Nghiệp vụ pháisinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 39)

Công cụ phái sinh là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn từ) giá trị của những biến số cơ sở (John Hull, 2009). Ở đây, biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá…) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh (hay còn gọi là tài sản gốc). Tài sản gốc có thể là bất cứ thứ gì (hàng hóa, cổ phiếu, USD…). Giá trị của tài sản gốc là giá trị của tài sản được giao dịch, giá trị này luôn biến động. Như vậy, công cụ phái sinh gắn kết người thực hiện nó với những rủi ro và lợi nhuận của một tài sản cơ sở nào đó mà họ không cần phải trực tiếp sở hữu tài sản cơ sở đó.

Nghiệp vụ tài chính phái sinh là nghiệp vụ sử dụng các công cụ tài chính phái sinh nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về lãi suất, chứng khoán, ngoại tệ…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận; lợi dụng chênh lệch giá và đầu cơ.

Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối (hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chứ không phải hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến, 2005). Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên tham gia.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của NHTM là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau thông qua các công cụ phái sinh nhằm đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau, đồng thời phòng vệ rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng. Đây là những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro về tỷ giá cho ngân hàng (Nguyễn Thị Loan, 2013).

1.2.2. Phân loại nghiệp vụ phái sinh

Trên thị trường ngoại hối và tại các ngân hàng thương mại hiện nay có năm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc (hay còn gọi là nghiệp vụ sơ cấp), còn các nghiệp vụ khác là phái sinh, tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay. Nghiệp vụ giao ngay được gọi là nghiệp vụ gốc bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, bốn nghiệp vụ phái sinh còn lại áp dụng tỷ giá không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Sau đây ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể từng loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đó.

1.2.2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward)

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm ấn định trong tương lai, với mức giá đã được định trước (Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, 2009).

Trong thực tế kinh doanh, ngày giá trị (tức ngày thanh toán) có thể là bất cứ khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm sau trong tương lai. Ví dụ, đó có thể là ngày giá trị hôm nay (today value date), ngày mai (tomorrow value date), ngày kia (spot value date), hay kỳ hạn (forward value date). Trong đó, ngày giá trị giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem là cơ sở để xác định các ngày giá trị khác. Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa: “Những giao dịch có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay được gọi là giao dịch kỳ hạn (Forward Transaction)” (Nguyễn Văn Tiến, 2008).

Trên thị trường ngoại hối, hợp đồng kỳ hạn được định nghĩa là một giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán một đồng tiền cụ thể với khối lượng xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai, tại mức giá được ấn định ở hiện tại (Jeff Madura, 2006). Tại NHTM, các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên (Ngân hàng với

tổ chức kinh tế hoặc định chế tài chính khác) cam kết mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá cụ thể được xác định vào thời điểm cam kết mua bán và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Ngày nay, giao dịch kỳ hạn đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư nước ngoài. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời.

Thị trường ngoại hối kỳ hạn có liên quan chặt chẽ với thị trường giao ngay. Hai thị trường này có những đặc điểm chung về: phạm vi nhân sự tham dự và tổ chức thị trường, kỹ thuật ký kết các hợp đồng, đồng USD được chấp nhận là đồng tiền quy đổi, là đơn vị hạch toán. Tuy nhiên, hai thị trường này cũng có những đặc tính khác nhau và chúng bị tách ra độc lập do thời hạn thực hiện hợp đồng khác nhau. Điểm khác biệt sâu sắc nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ, trên thị trường kỳ hạn tỷ giá giao dịch ít phụ thuộc vào mức độ cung cầu thời hạn, mà phụ thuộc lớn vào mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch.

Đặc điểm

- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch mà được thực hiện trên thị trường ngoại hối phi tập trung (OTC).

- Đây là giao dịch không hủy ngang, không thể chuyển giao hay bán lại hợp đồng trước hạn. Các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi đáo hạn.

- Tỷ giá áp dụng trong mua bán ngoại tệ kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate) là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay. Thông thường, giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay luôn có một độ lệch nhất định được gọi là điểm kỳ hạn (Forward Points) (Nguyễn Văn Tiến, 2008).

Bảng 1.2: Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn Theo lãi kép: F=S x(1+RT.t) (1+RC. t) Trong đó: - F: Tỷ giá kỳ hạn

- S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - RT: Lãi suất của đồng tiền định giá tính theo năm - RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá tính theo năm - t: Kỳ hạn quy định trong hợp đồng tính theo năm Theo dạng phân tích từ công thức trên:

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn

F=S+P=S x(1+RT. t) (1+RC.t)=S+S(RTRC).t (1+RC. t)  Điểm kỳ hạn: P = S((1+RTRRC). t C.t) Trong đó:

- Nếu RT > RC : Điểm kỳ hạn > 0 được gọi là mức điểm kỳ hạn gia tăng - Nếu RT < RC : Điểm kỳ hạn < 0 được gọi là điểm kỳ hạn khấu trừ

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2011

- Kỳ hạn hợp đồng ngoại hối kỳ hạn thường là bội số của 30 ngày: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12 tháng. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận các kỳ hạn lẻ hay kỳ hạn nhiều hơn 1 năm. Thông thường kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn đối với các cá nhân và doanh nghiệp (khách hàng bán lẻ) là 1 tháng, và từ 7 đến 15 ngày đối với thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn loại hợp đồng có thời hạn là bội số của 30 ngày.

