nước tiếp nhận đầu tư trong Cộng đồng kinh tế
Lý thuyết cổ điển tiêu biểu cho thấy sự ảnh hưởng của FDI lên xuất khẩu, nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư là lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm IPLC (International product life cycle) – Raymond Vernoon.
Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được Vernoon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả vấn đề đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI và cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích vòng
đời của sản phẩm theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Lý thuyết này chỉ ra các sản phẩm sau khi được sản xuất tại nước phát minh sẽ được xuất khẩu sang các nước khác, nhưng khi sản phẩm đã trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi trên thị trường thì sẽ được tiến hành sản xuất ở các nước khác (có thể là nước nhập khẩu) thông qua thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, sau đó thể xuất khẩu lại chính nước phát minh ban đầu.
Như vậy, theo lý thuyết này, FDI sẽ đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, FDI làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư mà lại tăng nhập khẩu chủ yếu máy móc, nguyên liệu, công nghệ từ nước chủ đầu tư; đồng thời sẽ làm tăng xuất khẩu thành phẩm của sản phẩm đó từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường thế giới.
Thực tế chứng minh rằng, FDI có thể thay thế hoặc hỗ trợ ngược lại cho thương mại quốc tế phát triển. Từ những năm 1960 của kinh tế thế giới, các quốc gia thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như vậy các nhà xuất khẩu nước ngoài phải chuyển sang đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất tại nước nhập khẩu hàng và FDI lúc này đóng vai trò là nguồn lực thay thế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, khi các dự án đầu tư nước ngoài phát triển, hàng hóa tại nước nhập khẩu trở nên nhiều hơn thì hàng hóa đó lại có thể được xuất khẩu sang nước khác hoặc chính nước chủ đầu tư, và vì vậy FDI sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu tại nước nhận đầu tư. Sự thay thế hay hỗ trợ ở mức độ như thế nào thì phụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, các chiến lược cả TNC cũng như chính sách về sự phát triển của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, trong Cộng đồng kinh tế với mục tiêu xây dựng một thị trường chung, khi mà hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư và thương mại quốc tế được trở nên thông thoáng và dễ dàng hơn thì càng cho thấy sức ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư. FDI cũng có thể ảnh hưởng riêng lẻ tới xuất khẩu, nhập khẩu.