Trồng rừng và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong-đã chuyển đổi (Trang 69)

7. Kết cấu của luận án

3.1.3. Trồng rừng và bảo vệ rừng

Trong truyền thống, rừng thuộc về cộng đồng nên tất cả ngƣời Chil sống trong cộng đồng có quyền khai thác rừng phục vụ cuộc sống, đồng thời họ cũng có nghĩa vụ bảo vệ rừng – vừa là hệ sinh thái kinh tế, vừa là không gian sống truyền thống.

Sau giải phóng, nguyên t c sở hữu rừng thay đổi. Rừng và đất đai vùng rừng không còn thuộc về cộng đồng, dân tộc riêng mà thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc quản lý nên ngƣời Chil không đƣợc tự do khai thác rừng. Tuy nhiên, rừng là một bộ phận cấu thành không gian sinh tồn truyền thống, rừng có vai trò rất quan trọng đối với ngƣời Chil nên họ không thể sống thiếu rừng, không chỉ xem rừng là tƣ liệu sản xuất cơ bản hay nguồn tài nguyên để khai thác. Do quen sống phụ thuộc vào rừng nên tình trạng phá rừng làm nƣơng rẫy vẫn diễn ra dù Nhà nƣớc đ có các chính sách cấm phá rừng từ thập niên 90 thế kỷ XX.

Để hạn chế việc khai thác rừng của các dân tộc tại chỗ, trong đó có ngƣời Chil, Nhà nƣớc đ triển khai nhiều chính sách trồng rừng, bảo vệ rừng có trả phí. Từ đó, việc ngƣời Chil tham gia bảo vệ rừng trong quan hệ dịch vụ, đƣợc Nhà nƣớc trả tiền đ b t đầu từ những năm 1993. Tuy vậy, việc triển khai hoạt động theo mô hình này không đƣợc tổ chức chặt chẽ, tiền trả cho ngƣời dân thấp nên hiệu quả đƣa lại không cao. Rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại, “Người dân ở đây nghe theo lời Nhà nước đã tham gia trồng và bảo vệ rừng từ năm 1993. Trồng thông ở những vùng đồi trọc,

trong đó cây giống, gạo là của nhà nước. Nhà nước trả công trồng theo diện tích nhưng thấp lắm, không đủ sống nên người dân vẫn khai thác các sản phẩm từ rừng để kiếm thêm thu nhập”, ông Rả Ông Ha Tiện (65 tuổi, TT Lạc Dƣơng) nhớ lại.

Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách trồng và bảo vệ rừng, giúp cho những dân tộc tại chỗ ổn định cuộc sống đồng thời hạn chế sự phá rừng, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành các quyết định về hoạt động sinh kế từ rừng và hình thức chi trả cho dịch vụ môi trƣờng là một ví dụ điển hình. Thực chất của mô hình này xuất phát từ mô hình trồng và bảo vệ rừng nhƣng nay đƣợc tổ chức chặt chẽ và nhân rộng.

Phí chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là hoạt động đƣợc qui định trong Nghị định 99/2010/CĐ-CP về việc chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Theo đó, dịch vụ môi trƣờng rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng để đáp ứng các nhu cầu của x hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ nhƣ: a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi l ng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; b) Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống x hội; c) Hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; đ) Dịch vụ cung ứng b i đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản (Khoản 2, điều 4 của Nghị định 99).

Đặc biệt, khi Lang Biang trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới, việc nghiêm cấm khai thác, xâm hại về rừng và bảo vệ đa dạng sinh học ở đây trở nên chặt chẽ hơn. Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng cũng đƣợc đẩy mạnh nên ý thức của ngƣời Chil về rừng cũng thay đổi theo. Trƣớc kia, gia đình chị Lơ Mu K’Dòi (54 tuổi, Đƣng K’Nớ) cũng vào rừng săn b n, khai thác gỗ về làm nhà nhƣng hiện nay không còn nữa do đƣợc cán bộ thôn x , Mục sƣ tuyên truyền, giải thích, “Công tác tuyên truyền được cán bộ địa phương đến tận nhà, và trong năm có nhiều lần họp dân tại nhà cộng đồng để tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng. Họ tuyên truyền

cho người dân không được sắn bắt thú rừng, không chặt phá cây gỗ trong rừng, không đốt rừng làm rẫy, phải giữ gìn và bảo vệ rừng, dập lửa nếu có ai đó đốt rừng hay cháy rừng. Vì vậy mà mấy năm nay, dân ở đây không có phá rừng, bắt thú nữa, nếu phá rừng, bắt thú nữa kiểm lâm biết họ cho đi tù đó”. Chúng tôi tiến hành khảo sát 669 hộ gia đình ngƣời Chil, có 636 hộ trả lời là gia đình đƣợc các cấp chính quyền tuyên truyền về công tác bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng rừng, chiếm 95,1%.

