Đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp liên quan tới mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 80)

trường ở Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Thành công thứ nhất, Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật và

chính sách về mơi trường. Việc ban hành những văn bản pháp luật và chính sách về môi trường cho thấy, Việt Nam đã bước đầu nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp về trách nhiệm của họ đối với môi trường. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được được quan tâm triển khai. Trong năm 2017, đã có 01 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Thơng tư của Bộ trưởng được ban hành; đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Thông tư của Bộ trưởng; 04 Thông tư và 01 Nghị định đang triển khai xây dựng, đặc biệt đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường với nhiều Điều, Khoản sửa đổi, bổ sung theo hướng sửa đổi tồn diện những khó khăn, vướng mắc quá trình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Tổng cục Môi trường, 2017). Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách mơi trường này sẽ là yếu tố quyết định tác động đến làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp theo hướng bảo vệ mơi trường.

Thành cơng thứ hai, có những hình thức khuyến khích và động viên kịp thời,

thơng qua công tác truyền thông, các doanh nghiệp tích cực trong việc thực hiện TNXH với môi trường được vinh danh; Việc tổ chức truyền thông cũng được thực hiện ngày càng tốt hơn với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức thiết thực, qua đó đã tạo được sự lan tỏa lớn hơn về hiệu quả của công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và đã được các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.

Nhận thức trách nhiệm và mối quan tâm của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Vai trò của người dân ngày càng được phát huy hiệu quả trong giám sát, phát hiện và xử lý các điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường.

Thành cơng thứ ba, Chính phủ đã có những hợp tác quốc tế về thực thi trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường. Đến nay, hợp tác đã được mở rộng thông qua nhiều đối tác song phương như: Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc; Cũng như các tổ chức quốc tế đa phương (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc, Quỹ Mơi trường tồn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, ASEAN). Nội dung hợp tác đã đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như đánh giá tác động môi trường, kiểm sốt ơ nhiễm, xử lý ơ nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác được chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác giải quyết vấn đề. Ngồi ra, Việt Nam có nhiều vấn đề mơi trường có tính tồn cầu và khu vực, vì vậy đã nhận được sự hỗ trợ của quốc tế để triển khai nghiên cứu, đề ra các giải pháp trước tình trạng đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng; ơ nhiễm hóa chất, chất thải tiếp tục đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người… Các vấn đề môi trường này đều là vấn đề nóng ở Việt Nam, là những chủ đề trọng tâm cho các dự án nghiên cứu điển hình cho thế giới. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm và năng lực cơ bản cần thiết để thực hiện các dự án hợp tác quốc tế.

Thành công thứ tư, bước đầu đã có sự quan tâm nhất định của cơ quan chủ

quản thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc lập báo cáo tác động môi trường. Trong những năm gần đây, nội dung và chất lượng của báo cáo đánh giá tác động mơi trường có những tiến bộ nhất định. Nhiều dự án trước khi vận hành chính thức đã được xác nhận thực hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường theo u cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó, việc giám sát bảo vệ mơi trường đối với các dự án trọng điểm như dự án khai thác bơxít ở Tây Ngun, dự án sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Từ năm 2006 đến năm 2016, hơn 100 dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc không được

phê duyệt vì khơng đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. (Tổng cục Môi trường, 2016). Như vậy, có thể thấy báo cáo tác động mơi trườngtrở thành cơng cụ hữu ích khi gắn trách nhiệm của chủ dự án đối với công tác bảo vệ môi trường. Cùng với thời gian, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập từ cấp Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đáp ứng theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, các nhà khoa học, cơ quan truyền thơng và tồn xã hội ngày càng quan tâm hơn đến công tác đánh giá tác động môi trường. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng khi thực hiện đánh giá tác động môi trường trở thành yêu cầu bắt buộc, thể hiện sự dân chủ, nhân văn, khoa học… và đang từng bước tiếp cận với kinh nghiệm quốc tế.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế thứ nhất, việc đánh giá tác động môi trường chưa được các chủ dự án quan tâm đúng mức: Vì lợi ích cục bộ, trước mắt, các doanh nghiệp ngại đầu tư

công nghệ, thiết bị tiên tiến, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sử dụng thủ công, lợi dụng nhân công rẻ để kiếm lợi cao, không quan tâm đến các chỉ tiêu kỹ thuật, đã làm cho mơi trường ngày càng bị ơ nhiễm. Vì vậy đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những chế tài, biện pháp để ngăn chặn kịp thời những hành vi trên của các cơ sở doanh nghiệp, bên cạnh đó cần có một số chính sách lớn như: Khuyến kích các doanh nghiệp có năng lực vốn, thiết bị đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, kĩ thuật; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực Khoa học và cơng nghệ từ bên ngồi,… Có như vậy mới khắc phục được tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay.

