7. Kết cấu của luận án
3.3. Biến đổi trong hình thức trao đổi hàng hóa
Sau 1975, đặc biệt là từ khi đất nƣớc tiến hành đổi mới (1986) lĩnh vực trao đổi hàng hóa có sự biến đổi mạnh mẽ nhất. Hình thức vật đổi vật trong truyền thống dần mờ nhạt thay vào đó là việc sử dụng đồng tiền Việt Nam trong trao đổi hàng hóa ngày càng phổ biến.
Sự xuất hiện của đồng tiền trong trao đổi hàng hóa là nhân tố thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán giữa ngƣời Chil và các dân tộc khác. Các dân tộc khác mua lại tất cả các sản vật mà ngƣời Chil khai thác đƣợc từ rừng và ngƣời Chil cũng mua những thứ cần dùng bằng tiền Việt Nam. Việc bán nƣơng rẫy, bán nông sản, gia súc, … để lấy tiền đồng Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều trong cộng đồng ngƣời Chil và các dân tộc khác.
Mặt khác, do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đi lại tiện lợi nên các dịch vụ buôn bán nhỏ, kinh tế hàng hóa đ len lỏi kh p các vùng sâu vùng xa trong đó có vùng ngƣời Chil sinh sống. Ngoài ra, hệ thống chợ đƣợc hình thành và ngày càng phát triển đ kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất hàng hóa của ngƣời Chil.
Hiện nay, kinh tế thị trƣờng đ xâm nhập mạnh vào đời sống kinh tế của ngƣời Chil. Quan hệ tiền tệ đ thay thế cho phƣơng thức vật đổi vật trong truyền thống. Việc trao đổi, mua bán ở chợ diễn ra phổ biến, nhất là ở các thị trấn, xã gần trung tâm. Với những làng ở xa trung tâm, việc mua bán chủ yếu diễn ra ở hệ thống các quán tạp hóa, địa điểm kinh doanh do các hộ gia đình mở bán. Điều đáng chú ý là gần nhƣ tất cả các địa điểm kinh doanh này đều do ngƣời Kinh làm chủ, điều hành. Đặc biệt, kể từ khi cây cà phê trở thành cây trồng chính ở khu vực Tây Nguyên đ có nhiều ngƣời Kinh di cƣ đến và mở các đại lý thu mua đồng thời cung ứng các loại phân bón, giống, thuốc, và các nông cụ,… phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con. Trong các thôn ngƣời Chil hiện nay, thƣờng có một vài cơ sở thu mua nông sản khá lớn, đa phần là của ngƣời Kinh. Đây đồng thời cũng là nơi cung cấp các dịch vụ vật tƣ nông nghiệp (phân bón, máy móc) và tín dụng cho ngƣời dân.
Việc sinh sống cận cƣ với những hộ ngƣời Kinh trên địa bàn đ giúp cho ngƣời Chil giao lƣu học hỏi đƣợc kinh nghiệm sản xuất, làm ăn buôn bán… giúp bà con chủ động hơn trong các hoạt động sinh kế của mình. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ở các khu vực gần trục giao thông, gần trung tâm, vùng đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ (nhƣ thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng), một số hộ gia đình ngƣời Chil cũng đ tham gia vào các hoạt động thƣơng mại dịch vụ nhƣ: mở cửa hàng bán cà phê - giải khát, ăn uống, tạp hóa,... “Mình mới mở quán tạp hóa này được 2 – 3 năm. Buôn bán cho vui thôi, chủ yếu là để trông con nhỏ. Chồng vẫn làm rẫy trồng cà phê. Thu nhập chính của gia đình mình là từ cà phê. Nhưng mấy năm gần đây cà phê giá không ổn định. [PVS MiSa, 35 tuổi, TT Lạc Dƣơng]
Qua điền dã tại địa bàn chúng tôi nhận thấy, nhìn chung quy mô tham gia hoạt động thƣơng mại của ngƣời Chil vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính chất thời vụ, khả năng cạnh tranh thấp. Với hầu hết các gia đình này, các hoạt động sinh kế thƣơng mại, dịch vụ vẫn là loại hình kinh tế phụ, ăn theo sinh kế sản xuất nông nghiệp. Sinh kế chính của gia đình vẫn dựa vào kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, sự xuất hiện các loại hình hoạt động kinh tế dịch vụ cũng đ thể hiện đƣợc khả năng thích nghi và hội nhập của ngƣời Chil ở những khu vực này với những chuyển đổi không gian và bối cảnh kinh tế - xã hội của quá trình đô thị hóa
Trong khi đó, tại các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa, các hoạt động buôn bán, dịch vụ vẫn chủ yếu nằm trong tay ngƣời Kinh. Theo kết quả khảo sát, trong 669 ngƣời đƣợc hỏi, chỉ có 6 ngƣời Chil làm nghề buôn bán (chiếm tỷ lệ 0.6%). Có thể nói, mặc dù đ có một thời gian dài tiếp xúc với phƣơng thức trao đổi hàng hóa thông qua quá trình chuyên canh cây công nghiệp, nhƣng đến nay ngƣời Chil tại nhiều địa phƣơng vẫn còn khá xa lạ với loại hình công việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Đặc tính tự cung, tự cấp vẫn còn in đậm trong tƣ duy, tâm lý của cộng đồng cƣ dân này. Sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa, hoạt động thƣơng mại – dịch vụ vẫn mang tính chất sinh kế thâm nhập, không nằm trong tay cƣ dân địa phƣơng. Họ tiếp nhận loại hình sinh kế này trong tƣ thế bị động.
