3.3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách
3.3.3. Các giải pháp cho người tiêu dùng
Hình thành văn hóa tiêu dùng thơng minh: Người tiêu dùng Việt Nam vẫn
hóa tiêu dùng “Xanh và sạch” vẫn là một điều xa xỉ với người tiêu dùng Việt. Đất nước chúng ta sống trong một thời gian dài của chiến tranh, tình trạng thiếu thốn hàng hóa đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy mua hàng của người Việt. Tuy nhiên, đã đến lúc người tiêu dùng Việt nghĩ cho thế hệ tương lai. Nếu chúng ta giữ cách thức tiêu dùng như hiện nay, vấn đề an tồn thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, bệnh tật do hàng hóa kém chất lượng,… sẽ là cái giá phải trả rất lớn cho thế hệ tương lai nếu không thay đổi.
Thiết lập quyền lực mềm thông qua việc tẩy chay, tố giác những doanh nghiệp vi phạm, ủng hộ hàng hóa do doanh nghiệp có TNXH. Muốn thực hiện được điều đó, việc cập nhật thơng tin hàng hóa tiêu dùng phải được thực hiện thường xuyên để người tiêu dùng biết được tình hình tiêu dùng trên thị trường mà có sự lựa chọn hàng hóa hợp lý. Tiếng nói của người tiêu dùng là một thứ quyền lực vơ hình nhưng có thể gây sức ép rất lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ buộc phải thay đổi nếu cộng đồng người tiêu dùng đoàn kết tẩy chay, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay. Sự lan rộng việc tẩy chay có thể lên tới tốc độ chóng mặt. Ví dụ như doanh nghiệp Tân Hiệp Phát thắng kiện trong vụ chai nước Number One có ruồi nhưng phải trả giá rất lớn đến mức, lãnh đạo doanh nghiệp này thừa nhận, vì người tiêu dùng “quay lưng” với doanh nghiệp, doanh nghiệp này bị ảnh hưởng lớn đến thương hiệu và doanh thu, ước tính khoảng 2000 tỷ đồng và có nguy cơ phá sản.
Nâng cao hiểu biết pháp luật để có thể địi quyền lợi chính đáng của mình
khi bị thiệt hại. Thực tế, người tiêu dùng khơng tìm hiểu luật pháp đầy đủ về quy trình kiện doanh nghiệp có thể chuyển từ bên bị hại thành bên thiệt hại.
Kết hợp với các tổ chức, hiệp hội và cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình: nếu coi mỗi người dân Việt Nam là một người tiêu dùng,
cho thấy khối lượng người tiêu dùng rất lớn. Một câu hỏi đặt ra là mặc dù 8 quyền của người tiêu dùng đã luật hóa trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng nhưng về cơ bản người tiêu dùng Việt Nam khá e dè với việc bảo vệ quyền lợi của mình. Hội nghị tổng kết cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 diễn ra ngày 7 tháng 1 năm 2015 khẳng định: Người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi quyền lợi bị xâm phạm trong khi cộng đồng doanh nghiệp chưa
quan tâm giải quyết thỏa đáng những khiếu nại, thông tin từ khách hàng. Vì vậy, việc người tiêu dùng cần đến các địa chỉ giúp đỡ để bảo vệ 8 quyền của mình như pháp luật đã ghi trong luật là cần thiết. Điều 28 Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã ghi rất rõ, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây: hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích cơng cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thơng tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các địa phương hỗ trợ, tuy nhiên, với lực lượng mỏng, hạn chế về kiến thức và nguồn lực, thậm chí có những tỉnh khơng có hiệp hội riêng này nên việc hỗ trợ người tiêu dùng là không hiệu quả. Người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức về quyền lợi của mình và liên kết để tạo sức mạnh cộng đồng, kiên quyết với các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; đến tư vấn tại các văn phòng luật sư. Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương đã ra mắt thêm một kênh tư vấn, hỗ trợ khi có thắc mắc, khiếu nại về hàng hóa, dịch vụ vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Cạnh tranh, đó là Tổng đài tư vấn miễn phí, với đầu số dễ nhớ 1800 6838.
