua đó thâm nhập tốt hơn với thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là đối với các nước phát triển. Ngoài ra thì do sự thỏa thuận chính sách song phương hay đa phương giữa các chính phủ để thực hiện FDI thì các rào cản được gỡ bỏ hoặc giảm thiểu cho phép các nước nhận đầu tư tiến vào thị trường các nước thực hiện đầu tư.

Xét một cách tổng quan thì FDI tác động tới hoạt động xuất khẩu như sau:

- FDI ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu:

Trong hầu hết các trường hợp thì FDI có tác động làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Dòng vốn FDI hướng tới các ngành khác nhau quyết định nó có ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hay không. Đối với các dự án FDI mà việc sản xuất và phân phối sản phẩm của nó chỉ ở tại nước sở tại thì tác động của nó tới kim ngạch xuất khẩu có thể coi là bằng 0. Điển hình của trường hợp này là các dự án FDI nhằm vào ngành bất động sản hay một số ngành dịch vụ. Ở một số trường hợp khác thì sản phẩm từ FDI chỉ hướng tới việc xuất khẩu, khi mục đích đầu tư là tận dụng nguồn nguyên vật liệu, lao động giá rẻ tại nước nhận đầu tư để tạo ra thành phẩm có mức giá đầu vào cạnh tranh và tiêu thụ ở các thị trường có mức giá bán đầu tư cạnh tranh. Các nhóm ngành tiêu biểu cho trường hợp này là các ngành gia công như dệt may, da giày… hay ngành chế tạo yêu cầu công nghệ cao. Tác động của FDI ở các ngành này lên kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất. Ngoài ra, một phần FDI hướng tới sản xuất tại nước nhận đầu tư và tiêu thụ tại thị trường nước sở cùng với các thị trường lân cận trong khu vực, ví dụ như ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tác động

của FDI vào các ngành này tới kim ngạch xuất khẩu nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô đầu tư, chính sách phân phối sản phẩm tại các thị trường của từng dự án nhưng ít nhiều nó sẽ làm chuyển dịch tăng kim ngạch xuất khẩu.

- FDI ảnh hưởng tới cơ cấu xuất khẩu

Cơ cấu ngành tham gia đầu tư của FDI có ảnh hưởng tương đối mạnh đến cơ cấu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Các ngành nhận được đầu tư FDI nhiều hơn mà sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu sẽ tăng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, ngược lại ngành chưa nhận được FDI mà bản thân trong nước không tự phát triển được sẽ giảm dần trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20, khi chưa có FDI, hoạt động xuất khẩu tập trung vào nhóm nguyên liệu sản xuất thô, chưa qua chế biến hoặc ít qua chế biến hơn là các mặt hàng tiêu dùng đã qua chế biến. Khi có FDI, cơ cấu xuất khẩu tăng dần nhóm các ngành nhận được đầu tư, với sản phẩm cũng chuyển dịch sang xuất khẩu chủ yếu đã qua chế biến và các sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất đến thẳng người tiêu dùng. Như vậy FDI sẽ cải thiện năng lực xuất khẩu của quốc gia nhận đầu tư sau quá trình chuyển giao công nghệ. Tổng thể, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phụ thuộc vào tỷ trọng vốn FDI cho từng ngành với xu hướng thay đổi mỗi ngành đang trong giai đoạn nào của quá trình chuyển giao công nghệ khi có FDI.

Hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo 3 giai đoạn khi có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:

Giai đoạn 1: Xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, bao gồm sản phẩm nhóm

ngành nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế, nhập khẩu các máy móc, thiết bị có hàm lượng chất xám cao cùng hàng tiêu dùng chưa sản xuất được.

Giai đoạn 2: Cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển sang xuất khẩu sản phẩm của các

ngành công nghiệp chế biến, gia công như dệt may, da giày, hóa chất… và các tư liệu sản xuất tinh chế.

Giai đoạn 3: Các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thuộc nhóm ngành

khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước nhiều hơn là yếu tố công nghệ, tỷ trọng hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng mà nguyên vật liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất không có sẵn trong nước.

- FDI ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu.

FDI có khả năng lớn sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu của nước nhận đầu tư khi các sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào định hướng thị trường đầu ra cho sản phẩm của các dự án FDI. Mở rộng thị trường bao gồm các thị trường mà nước sở tại chưa tiến vào được nhưng nước đầu tư đã chiếm lĩnh và công ty đầu tư có sự am hiểu nhất định đối với các thị trường này. Ngoài ra, nước nhận đầu tư có thể mở rộng thị trường xuất khẩu do một số mặt hàng vốn trước khi có FDI đang là đối tượng nhập khẩu, nay do FDI nên sản lượng tăng và một phần sản lượng này được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận.

Các nhóm thị trường xuất khẩu bao gồm: thị trường nước chủ đầu tư, khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và các thị trường không mang tính khu vực hoặc kết hợp các thị trường trên.

i. Nếu thị trường xuất khẩu mục tiêu là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hàng hóa sau khi được sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên.

ii. Nếu FDI nằm vào thị trường lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu xem xét trong hoạt động này trong Cộng đồng kinh tế, có nghĩa là hoạt động xuất khẩu từ nước nhận đầu tư tới toàn bộ các quốc gia thành viên sẽ tăng lên khi nhận được nguồn vốn đầu tư của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong Cộng đồng.

iii. Ảnh hưởng của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp, tức là sau khi nhận được nguồn vốn FDI, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không chỉ xuất ngược trở lại nước chủ đầu tư cũng như các quốc gia trong khu vực mà còn mở rộng thị trường của mình tới toàn bộ các nền kinh tế khác trên thế giới nếu đáp ứng được

yêu cầu khó khăn về chất lượng sản phẩm. Như vậy, thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới, bên cạnh các lợi thế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp nước ngoài đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn vì vậy thông qua mạng lưới này mà sản phẩm từ các nước nhận vốn đầu tư sẽ được tiếp cận các thị trường khó tính.

Về thực tiễn nghiên cứu, từ trước đến nay có rất nhiều các bài nghiên cứu để chỉ ra tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu của nước nhận đầu tư, có thể kể đến như sau:

- Sử dụng mô hình nhu cầu xuất khẩu và cơ sở dữ liệu từ 11 quốc gia OECD, Pain & Walkelin (1998) nhận định dòng vốn FDI có tác động tích cực đến xuất khẩu của những quốc gia OECD.

- N.Prasanna (2010) thực hiện kiểm định tác động của dòng vốn FDI vào Ấn Độ đến xuất khẩu của nước này đã đưa ra kết luận sự gia tăng của dòng vốn FDI vào đóng góp vai trò quan trọng trong việc gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ.

Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến xuất khẩu, thì theo nghiên cứu của Sharma (2003) lại cho rằng FDI không có tác động ý nghĩa đến xuất khẩu. Theo Wen (2005), nghiên cứu sự ảnh hướng của dòng vồn FDI vào tại Trung Quốc lại cho thấy ở vùng phía đông Trung Quốc, do những thuận lợi về địa lý đã thu hút hiệu quả vốn FDI và khi FDI tăng lên thì kích thích xuất khẩu, làm tăng thu nhập của vùng trong khi ở vùng trung tâm, những tác động xấu của dòng vốn FDI đến xuất khẩu đã làm giảm đi đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng thu nhập của vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa việt nam và các quốc qia thành viên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)