Bảng 3.1: Tuyên truyền về bảo vệ đ ng/thực vật rừng

Ngƣời Tỷ lệ (%)

Có 636 95.1

Không 33 4.9

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH

Cơ quan tuyên truyền rất đa dạng bao gồm cán bộ thôn/x , lâm trƣờng/chủ quản rừng, lực lƣợng kiểm lâm, cán bộ huyện, đài phát thanh, truyền hình,…. Trong đó, cán bộ thôn/x đóng vai trò chính, thƣờng xuyên nhất, chiếm 41,7%, kế đến là lực lƣợng kiểm lâm với tỷ lệ 27,2%.

Bảng 3.2 Cơ quan tuyên truyền về bảo vệ rừng

Tên cơ quan truyên truyền Ngƣời Tỷ lệ (%)

Cán bộ thôn/xã 329 51.7

Lâm trƣờng/chủ quản rừng 100 15.7

Kiểm lâm 173 27.2

Cán bộ huyện/tỉnh 20 3.1

Đài phát thanh, truyền hình huyện/ tỉnh/ quốc gia 10 1.6

Cơ quan tuyên truyền khác 4 .6

Tổng 636 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Có rất nhiều hình thức tuyên truyền trong đó nổi bật nhất là họp dân chiếm 81,8% (520 ngƣời trả lời). Ngƣời Chil đa số đều theo đạo Tin Lành và họ rất tin tƣởng vào Cha, vào Chúa. Do đó, để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao các cấp

chính quyền đ kết hợp với Mục sƣ, Cha bên đạo để tuyên truyền cho ngƣời Chil hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng trong các buổi sinh hoạt tại nhà thờ.

Bảng 3.3: Hình thức tuyên truyền bảo vệ rừng

Hình thức tuyên truyền Ngƣời Tỷ lệ (%)

Họp dân 520 81.8

Tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình 50 7.9

Lƣu động 20 3.1

Hình thức tuyên truyền khác 46 7.2

Tổng 636 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Công tác tuyên truyền về công tác bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng rừng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nên ý thức của ngƣời Chil về bảo vệ rừng ngày càng đƣợc nâng cao. Trò chuyện với chúng tôi, chị H’Dịu (35 tuổi, Đa Sar) cho rằng, “việc cán bộ thôn xã đến tuyên truyền cho người dân đừng phát rừng là việc làm đúng đắn nên người dân nghe theo”.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên hiện nay việc khai thác rừng tự nhiên trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang gần nhƣ không còn nữa vì cộng đồng ngƣời Chil đ nhận thức đƣợc rằng rừng là của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc quản lý chứ không phải của riêng cộng đồng mình. Tuy nhiên, do sống phụ thuộc vào rừng từ bao đời nay nên việc Nhà nƣớc th t chặt trong quản lý rừng đ tác động rất lớn đến sinh kế, tâm lý của cộng đồng ngƣời Chil.

Để vừa bảo vệ môi trƣờng sinh thái rừng nhƣng đồng thời cũng đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngƣời Chil sống trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, UBND tỉnh Lâm Đồng đ ban hành các quyết định (Quyết định số 169/QĐ-UBND về việc

Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến các mục tiêu: 1) Duy trì và phát triển Khu DTSQ thế giới Langbiang... 2) Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động - thực vật quý hiếm có yêu cầu bảo tồn cao…; 3) Phát triển các hệ sinh thái rừng, nghiêm cấm tác động bất lợi vào rừng tự nhiên,… 4) Nâng cao hơn nữa

nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết hài hòa lợi ích giữa cộng đồng địa phƣơng…; Quyết định số 786/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch 05 năm (2018-2022) quản lý khu DTSQ thế giới Lang Biang. Mục tiêu của Quyết định này nhấn mạnh đến việc “thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của ngƣời dân và phát triển kinh tế, g n liền với các mục tiêu phát triển bền vững…; định hƣớng, xây dựng các hoạt động/chƣơng trình/dự án để phát triển khu DTSQ”. Các hoạt động ƣu tiên của kế hoạch này gồm 24 chƣơng trình, trong đó những chƣơng trình cơ bản nhƣ 1) Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng; 2) Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu DTSQ; 3) Xây dựng mô hình quản lý hợp tác đối với quản lý tài nguyên rừng; 4) Đề xuất cơ chế kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa; 6) Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thuộc phạm vi khu DTSQ;… Các chƣơng trình lần lƣợt đƣợc triển khai ngay sau khi Quyết định có hiệu lực. Trong đó, có những chƣơng trình đ đƣợc thực hiện trƣớc đó nhƣ tuyên truyền công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa, chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng…) nhằm tạo ra những hoạt động sinh kế từ rừng phù hợp với sự phát triển bền vững cho cả hiện tại lẫn tƣơng lai. Trong đó nổi bật là hoạt động sinh kế bảo vệ rừng hay còn gọi là tham gia nhận phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng vào năm 2017, đối tƣợng đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng gồm nhiều đơn vị, trong đó có cả đơn vị thuộc chủ rừng nhà nƣớc (30 đơn vị), doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nƣớc thuê đất, thuê rừng… (396 doanh nghiệp); đặc biệt, có hơn 2.000 hộ dân của các tộc ngƣời thiểu số tại chỗ thuộc các tộc ngƣời Chil, Lạt, Sre, M’nông, Mạ… cùng tham gia vào dịch vụ môi trƣờng rừng. Tổng diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn là 379.660 ngàn ha.

Điều kiện để đƣợc tham gia vào tổ giữ rừng phải là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định làm sinh kế bền vững, ít đất canh tác, có nhân khẩu lao động trên 20 tuổi, dân tộc thiểu số sống ở Lang Biang đều đƣợc tham gia vào dịch vụ môi trƣờng rừng và đƣợc Nhà nƣớc chi trả chi phí.

Đây đƣợc xem là loại hình sinh kế mới liên quan đến môi trƣờng rừng ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Ngƣời Chil là cƣ dân địa phƣơng, thuộc nhóm dân tộc thiểu số nên cũng đƣợc tham gia vào lại hình này.

Sự thay đổi tính chất cộng sinh với rừng nhằm thích nghi, phù hợp với xu thế lịch sử, thời đại, tri thức x hội và hƣớng đến khả năng hội nhập đ dẫn đến thay đổi cả hệ thống quan niệm, thay đổi hệ thống tri thức địa phƣơng. Và qua đó, nhiều tập tục, tập quán, bản s c văn hóa cũng thay đổi theo. Đối với cộng đồng ngƣời Chil ở Lang Biang hiện nay, việc phân định rừng thiêng, rừng ma, rừng thuộc sở hữu của cộng đồng chỉ còn lại trong tâm thức của những ngƣời lớn tuổi. Những ngƣời ở tuổi trung niên (dƣới 50 tuổi) trở xuống, đa phần có nhận thức khác thế hệ trƣớc về rừng. Họ không sợ thần linh, không sợ ma, không sợ phạt vạ. Họ hiểu rằng, rừng không của riêng dòng tộc, bon làng hay tộc ngƣời. Rừng và đất đai là của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nƣớc quản lý, ngƣời dân không đƣợc chặt cây trong rừng hay săn b n nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng luật pháp.

Quan điểm này đƣợc các cấp chính quyền tuyên truyền thƣờng xuyên đ tác động đến nhận thức của ngƣời Chil, nên những ngƣời ở tuổi trung niên hoặc nhỏ hơn luôn tin, rừng không phải của họ, không phải của cộng đồng họ, mà của Nhà nƣớc, họ đƣợc thuê để giữ, để không bị cháy rừng, không cho ngƣời khác đến phá và sẽ đƣợc trả tiền thuê giữ rừng.

Khi tham gia vào dịch vụ môi trƣờng rừng, mỗi hộ đƣợc chi trả một khoản kinh phí nhất định. Qua thông tin thu thập tại địa bàn, trƣớc khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, việc giữ rừng đƣợc trả 190 ngàn/1ha/1 năm, nhƣng kể từ năm 2016 đến nay, số tiền này đ tăng lên 450 ngàn/1ha/1năm, và đƣợc trả theo quí. Mỗi quí trả một lần thông qua cán bộ lâm nghiệp x . Đây đƣợc xem là nguồn thu nhập tƣơng đối ổn định đối với ngƣời Chil vì nó có thể giải quyết đƣợc cơ bản về vấn đề lƣơng thực trong cuộc sống.