3.4. M t số hình thức sinh kế mới
Những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Lang Biang trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong cộng đồng ngƣời Chil nói riêng và toàn bộ những dân tộc sinh sống cùng địa bàn xuất hiện một số hoạt động sinh kế mới nhƣ đi làm thuê, làm công nhân ở các công ty du lịch, bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch ở Khu du lịch Lang Biang, tham gia các hoạt động hậu cần, dịch vụ du lịch nhỏ lẻ khác,…
3.4.1. Các hoạt động phục vụ du lịch cộng đồng
Thành phố Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng nói chung là thƣơng hiệu du lịch nổi tiếng của cả nƣớc, hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế. Trong các tài nguyên du lịch của địa phƣơng, bản s c văn hóa truyền thống của các dân tộc địa phƣơng đƣợc xem là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng. Các sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc đề cập đến: Lễ hội truyền thống, âm nhạc cồng chiêng, văn hóa ẩm thực, các sản phẩm thủ công truyền thống...
Cồng chiêng là không gian văn hóa tinh thần của ngƣời đồng bào ở Tây Nguyên nói chung, của các dân tộc ở Lang Biang nói riêng. Cồng chiêng thƣờng xuất hiện trong một số nghi lễ, hoạt động văn hóa của đồng bào và trở thành sản phẩm đặc trƣng để phục vụ khai thác du lịch. Do đó, biểu diễn cồng chiêng không chỉ có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của ngƣời đồng bào mà còn là để phục vụ du khách.
Tận dụng đƣợc thế mạnh đó, ngƣời dân sinh sống dƣới chân núi Lang Biang, thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng đ có những hoạt động hƣớng đến dịch vụ du lịch với mô hình du lịch văn hóa cồng chiêng. Một số ngƣời có vốn và khả năng tổ chức đ đầu tƣ xây dựng sân khấu biễu diễn, sân b i đậu ô tô, tập hợp đội đánh cồng chiêng, đội múa để tổ chức thành điểm biểu diễn cồng chiêng.
Hiện nay, tại thị trấn Lạc Dƣơng, có khoảng11 đội nhóm hoạt động cồng chiêng, mỗi nhóm có khoảng 20 ngƣời trong đó có 6 ngƣời đánh cồng chiêng những ngƣời còn lại nhảy múa hay đánh những loại đàn khác. Đa phần là những nghệ nhân cồng chiêng và thanh niên nam nữ hoạt động bán chuyên nghiệp (ban ngày tham gia lao động sản xuất, ban đêm tập luyện và biểu diễn phục vụ du lịch). Các cơ sở này
thƣờng liên hệ với các công ty du lịch tổ chức các tour đƣa du khách đến xem văn hóa cồng chiêng, múa truyền thống kết hợp với các nhạc cụ và dân vũ hiện đại. Ngoài ra, các đội cồng chiêng, đội múa còn tham gia phục vụ tại các địa điểm du lịch của Đà Lạt nhƣ Đồi Mộng Mơ, Thung lũng Tình yêu, Vƣờn hoa Thành phố, Làng Cù Lần,… hoặc phục vụ âm nhạc cho đám cƣới ở trong vùng. Tuy vậy, các hoạt động này chỉ mới tập trung ở thị trấn Lạc Dƣơng - nơi tiếp giáp thành phố Đà Lạt, có thế mạnh về du lịch và đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, chứ chƣa phổ biến ở các nơi khác của tỉnh Lâm Đồng.
