Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong-đã chuyển đổi (Trang 117 - 119)

7. Kết cấu của luận án

4.1.1. Chính sách đất đai

Trong hàng ngàn năm, đất đai thuộc quyền sở hữu cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng đƣợc quyền chiếm hữu, canh tác, khai thác luân phiên trên các vùng đệm, vùng rừng chồi và một phần rừng l i. Ranh giới chiếm hữu có tính chất quy ƣớc, không mang tính chất khế ƣớc, không có tính định lƣợng. Tuy không có quy định sở hữu, nhƣng quyền chiếm hữu, khai thác của từng hộ gia đình đối với khu vực đất rừng và các tài nguyên tự nhiên trên đất là tƣơng đối bền vững, có tính cộng sinh cao.

Sau giải phóng 1975, luật đất đai sửa đổi qua từng giai đoạn, kể cả gần nhất là luật đất đai 2013 đ không tính đến, không thỏa m n hình thái chiếm hữu đặc thù đ tồn tại này. Đất đai đƣợc Nhà nƣớc quy định là sở hữu toàn dân. Diện tích chiếm hữu trong hình thức quy ƣớc bị b i bỏ, ngƣời Chil cũng nhƣ các dân tộc khác trong khu vực và cả nƣớc chỉ đƣợc quyền chiếm hữu trong một diện tích rất nhỏ, theo khung định lƣợng. Ba khu vực đất đai sinh sống, sản xuất canh tác và thực hành tín ngƣỡng bị tách rời nhau. Luật đất đai chỉ thừa nhận quyền chiếm hữu trên diện tích đất ở (thổ cƣ), thu hẹp dần và cố định hóa quyền chiếm hữu đất khai thác, sản xuất. Phần rừng l i, rừng già, rừng thiêng truyền thống g n với quan niệm và thực hành

tín ngƣỡng hoàn toàn thuộc về “quy hoạch”, ngƣời dân địa phƣơng bị mất quyền chiếm hữu truyền thống. Lối sống du canh du cƣ không thể tiếp tục. Tập quán hƣu canh, bỏ hoang cho đất nghỉ và tự hồi sinh rừng tự nhiên không thể thực hiện vì quỹ đất sản xuất không còn đủ bảo đảm nhu cầu trồng trọt, canh tác để cung cấp đủ lƣơng thực. Việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng không thuộc khu vực đất sản xuất bị cấm hoàn toàn. K o theo đó, hệ tín ngƣỡng vật linh, đa thần của ngƣời Chil cũng dần phai mờ và biến mất, vì không có hệ sinh thái văn hóa – tín ngƣỡng để duy trì.

Thực trạng phá vỡ cấu trúc đất đai và phƣơng thức sản xuất nông nghiệp trên đất này càng trở nên gay g t hơn khi nhà nƣớc quốc hữu hóa đất đai triệt để, giao các khu vực rừng cho các lâm trƣờng, nông trƣờng quản lý, đặc biệt là sau khi khu vực Lang Biang đƣợc công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mục đích giữ rừng, duy trì mật độ che phủ, bảo tồn hệ động thực vật vƣờn quốc gia, bảo tồn nguồn gen tự nhiên địa phƣơng là tích cực, cần thiết cho quá trình phát triển chung theo hƣớng bền vững, nhƣng nó lại xung đột sâu s c với quyền lợi, tập quán canh tác, phƣơng thức tự cung tự cấp của cộng đồng ngƣời Chil nói riêng, các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên nói chung. Gián tiếp, nó tác động sâu s c và làm thay đổi căn bản các đặc trƣng văn hóa, tín ngƣỡng của đồng bào.

Để tiếp tục duy trì cuộc sống, ngƣời Chil buộc phải thay đổi nhiều trong cả truyền thống sản xuất lẫn phƣơng thức canh tác. Sự phát triển của các loại hình trồng trọt định canh định cƣ, các hoạt động canh tác nƣơng rẫy du canh du cƣ trong truyền thống của ngƣời Chil ngày càng thu hẹp và đến nay đ hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, họ phải canh tác cố định. Các loại cây trồng phục vụ đời sống tự cung tự cấp nhƣ lúa, b p, đậu… đƣợc giảm dần, thay vào đó là các loại cây công nghiệp, trồng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhƣ cà phê, chè, các loại rau củ chuyên canh, hoa…v.v. Sự thay đổi này đ diễn ra đồng loạt, diễn ra trong quy mô đến từng hộ gia đình. Thay đổi tập quán canh tác đ giúp cộng đồng ngƣời Chil thích nghi dân với hƣớng sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những tác động làm thay đổi nhiều “ký ức văn hóa”, phần nào làm

nhạt dần một số “cảm xúc dân tộc” của ngƣời Chil đối với một số loại cây trồng (và cả vật nuôi) truyền thống.

Để tăng lợi nhuận từ sản xuất, việc xen canh, thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đ trở thành yêu cầu b t buộc, thông qua sự hƣớng dẫn của các cơ quan, tổ chức khuyến nông. Mặt khác, việc sản xuất trồng trọt cũng không thể tiến hành theo hình thức tự phát, dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm mà buộc phải theo quy trình tổ chức, mùa vụ... r ràng mới có thể đạt hiệu quả. Thay cho kinh nghiệm, ngƣời Chil đ tiếp nhận nhiều kiến thức, phƣơng pháp canh tác mới, hiện đại từ sự hƣớng dẫn của các cơ quan khuyến nông, sự chuyển giao kỹ thuật, yêu cầu của các tổ chức, cá nhân đặt hàng hàng hóa và từ sự học hỏi, đƣợc đào tạo đến từng cá nhân ngƣời lao động. Một số tri thực địa phƣơng, kinh nghiệm truyền thống và cả tập tục đời sống đ đƣợc chấp nhận l ng quên và thay thế.

Để tăng năng suất cây trồng ngƣời Chil thƣờng sử dụng phân bón, các loại thuốc trừ sâu… Ứng dụng khoa học, kỹ thuật thời đại trong lý thuyết sinh thái học văn hóa, ngƣời Chil đ b t nhịp và thực hành khá tốt. Tuy nhiên, bản thân cộng đồng vì thế cũng đ vấp phải những thách thức thời hiện đại nhƣ các dân tộc khác, r nhất là đ góp phần làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, biến đổi hệ sinh thái nhanh hơn...

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong-đã chuyển đổi (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w