2.1. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp liên
2.2.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về lập và thực hiện kế hoạch
bảo vệ môi trường
Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã có các Báo cáo mơi trường quốc gia, tuy nhiên số liệu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm môi trường không được đề cập trong các báo cáo này. Mỗi một năm sẽ có một chủ đề nhất định, ví dụ như năm 2005 (Đa dạng sinh học); 2006 (Hiện trạng môi trường nước ba lưu vực sông: Cầu,
Nhuệ, Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai); năm 2007 (Mơi trường khơng khí đơ thị Việt Nam); 2008 (Môi trường làng nghề Việt Nam); 2009 (Môi trường khu công nghiệp Việt Nam); 2010 (Tổng quan môi trường Việt Nam); 2011 (Chất thải rắn); 2012 (Báo cáo môi trường nước mặt); 2013 (Mơi trường khơng khí); 2014 (Mơi trường nơng thơn). Việt Nam đã có quy định về trách nhiệm mơi trường trong văn bản pháp luật, tuy nhiên chưa có số liệu nào thống kê tình hình thực hiện của các doanh nghiệp, ví dụ: số doanh nghiệp lập Báo cáo đánh giá tác động mơi trường, số doanh nghiệp có cán bộ, bộ phận môi trường, tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm môi trường.
Bên cạnh đó, một số giải thưởng, hoạt động liên quan đến TNXH nhằm tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH trong đó nổi trội là trách nhiệm mơi trường phải kể đến như: Hội đồng Trách nhiệm Xã hội Việt Nam, tên quốc tế là Vietnam Responsible Care Council (VRCC) là một tổ chức chuyên mơn của Hội Hóa học Việt Nam - Thành viên của tổ chức TNXH châu Á - Thái Bình Dương (APRO), tập hợp sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Hội đồng Trách nhiệm Xã hội Việt Nam có logo riêng và trụ sở làm việc tại Văn phịng Hội Hóa học Việt Nam. Chức năng của VRCC là tập hợp, khuyến khích, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, sức khỏe, an toàn ở các đơn vị thành viên. Từ 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giầy, Dệt may tổ chức giải thưởng TNXH “TNXH hướng tới sự phát triển” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác TNXH trong bối cảnh hội nhập. TNXH của DN đang là xu thế ngày càng lớn mạnh trên thế giới nhưng vẫn còn rất mới ở Việt Nam, mới chỉ tập trung chủ yếu ở ngành da giầy và may mặc. Hai ngành xuất khẩu này thực hiện TNXH của doanh nghiệp cũng là do yêu cầu của các khách hàng nước ngoài. Năm 2009 giải thưởng này đã phát triển rộng ra cho các doanh nghiệp ngoài ngành Da giầy và May mặc gọi là“Giải thưởng Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp năm
nghiệp thực hiện tốt TNXH của DN và nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của TNXH của DN đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH của doanh nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả trong quản lý lao động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng. Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam đều có thể đăng ký tham dự giải thưởng tại một trong hai lĩnh vực: Môi trường
và Lao động. Cho đến nay, giải thưởng đã được tổ chức 5 lần (2005, 2006, 2007, 2009, 2012) thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam chủ trì phối hợp với Hiệp hội Da giày, Viện Bảo hộ lao động, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ thực hiện dự án “Sáng kiến liên kết các doanh nghiệp” được tiến hành tại 10 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ thuộc ngành dệt may, da giày để giúp các cơ sở này xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn TNXH. Tháng 10 năm 2014, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng Cục thống kê, Trường Đại học Copenhagen đưa ra Báo cáo “Năng lực
cạnh tranh và công nghệ cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013” nhằm mục
đích tìm hiểu mức độ thay đổi hành vi TNXH của các doanh nghiệp tại Việt Nam và mức độ lồng ghép TNXH vào chiến lược kinh doanh. Ba nhóm yếu tố đã được xem xét đến tận mức độ các doanh nghiệp: tuân thủ tự nguyện các tiêu chuẩn về lao động và mơi trường; có chiến lược TNXH bài bản ở các cấp quản lý và vượt lên trên quy định hiện hành; tham gia vào các hoạt động cộng đồng không liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp (trên mức tuân thủ). Thông tin về các yếu tố đó được sử dụng để thiết lập bộ chỉ số TNXH nhằm kiểm tra mức độ thực hiện hoạt động TNXH của doanh nghiệp.
Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc là một mạng lưới về chính sách, chiến lược cho các doanh nghiệp cam kết đồng nhất những hoạt động, chiến lược kinh doanh theo 10 nguyên tắc về quyền con người, cải thiện điều kiện lao động, ủng hộ môi trường và chống tham nhũng, bao gồm 12.000 thành viên ở 145 quốc gia. Năm 2007, Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam (Global Compact Network Việt Nam) được thành lập. Đây là liên minh của các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ
chức chính phủ, trường đại học và các học viện tại Việt Nam hướng đến mục tiêu hỗ trợ các thành viên thực hiện TNXH tại Việt Nam. Đến nay đã có 95 thành viên. Với sự tham gia của các nhà tư vấn trong và ngồi nước, Chương trình Quan hệ Đối tác của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đã tài trợ xây dựng cuốn “Sổ tay
TNXH” nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có trách
nhiệm hơn với môi trường và xã hội. Hướng dẫn này đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi nó chi tiết và cụ thể về cách thực hiện TNXH.