Những hoạt động phục vụ du lịch cộng đồng đ giúp giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng nói chung, ngƣời Chil nói riêng. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động này bà con còn đƣợc thâm nhập, trang bị kiến thức, kỹ năng trong hoạt động du lịch, giúp có thêm hiểu biết chủ động khai thác thế mạnh du lịch cộng đồng, góp phần cải thiện sinh kế, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
Ngoài tham gia phụ vụ các lễ hội cồng chiêng, một số ngƣời Chil còn tham gia bán các mặt hàng thổ cẩm phục vụ khách du lịch. Một số sản phẩm đặc trƣng của ngƣời Chil đƣợc bày bán khá nhiều trên khu du lịch Lang Biang. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ thị hiếu của du khách các mặt hàng thổ cẩm đƣợc cải tiến đa dạng về chủng loại cũng nhƣ mẫu mã. Hiện nay, tại khu du lịch Lang Biang có khoảng 3 – 5 ngƣời Chil tham gia bán mặt hàng thổ cẩm và đó chính là nguồn thu nhập chính của họ. Ngoài ra, vào những dịp lễ hội, mùa hè,… khi lƣợng khách du lịch đông số ngƣời Chil tham gia bán các mặt hàng thổ cẩm cũng gia tăng. Số lƣợng sản phẩm bán đƣợc cũng tùy ngày, tùy mùa, vào các dịp nhƣ lễ tết, mùa hè… sẽ bán đƣợc nhiều hơn. Chị Chil Nup B’Sa (40 tuổi, TT Lạc Dƣơng) cho biết do phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nên nguồn thu nhập từ bán hàng thổ cẩm cũng bấp bênh “Trung bình ngày lời được từ 100 – 200 ngàn, cũng có những ngày không bán được cái nào. Thu nhập bấp bênh nhưng vì sức khỏe không tốt nên không thể đi làm thuê nên đành đi bán hàng này kiếm sống qua ngày”.
Tuy đ có sản phẩm hàng hóa tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, nhƣng thực tế, là một cộng đồng dân tộc nhỏ, nhân khẩu không đông, sản phẩm của đồng bào Chil vẫn ít ỏi, hòa lẫn với sản phẩm cùng loại của nhiều dân tộc khác trong khu vực. Chƣa có sản phẩm, nhóm sản phẩm mang đặc thù riêng của ngƣời Chil để có thể tạo dựng, phát triển thành thƣơng hiệu riêng. Điều đó cũng đồng nghĩa, ngƣời Chil chƣa thể hình thành nên làng nghề truyền thống, nhóm nghề truyền thống để tham gia thị trƣờng, điều có thể tìm thấy ở gốm Bầu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp của ngƣời Chăm Ninh Thuận.
Nhìn ở khía cạnh tích cực, mặc dù các hoạt động phụ vụ du lịch của ngƣời Chil hiện nay chƣa đƣợc chuyên nghiệp, vẫn còn mang tính tự phát, manh múm nhƣng nó cũng đƣợc xem là một loại hình sinh kế mới, đem lại nguồn thu nhập nhất định cho một bộ phận ngƣời Chil trong xu thế hội nhập nhƣ hiện nay.
Một giải pháp khả thi trong việc phát huy tri thức địa phƣơng vào việc phát triển và hội nhập cho ngƣời Chil là việc nhận thức lại cách thức phát triển. Nếu khả năng phát triển tri thức cộng động chƣa đủ đáp ứng yêu cầu b t kịp và đồng hành, nhà nƣớc, chính quyền, các tổ chức xã hội và bản thân từng cá nhân ngƣời Chil cần chú trọng việc phát huy phần kỹ năng. Nếu chƣa thể thay đổi ngành nghề lao động, cần tổ chức để thay đổi thuộc tính của sản phẩm lao động sản xuất theo ngành. Các sản phẩm đan lát, dệt, chế biến nông – lâm trƣớc đây là công việc của mọi ngƣời. Nó g n với việc phục vụ đời sống hàng ngày, tạo ra dụng cụ lao động, quần áo, công cụ săn b t, hái lƣợm… Thì nay, cũng những vật dụng đó, nên đƣợc chế tác để trở thành đồ thủ công mỹ nghệ, vật phẩm trang trí, hàng lƣu niệm, các loại đặc sản dịch vụ trong du lịch và tiêu dùng cung cấp cho cộng đồng, địa phƣơng khác. Hƣớng đi này sẽ giúp nâng cao đáng kể giá trị sản phẩm làm ra, nâng cao giá trị hàng hóa và công lao động. Những sản phẩm từ đan lát nhƣ nơm, lờ, trúm, gùi,… thay vì để b t cá, lƣơn; lƣỡi mác, dao để chặt cây phát cỏ; cung, nỏ để đi săn; các loại lồng, hộp để đựng thức ăn vật dụng, nay cần đƣợc sản xuất thành hàng lƣu niệm, trang trí… Việc sản xuất, chế tác không còn tự phát theo nhu cầu mà nên tổ chức theo đơn đặt hàng, và nên có bộ phận nghiên cứu, tiếp thị,… Nhân lực lao
động cho mỗi nghề sẽ ít hơn, nhƣng mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao, cũng sẽ giúp sản phẩm làm ra tốt hơn, nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, thay đổi thuộc tính, mục đích sử dụng cũng là cách tạo ra các nhóm nghề, nhóm lao động chuyên môn khác biệt, góp phần tái cấu trúc lại ngành nghề, công việc. Đây là cách thức thay đổi bộ phận cấu trúc hợp lý để tạo ra diện mạo hệ thống mới cho cả cộng đồng, nâng cao khả năng hội nhập và phù hợp hệ sinh thái cho cộng đồng ngƣời Chil, tạo ra một cơ hội phát triển trong tƣơng lai.