Việc giữ rừng cũng đem lại một phần thu nhập cho người dân. Mỗi hộ cứ 3 tháng thì được lãnh trung bình 3 đến 4 triệu đồng, tùy vào diện tích rừng. Số tiền này cũng đủ mua gạo, muối; nếu chịu khó làm thêm thì cũng không bị đói. [PVS Rơ

Ông K’Phang, 39 tuổi, Đƣng K’nớ]

Thu nhập từ bảo vệ rừng khá ổn định nên có thể lo cho mấy đứa nhỏ học hành. [PVS Kơ Dong Ha Thoát, 45 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Ngoài thu nhập từ bảo vệ rừng, thì vẫn được Nhà nước cho khai thác các loại cây củ từ rừng như: nấm, rau rừng, các cây nhỏ để làm các cuốc, lan rừng,…. nên thu nhập cũng khá. [PVS Rảông Hạ Tiện, 65 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Qua khảo sát 669 hộ ngƣời Chil thì có 378 hộ trả lời có tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, chiếm 56,5%.

Bảng 3.4 Gia đình có thành viên tham gia ảo vệ rừng

Trả lời Ngƣời Tỷ lệ (%)

Có 378 56.5

Không 291 43.5

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên tham gia nhận bảo vệ rừng có sự khác nhau khi chúng tôi phân chia theo vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển. Cụ thể:

+ Vùng l i: Trong 286 ngƣời tham gia khảo sát có 231 ngƣời trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 80,8%.

+Vùng đệm: Trong 272 ngƣời tham gia khảo sát có 126 ngƣời trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 46,3%.

+Vùng chuyển tiếp: Trong 111 ngƣời tham gia khảo sát có 21 ngƣời trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 18,9%.

Qua điền d tại địa bàn chúng tôi đƣợc biết, trung bình mỗi hộ dân nhận quản lý khoảng 25 – 30 ha rừng. Tùy số lƣợng hộ trong mỗi thôn mà chia thành tổ, tuy nhiên trung bình khoảng 10 hộ sẽ thành một tổ. Ở những khu vực đông dân cƣ, diện tích rừng lớn hơn thì sẽ là 20 hoặc 25 hộ/tổ. Mỗi tổ có một tổ trƣởng và một tổ phó do các tổ viên bầu ra, chịu trách nhiệm với bộ phận lâm nghiệp của x . Việc kiểm tra, kiểm soát, chăm sóc rừng, ngƣời nhận khoán rừng không đƣợc tự ý thực hiện đơn lẻ. Tùy thuộc vào mỗi tổ, số ngƣời đi vào rừng để bảo vệ, canh giữ nhiều

hay ít khác nhau, thƣờng từ 15 đến 20 ngƣời đi một lần. Những ngƣời đi rừng đều là nam giới, có sức khỏe. Mỗi lần đi phải tốn thời gian từ một tuần đến 10 ngày, nên phải chuẩn bị nhiều lƣơng thực và các vật dụng cần thiết đi kèm. Vào mùa mƣa, tổ chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm đi một ngày, sáng đi chiều về, không qua đêm trong rừng, để phòng tránh rủi ro, tai nạn. Những tháng mùa n ng, các nhóm phải luân phiên thƣờng xuyên có mặt trong rừng dƣới sự giám sát của cán bộ lâm nghiệp x , bộ phận kiểm lâm. Công việc của những ngƣời này là bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, không cho ngƣời lạ xâm hại diện tích rừng thuộc khu vực mình quản lý, kể cả bản thân cũng không đƣợc xâm hại đến rừng mà mình đƣợc giao bảo vệ. Những ngƣời tham gia vào công việc này đều ý thức rất cao về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, “Chính sách Nhà nước là khoán rừng cho người dân bảo vệ, không thuộc sở hữu của riêng ai. Mỗi hộ chăm sóc và bảo vệ 20-35 ha rừng, khu vực của hộ nào bị phá hoại thì hộ đó bị giảm tiền bảo vệ rừng, thậm chí không

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong-đã chuyển đổi (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w