Đối với hợp đồng mua kỳ hạn, người mua sẽ có lãi khi mà giá giao ngay khi đáo hạn lớn hơn mức giá đã ký kết trong hợp đồng đúng một khoản bằng mức chênh lệch giữa hai loại giá đó trừ đi phí thực hiện hợp đồng. Ngược lại, đối với hợp đồng bán kỳ hạn, nếu giá giao ngay khi đáo hạn lớn hơn giá trong hợp đồng thì người mua sẽ bị lỗ bằng với mức chênh lệch giữa hai mức giá cộng với phí thực hiện hợp đồng.

Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong kinh doanh quốc tế. Nếu doanh nghiệp có một khoản phải thu, một tài sản hay một thu nhập trong tương lai định giá bằng ngoại tệ (gọi tắt là tài sản định giá bằng ngoại tệ), giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro này bằng cách tạo ra một tình trạng đóng (offsetting) cho tài sản này thông qua thị trường kỳ hạn. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn tài sản này. Do tỷ giá trên hợp đồng kỳ hạn được xác định vào ngày ký kết hợp đồng nên dù tỷ giá hối đoái trên thị trường giao ngay thay đổi như thế nào, giá trị của tài sản tính bằng đồng bản tệ vẫn không thay đổi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một khoản nợ định giá bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ để tạo ra một trạng thái đóng bằng đồng bản tệ cho khoản nợ của mình. Nếu sự biến động của tỷ giá giao ngay đúng như dự đoán của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã bảo hiểm được cho tài sản (nợ) của mình. Nếu ngược lại, sự thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem như là chi phí bảo hiểm.

- Đầu cơ

Hoạt động đầu cơ không thể thiếu được trong kinh doanh tiền tệ và là một yếu tố giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ở các quốc gia có thị trường ngoại hối kém phát triển, chưa đủ điều kiện để áp dụng các nghiệp vụ phức tạp như tương lai hay quyền chọn, ban đầu có thể thực hiện đầu cơ thông qua nghiệp vụ kỳ hạn. Việc đầu cơ có thể được tiến hành như sau: Nếu một nhà đầu tư cho rằng tỷ giá kỳ hạn trong tương lai sẽ tăng, họ sẽ mua một hợp đồng kỳ hạn với tỷ giá cố định thỏa thuận ngày hôm nay. Đến ngày hợp đồng đáo hạn, nếu tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng có nghĩa là nhà đầu tư đã mua rẻ hơn giá thị trường tại thời điểm đó, như vậy là anh ta có lãi.

- Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.  Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn

Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở tương lai.

1.2.2.2. Nghiệp vụ tương lai (Future)

Hợp đồng tương lai (Future Contract) là một thỏa ước pháp lý giữa một bên là người mua (hoặc bán) và một bên là sở giao dịch hoặc một trung tâm thanh toán (Clearing House) về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn (Jeff Madura, 2006). Về bản chất, giao dịch tương lai chính là một giao dịch kỳ hạn được thực hiện tại Sở giao dịch và đối tượng giao dịch là các hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa về loại, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở, phương thức và thời gian thanh toán…

Từ định nghĩa trên, có thể nói giao dịch ngoại hối tương lai (hay còn gọi là giao dịch ngoại hối giao sau) là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng tiền ngoại tệ định sẵn vào thời điểm hợp đồng được ký kết và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch. Thực chất của giao dịch ngoại hối giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về: Loại ngoại tệ giao dịch, thời hạn giao dịch và trị giá hợp đồng.

Tại Việt Nam, nghiệp vụ giao dịch ngoại hối tương lai hiện vẫn chưa được các NHTM sử dụng như các nghiệp vụ phái sinh khác trong mục đích phòng vệ. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, dịch vụ ngân hàng đã được cam kết mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của các NHTM trong nước, các doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, loại hình giao dịch này sẽ sớm được đưa vào thực hiện. Nhận thức về giao dịch tương lai đã rõ ràng hơn, trình độ của các nhà kinh doanh được nâng lên, cơ sở hạ tầng công nghệ và pháp lý cho giao dịch tương lai đang được hoàn thiện và mức độ hiệu quả của giao dịch tương lai đã được khẳng định là cơ sở để đưa giao dịch tương lai vào thực hiện (Trần Văn Hòe, 2009).

Đặc điểm

Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.

Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai (sàn của Sở giao dịch): người mua và người bán đặt lệnh (place order) thông qua nhà môi giới (broker) hay các thành viên của sàn giao dịch (exchange members). Giá của một số lượng nhất định hợp đồng tương lai được xác định qua phương pháp đấu giá công khai (open outery), phản ánh mức cân bằng trạng thái Long và Short trên thị trường. Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn, thậm chí nó còn bằng không. Các trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua. Nghĩa là, nếu bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những quy tắc đã được đặt ra.

Chỉ khoảng từ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dịch (tức là diễn ra việc giao hàng giữa hai bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra việc thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hàng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hàng ngày.

Yêu cầu về ký quỹ (margin requirement): đây là yêu cầu mà người đặt lệnh phải ký quỹ một số tiền ban đầu (intial margin) theo tỷ lệ ký quỹ nhất định vào tài khoản ký quỹ trước khi tiến hành giao dịch và phải duy trì một số dư tối thiểu trong kỳ hạn hợp đồng (maintance margin).

Để phân biệt giữa hai loại hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, ta có thể theo dõi trong bảng sau:

Bảng 1.3: So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)