3.4.2. Các sinh kế khác
Lao động làm thuê
Trong truyền thống, tính cố kết cộng đồng của ngƣời Chil rất cao. Họ thƣờng giúp đỡ nhau qua lại trong cuộc sống nói chung, chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp mùa vụ. Thƣờng khi một gia đình trong bon cần ngƣời phát rẫy, thu hoạch mùa màng,… những gia đình khác trong bon không cần có mối quan hệ họ hàng vẫn sẵn sàng hỗ trợ nhau theo kiểu vần công, đổi công, “hôm nay nhà anh có việc tôi giúp, lần sau nhà tôi có việc anh giúp lại”. Trong truyền thống, sự giúp đỡ qua lại này không kèm theo điều kiện nhƣng nó cũng là tiền thân cho hoạt động làm thuê – trả công sau này.
Sau năm 1975, Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng xây dựng Tây Nguyên thành địa bàn vững ch c về an ninh quốc phòng và thành vùng trọng điểm về kinh tế. Chính phủ triển khai một số chủ trƣơng, chính sách nhƣ định canh định cƣ, di dân xây dựng kinh tế mới, phát triển các nông lâm trƣờng quốc doanh,... Trong đó chính sách định canh định cƣ (ĐCĐC) là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc với mục đích ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cƣ, bảo vệ hệ sinh thái miền núi. Để tăng cƣờng lực lƣợng lao động cho vùng Tây Nguyên, Nhà nƣớc đ tổ chức các cuộc di dân lớn. Ngoài các cuộc di dân do Nhà nƣớc tổ chức, thì các cuộc di dân tự do đến Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng cũng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực nhƣ tăng nguồn lực lao động cho nơi đến, mang nhiều loài giống cây con cũng nhƣ các kỹ thuật mới,… thì làn sóng di cƣ này cũng tác động tiêu cực đến các dân tộc tại
chỗ ở Lâm Đồng, trong đó có ngƣời Chil. Một bộ phận khá lớn ngƣời di cƣ, nhất là khối di cƣ tự do, tự phát đ vào sâu trong các vùng dân tộc tại chỗ sinh sống để phá rừng làm nƣơng rẫy, định cƣ trái ph p. Họ tự ý lấn chiếm, chiếm hữu đất, rừng, phá vỡ cấu trúc rừng già (khu vực tâm linh, tôn thờ) – rừng đệm (khu vực tín ngƣỡng, nơi thực hành tín ngƣỡng) – rừng ma (khu vực an táng ngƣời chết) – rừng chồi (khu vực sản xuất, canh tác) truyền thống của ngƣời Chil.
Sự tác động lấn chiếm này không chỉ khiến thu hẹp môi trƣờng sinh kế của ngƣời Chil và một số dân tộc địa phƣơng, nó còn phá vỡ cấu trúc không gian sinh tồn – văn hóa – tín ngƣỡng truyền thống của đồng bào. Nó tạo ra thực trạng nhân mãn gay g t ở khu vực Tây Nguyên. Trong đó, diện tích đất, rừng/ngƣời không chỉ tính theo nhu cầu tƣ liệu sản xuất, diện tích cƣ trú nhƣ ở khu vực đồng bằng mà còn phải thỏa mãn các yếu tố thuộc về không gian sinh tồn. Khi hoạch định chính sách và chủ trƣơng di dân, di cƣ các dân tộc ngoại địa phƣơng, nhà nƣớc chƣa nghiên cứu đầy đủ về vấn đề không gian sinh tồn, với đất, với rừng. Do đó, tranh chấp giữa những ngƣời là dân tộc địa phƣơng với những ngƣời di dân tự do đ xảy ra gay g t.