Các giải pháp cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 112 - 116)

3.3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách

3.3.2. Các giải pháp cho doanh nghiệp

Một là, doanh nghiệp cần phân chia TNXH của DN nói chung và TNXH của DN liên quan tới mơi trường nói riêng thành các cấp độ để thực thi một cách hiệu quả: Để có sự thống nhất trong nhận thức, hành động của chủ thể doanh nghiệp nhằm tăng cường tuyên truyền về bản chất, lợi ích của việc thực hiện TNXH của DN, cần chia việc này thành các cấp độ nhất định. Tác giả luận văn tán đồng với ý kiến của tác giả Nguyễn Minh Luân trong bài viết trên Kỷ yếu hội thảo ngày Nhân sự 2012. Việc phân chia các cấp độ như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tìm những giải pháp cụ thể thực hiện TNXH cho doanh nghiệp của mình trên cơ sở các nguồn lực phù hợp.

Cấp độ 1: nhận thức đúng đắn và tuyên truyền TNXH:

Ở cấp độ đơn giản này, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Doanh nghiệp chỉ cần nhận thức đúng về các nội dung của TNXH, tuyên truyền nó trong nội bộ doanh nghiệp và các đối tác, khách hàng. Doanh nghiệp sẽ hầu như khơng phải tốn chi phí cho việc thực hiện TNXH của DN. Các hoạt động có thể là: tuyên truyền hạn chế sử dụng nilơng, đi bộ vì mơi trường xanh, sạch, đẹp… TNXH hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị, kỳ vọng đang phổ biến trong xã hội. Để doanh nghiệp thực hiện các hành vi đó địi hỏi có các yếu tố thúc đẩy việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện TNXH nên sự tự nhận thức là yếu tố cần thiết và hiệu quả nhất. Tính tự nguyện thực hiện nghiêm túc TNXH là điều kiện cần thiết, được xác định là một trong những công cụ đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dùng sức mạnh bên ngoài tác động vào doanh nghiệp bắt buộc doanh nghiệp thực hiện TNXH là giải pháp cần phải làm nếu như doanh nghiệp không tự nguyện. Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm ở đây là sự hiểu biết của doanh nghiệp đến đâu về TNXH, nếu không truyền thông tốt về những giá trị, lợi ích của việc thực hiện TNXH và các chuẩn mực về TNXH thì doanh nghiệp cũng khó có thể tự nguyện thực hiện TNXH. Để bảo đảm tính tự nguyện của chủ thể doanh nghiệp trong việc thực hiện TNXH cần:

Truyền thông tốt những giá trị, chuẩn mực, khung pháp luật, bộ quy tắc ứng xử để doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhất định nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng phù hợp với điều kiện và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.

Cơng bố thành tích và có những ghi nhận đối với doanh nghiệp điển hình trong một lĩnh vực nào đó đã thực hiện tốt TNXH để doanh nghiệp khác thấy được hình ảnh đó và làm theo. Tạo ra hiệu ứng thực hiện TNXH của DN trong những lĩnh vực khác nhau là cách từng bước thay đổi tư duy của chủ thể doanh nghiệp. Bất kỳ những lĩnh vực kinh doanh nào cũng có những doanh nghiệp điển hình, doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực đó. Khi doanh nghiệp đi đầu áp dụng tốt TNXH thì doanh nghiệp khác trong lĩnh vực đó cũng bị ảnh hưởng nhất định để thực hiện TNXH. TNXH của DN tự thân cũng cần được coi là một phần của văn hóa doanh

nghiệp. Vì thế chủ thể doanh nghiệp phải tin tưởng vào lợi ích quan trọng khi thực hiện các nội dung này để chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư, hỗ trợ và trực tiếp xúc tiến việc thực hiện. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của doanh nghiệp có thể ưu tiên triển khai một số nội dung ngay từ khi mới đi vào hoạt động.

Để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải song hành thúc đẩy thực hiện TNXH, cùng với việc gia tăng lợi nhuận từ nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt có khả năng cạnh tranh cao. Đây là điều kiện cần và đủ để bổ sung hỗ trợ cho nhau, có tiềm lực về kinh tế mới có thể thực hiện tốt TNXH của doanh nghiệp. Ngược lại, thực hiện TNXH có thể khơng làm gia tăng lợi nhuận như mong muốn ở ngắn hạn, nhưng sẽ đem lại lợi nhuận cao và bền vững trong mục tiêu lâu dài, góp phần tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của Nhà nước, công chúng, các đối tác và của chính những người làm việc trong nội bộ doanh nghiệp đó.

Cấp độ 2: áp dụng hoạt động TNXH mà khơng phát sinh chi phí:

Ở cấp độ này, việc áp dụng hoạt động TNXH trong khuôn khổ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải tuân thủ: đóng thuế, BHXH cho người lao động, trả lương đúng hạn, không sử dụng lao động trẻ em, ghi xuất xứ, kiểm định chất lượng của hàng hóa, khơng nhập lậu hàng hóa, khơng sản xuất hàng nhái, hàng giả, không từ chối sử dụng lao động khuyết tật, lập báo cáo môi trường định kỳ, tạo việc làm cho lao động địa phương, áp dụng 5S trong hoạt động quản lý (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng)... Các hoạt động này vừa giúp nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp vừa tạo ra hiệu quả trong kinh doanh và lòng trung thành của người lao động.