Nhiều trường hợp lại cố tình giảm bớt chi phí đánh giá tác động mơi trường ,bỏ qua, xem nhẹ trách nhiệm bảo vệ môi trường. Khi việc làm của doanh nghiệp gây nguy hiểm cho sức khỏe và điều kiện sản xuất của cộng đồng, thì chẳng những đã vi phạm luật bảo vệ môi trường, mà còn là vi phạm đạo đức, văn hóa doanh nghiệp. Tám tháng đầu năm 2015, Tổng cục Môi trường đã ban hành 467 kết luận thanh tra đối với 467 cơ sở, khu công nghiệp được thanh tra vào quý IV/2014; đã lập biên bản và ban hành 162 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt xấp xỉ 20,5 tỷ đồng và 18 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định pháp luật. Những hiện tượng gây ô nhiễm môi trường của các công ty nêu trên đã là hành vi thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư, làm cho môi trường sống, lao động, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi ấy còn làm mất đi giá trị đạo đức, văn hóa của doanh nghiệp.

Hạn chế thứ hai, thiếu các nguồn lực thực hiện trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế khiến phần lớn cho rằng, đầu tư cho TNXH làm chi phí sản xuất tăng. Nếu hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào tại sao họ chưa quan tâm thực hiện tốt vấn đề TNXH, thì câu trả lời nhận được thuờng là: vấn đề nằm ở chi phí. Việc phải đối mặt với chi phí thường xuyên như giá nguyên vật liệu, năng lượng leo thang, huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, trả lương cơng nhân, chi phí trả lãi... sẽ khiến các nhà quản lý doanh nghiệp khơng cịn hơi sức để nghĩ tới những việc làm từ thiện xã hội, bảo vệ mơi trường, hay đầu tư để có được một tấm chứng chỉ về TNXH, mà ln tìm cách cắt giảm và tiết kiệm chi phí có thể. Sẽ chẳng đơn giản bởi trong sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần tăng một chút chi phí thơi cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và đồng nghĩa mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, bởi vậy doanh nghiệp phải tính tốn rất chi li. Chỉ cần giảm khí CO2 hay NOx xuống mấy milligram trên/m3 đã tốn cả triệu đôla đầu tư thiết bị mà thực chất nó lại khơng mang lại giá bán cao cho sản phẩm. Như vậy chỉ có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có khả năng về tài chính mới có thể quan tâm và thực hiện TNXH như một sự đầu tư cho chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp của Việt Nam đa số là sử dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất cịn lạc hậu so với thế giới. Yếu tố khoa học, công nghệ lạc hậu không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn cả trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Vì thế, khó có thể triển khai được TNXH một cách tồn diện trên trình độ khoa học cơng nghệ lạc hậu như vậy.

Hạn chế thứ ba, thiếu sự quan tâm đúng mức về quản lí vĩ mơ đối với những dự án nhỏ ít quan trọng liên quan đến môi trường. Cho tới nay, ở Việt Nam, chưa có

cơng bố chính thức về mức đầu tư chung của doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường. Chỉ có vài nghiên cứu riêng lẻ đề cập đến vấn đề đầu tư của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ ở phạm vi hẹp và mang tính đại diện. Năm 2002, cuộc điều tra doanh nghiệp Việt Nam của Tổng cục Thống kê lần đầu tiên đã đưa ra một số câu hỏi liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, trong đó có thơng tin về mức chi tiêu và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Hạn chế thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam thiếu đồng bộ, chưa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội: mặc dù Việt