Kết luận chương 3
Trong chương này, tác giả đã chỉ ra các cơ hội và thách thức trước khi phân tích một số phương hướng nâng cao việc thực hiện TNXH của DN trong thời gian tới nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng với các điều kiện ở Việt Nam và quốc tế về thực hiện TNXH. Tiếp theo, tác giả muốn nhấn mạnh đến việc tăng cường vai trò
điều tiết, hồn thiện khung pháp lý, vai trị giám sát của nhà nước đối với việc thực hiện TNXH của DN. Ngoài ra, tác giả cho rằng cần thiết nâng cao sự hiểu biết và hành động của người dân, hiệp hội, cộng đồng xã hội về TNXH của DN. Trong phần khuyến nghị, tác giả đưa ra một số khuyến nghị với doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng. Với đặc thù doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực chưa đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất, cách thức quản lý vẫn còn chưa hợp lý nên rất khó có thể tìm ra mẫu số chung về TNXH của DN vì vậy, cần phải có những cấp độ nhất định để doanh nghiệp tự vạch ra những lộ trình thực hiện nhất định. Việc phân chia các cấp độ về TNXH trong nội dung khuyến nghị đối với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tự đưa ra giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là một mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Với việc ngày càng đề cao vai trị của chủ thể doanh nghiệp trong q trình phát triển kinh tế nói riêng và phát triển quốc gia, phát triển tồn cầu nói chung, TNXH của DN liên quan tới môi trường được coi là một trong những giải pháp có tính chiến lược và hiệu quả nhằm giảm thiểu những rủi ro và mặt trái của sự phát triển kinh tế cũng như sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người, xã hội; giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Trong luận văn tác giả đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới mơi trường từ đó làm rõ các nội dung cơ chính trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới mơi trường. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường ở Việt Nam. Từ đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đó. Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng, phân tích, đưa ra những kiến nghị và giải pháp về ba nội dung chính của TXNH của doanh nghiệp liên quan tới môi trường ở Việt Nam: nội dung thứ nhất là lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường; nội dung thứ hai là lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; nội dung thứ ba là khắc phục sự cố môi trường.
Luận văn đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường ở Việt Nam, trong bối cảnh có những cơ hội và thách thức mới của doanh nghiệp ở Việt Nam và tuân theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới môi trường ở Việt Nam.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 24/NQ/TW về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hà Nội,
ngày 03 tháng 06 năm 2013.
2. Lê Tuấn Bách, Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
2015.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, Báo cáo tổng hợp dự án điều tra khảo sát công tác thông tin bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, Hà Nội 2012.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Thống kê, Sự phát triển của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội 2014. 6. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt
hại đối với môi trường, Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015.
7. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2008.
8. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà
Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011.
9. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, Hà Nội, ngày 09
tháng 08 năm 2006.
10. Chính phủ Việt Nam, Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
11. Chính phủ Việt Nam, Nghị quyết số 35/NQ/CP về một số vấn đề cấp bách trong
12. Chính phủ Việt Nam, Nghị quyết số 432/QĐ-TTg chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012.
13. Nguyễn Trọng Chuẩn, Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội, Tạp chí Triết
học, số 2 (201), tháng 2 năm 2008, Hà Nội 2008.
14. Lê Thanh Hà, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
2009.
15. Hoàng Thị Hoa, Trách nhiệm của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2016.
16. Mai Thị Liên, Trách nhiệm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội, Hà
Nội 2015.
17. Dương Thị Liễu, Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2011.
18. Nguyễn Đình Tài và cộng sự, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nhiệp đối với người tiêu dùng và đối với mơi trường ở Việt Nam vì sự phát triển bền vững, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Hà Nội 2009.
❖ Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Howard R. Bowen, Social Responsibility of the businessman, Washington State University, Washington 1953.
2. Archie B. Caroll, A three-Dimensional Conceptual Model of Corporate Performmance, University of Georgia, Athens 1979.
3. Archie B. Caroll, Corporate social Responsibility: Evoluation of a definitional Construct, University of Georgia, Athens 1991.
4. Milton Friedman, Shareholder value theory, New York Times Magazine, September 13, New York 1970.
5. R. Edward Freeman, Strategic Management: A Stakeholder Approach, Cambridge University Press, London 1984.
6. Jeffrey Pfeffer and Gerald R. Salancik, Resource Dependence Theory, New York 1978.