Cấp độ 3: nhận thức và thực hiện các hoạt động TNXH làm giảm chi phí, gánh nặng cho xã hội do chính doanh nghiệp gây ra. Trên thực tế, có nhiều hoạt động của doanh nghiệp tạo ra gánh nặng cho xã hội (Society - cost) theo các mức độ khác nhau như: nhập khẩu sản phẩm thải loại, xả nước thải không qua xử lý làm ô nhiễm mơi trường,… Nếu khơng có TNXH, doanh nghiệp cảm thấy dường như mình vô can, đẩy cho xã hội phải gánh chịu hậu quả, giải quyết các hành vi do chính doanh nghiệp gây nên. Các hoạt động này sẽ làm doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí nhưng nó thể hiện tinh thần một doanh nghiệp có tâm và có tầm.

Cấp độ 4: sẵn sàng đầu tư và thúc đẩy các chương trình TNXH mang lại giá trị xã hội hoặc giảm chi phí cho xã hội mà khơng do chính doanh nghiệp tạo ra.

Những hoạt động này nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp nhưng mang lại lợi ích cho xã hội: xây dựng trường học, nhà văn hóa, đào tạo hướng nghiệp cho sinh viên,v.v…

Cấp độ 5: tích hợp chặt chẽ các nguyên tắc TNXH trong tất cả quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong cấp độ này, TNXH trở thành một trong các hoạt động chính của doanh nghiệp. Tất cả những hoạt động gây ra chi phí cho xã hội đều được loại bỏ một cách tích cực.

Hai là, cần hình thành và duy trì kênh đối thoại giữa doanh nghiệp và người lao động, doanh nghiệp và các hiệp hội, tổ chức dân sự, doanh nghiệp và nhà nước:

Sử dụng nhiều kênh thông tin để nắm bắt về tình hình vi phạm TNXH của các doanh nghiệp. TNXH của DN là một mơ hình tích hợp nên cần có các cuộc đối thoại giữa các bên hữu quan: chủ sở hữu, khách hàng, người lao động… Thiết lập và duy trì mạng lưới thuyết phục các doanh nghiệp về tầm quan trọng đầu tư thời gian vào việc thực hiện TNXH vì việc làm này sẽ giúp họ hạn chế được công việc thường nhật, khám phá bức tranh tồn cảnh về cơng việc kinh doanh và đưa ra được những quyết định đối với việc thực hiện TNXH có ý nghĩa.

Ba là, doanh nghiệp hình thành bộ tiêu chuẩn riêng về TNXH đối với hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; hình thành cơ sở dữ liệu về TNXH:

thông qua việc thu thập các báo cáo độc lập về hoặc các báo cáo liên quan về TNXH của DN (báo cáo về môi trường, báo cáo thuế, báo cáo về chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp; báo cáo tiêu chuẩn E&C…), hệ thống dữ liệu giá toàn cầu, chỉ số kinh doanh tồn cầu… để có thể sớm phịng ngừa, phát hiện các hành vi, thủ đoạn thiếu TNXH của DN, tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng, cơng bằng. Các bản báo cáo này minh bạch và công khai trong cộng đồng doanh nghiệp để những doanh nghiệp đi sau làm tốt hơn và cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở đánh giá dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp làm tốt TNXH các bản báo cáo này được coi là cơ sở để đánh giá cho vay vốn đầu tư. Một bản báo cáo mang tính chất tồn cầu, liên quan đến TNXH đang được nhiều nước áp dụng do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới triển khai là Báo cáo bền vững. Báo cáo này là xu thế tất yếu

trên thế giới, nó khơng chỉ là công cụ cải thiện hiệu quả kinh doanh, xác định cơ hội, rủi ro, mà quan trọng hơn là nó giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình, chứng tỏ cam kết trong việc thực hiện TNXH của DN đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Hiện nay, đã có 600 tổ chức từ 65 quốc gia tham gia thực hiện trong đó có 6 quốc gia tham gia nhiều nhất là Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ. Tính đến nay, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện báo cáo này (chỉ có doanh nghiệp lớn, có uy tín, khả năng hội nhập, mới làm báo cáo này như Công ty Vinamilk - một doanh nghiệp được sếp hạng một trong 50 công ty sữa tốt nhất trên thế giới, Tập đoàn Bảo Việt…), thậm chí có doanh nghiệp khơng biết sự tồn tại của báo cáo này.

Bản báo cáo TNXH bao gồm ba phần: Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp (Khái quát về hồ sơ của doanh nghiệp, tóm tắt kết quả tài chính, tầm nhìn và các cam kết TNXH); Phần 2: Trình bày thực hiện TNXH của DN trên các lĩnh vực (Sản phẩm, môi trường, nhân lực, chuỗi cung ứng, cộng đồng đầu tư, thị trường, xã hội). Tùy đặc điểm kinh doanh, các chỉ số sẽ được thêm vào báo cáo này; Phần 3: Các ghi nhận của cộng đồng đối với TNXH của DN. Bản Báo cáo này được trình bày trong bản báo cáo thường niên của doanh nghiệp. Nhóm tác giả của bài viết trên cũng đã đề xuất nên tổ chức thi và các chỉ số TNXH được cơng bố như một tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo thường niên của doanh nghiệp. Điều này giúp cho các doanh nghiệp ý thức hơn về việc thực hiện TNXH, qua đó hồn thiện hơn phần trình bày và cơng bố các chỉ số TNXH.

Bốn là, thành lập bộ phận hoặc cá nhân phụ trách mảng TNXH của DN: q

trình lưu giữ và cơng bố những hoạt động liên quan đến TNXH của DN cần có một cá nhân hay bộ phận phụ trách để tạo nên tính chuyên nghiệp của hoạt động này. Ở những doanh nghiệp nhỏ, cán bộ phụ trách này có thể kiêm nhiệm những việc khác nhưng vị trí việc làm này ở doanh nghiệp là cần thiết. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này tuy nhiên, bản báo cáo liên quan đến TNXH chỉ là hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội để xây dựng hình ảnh của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường thực trạng và giải pháp ở việt nam (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)