Nam đã có đã có các quy định pháp luật về nghĩa vụ đóng thuế, về bảo vệ quyền lợi người lao động và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường… nhưng hệ thống các quy định đó cịn chưa đầy đủ, đồng bộ nhất là việc giám sát tuân thủ pháp luật còn yếu nên còn tạo ra nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp trốn tránh thực hiện trách nhiệm. Ngoài ra, mức độ xử phạt cịn nhẹ khơng đủ răn đe, các cơ quan hành pháp thiếu cương quyết là ngun nhân chính làm cho doanh nghiệp khơng tự giác thực hiện TNXH của họ, hay thực hiện một cách đối phó và cầm chừng. Ví dụ, trong lĩnh vực TNXH của DN đối với người lao động, ngày 18/9/2013, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an tồn, vệ sinh lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong Chỉ thị cũng đưa ra một số kết luận: “Hệ thống pháp luật về an tồn lao động, vệ sinh lao động cịn thiếu, chưa đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu tính khả thi; nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn khơng cịn phù hợp, chậm được sửa đổi”. Thậm chí có Luật và Nghị định hướng dẫn cịn khơng thống nhất với nhau. Ví dụ như theo quy định tại khoản 4 điều 36 Bộ Luật Lao động, người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại điều 187 thì đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động; có nghĩa nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố (chẳng hạn đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì khơng bị chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi đó, tại khoản 2 điều 6 Nghị định 05/CP thì lại quy định khi người sử dụng lao động khơng có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi khơng có đủ sức khỏe thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Hai nội dung này mâu thuẫn nhau dẫn đến việc khi doanh nghiệp áp dụng nghị định để chấm dứt hợp đồng lao động thì bị kiện.

Về nguyên nhân những hạn chế, Chúng ta đang xem xét sự tồn tại của doanh nghiệp trong sự tồn tại của xã hội. Dưới góc độ triết học, nguyên nhân những hạn chế trong quá trình thực thi TNXH của DN ở Việt Nam xuất phát từ mâu thuẫn nhất định. Nhận diện các mâu thuẫn đó và tìm hướng giải quyết để quá trình thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam có những định hướng nhằm hạn chế nó một cách hiệu quả.

Thứ nhất, do mâu thuẫn lợi ích (nhóm những doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc thực hiện TNXH của DN nhưng vì lợi nhuận, doanh nghiệp cố tình khơng thực hiện).

Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực thiếu thốn, quy mơ sản xuất cịn hạn chế. Sự đối mặt với sức ép về giá thành và chất lượng sản phẩm, tiền lương cho cơng nhân có thể làm cho họ chưa thấy được lợi ích của việc thực hiện TNXH. Họ nhận thức TNXH của DN là như một khoản làm giảm lợi ích kinh tế. Nếu doanh nghiệp thực hiện TNXH tốt sẽ làm cho tổng chi phí kinh doanh tăng thêm, trong khi lợi ích đạt được ở tương lai nên dễ làm cho doanh nghiệp tìm cách chối bỏ. Họ chưa ý thức được việc phải thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội. Bài tốn lợi ích và chi phí ln được tính đến, đặc biệt đối với doanh nghiệp đề cao quan điểm “tất cả kinh doanh để kiếm tìm lợi nhuận” sẽ dấn đến việc cố tình khơng thực hiện TNXH hoặc thực hiện cho xong để bảo tồn lợi nhuận kinh tế thuần túy của mình (trường hợp công ty Vedan).

Thứ hai, mâu thuẫn giữa nhân tố chủ quan và khách quan (nhóm các doanh nghiệp khơng nhận thức được tính tất yếu của việc thực hiện TNXH của DN nên không thực hiện).

TNXH của DN là một hiện tượng xã hội, ra đời trên cơ sở những yêu cầu của xã hội nhưng cũng là trách nhiệm tự thân của doanh nghiệp. TNXH của DN vận động, phát triển trong một bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể và bị quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái cụ thể với tích cách là nhân tố khách quan. Vấn đề là ở chỗ, chủ thể doanh nghiệp có tự ý thức xu thế đó và thực hiện hay khơng. Năng lực tự ý thức của đội ngũ doanh nhân hình thành trên nền tri

thức họ tích lũy được. Đó là nhân tố chủ quan. Quá trình nhận thức và hành động của doanh nghiệp luôn phản ánh mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan (đây thể hiện mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội). Khi nhận thức chủ quan của chủ thể doanh nghiệp đạt trình độ khách quan hóa, theo chiều tiến bộ thì nhận thức sẽ làm phong phú. Ngược lại, trường hợp cái khách quan bị chủ quan hóa dẫn tới các nhu cầu khách quan khơng được đáp ứng. Q trình thực thi TNXH của DN do mẫu thuẫn giữa cái chủ quan với cái khách quan biểu hiện sự ý thức hay vô ý thức trong nhận thức và hành động của chủ thể doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tự xác định được vị thế một chủ thể xã hội thì doanh nghiệp mới tham gia cải tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)