một số nước trên thế giới và bài học cho các NHTM tại Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới
Trong bảng danh sách xếp hạng: "Nhà cung cấp công cụ phái sinh tốt nhất thế giới năm 2014 (World’s Best derivatives providers, 2014) theo tạp chí Tài chính toàn cầu (Global Finance) tháng 12 năm 2014, Deutsche Bank (Đức) đã được bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ phái sinh ngoại hối tốt nhất ở tất cả các châu lục. Và bốn cường quốc về kinh doanh ngoại hối là Anh (chiếm 35,8% doanh số kinh doanh ngoại hối), Mỹ (13,9 %), Nhật Bản (6,7 %) và Singapore (6 %) theo xếp hạng năm 2011 của BIS. Chính vì thế, khi phân tích kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại các ngân hàng trên thế giới, không thể không kể đến kinh
nghiệm của Ngân hàng đứng đầu về nghiệp vụ phái sinh ngoại hối là Deutsche Bank và các ngân hàng tại một số thị trường lớn của thế giới.
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Deutsche Bank
Ngân hàng Deutsche Bank hiện tại đã chiếm thị phần kinh doanh ngoại hối lớn hơn cả Citibank, JPMorgan, HSBC and Goldman Sachs cộng lại, và khoảng cách giữa Deutsche Bank và các ngân hàng khác trong kinh doanh ngoại hối ngày càng tăng (BIS, 2011). Chính quy mô lớn và kinh nghiệm lâu năm của Deutsche Bank trong tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối là hai nhân tố quan trọng góp phần nên thành công của ngân hàng này. Bởi vì nó cho phép ngân hàng cung cấp mức lãi suất đối với các công cụ phái sinh khác nhau hấp dẫn hơn bất kỳ ngân hàng nào khác trên thị trường ngoại hối, cũng như giá trị và thời hạn hợp đồng nhiều hơn. Đặc biệt, ngân hàng đã đạt được bước phát triển lớn như thế mà không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Đây chính là một bằng chứng cho sự thành công từ hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng Deutsche Bank.
Sự dũng cảm của Deutsche Bank trong việc cung cấp cho khách hàng tính thanh khoản cao trong bối cảnh biến động sâu sắc của thị trường thế giới chính là một nhân tố quan trọng làm nên sự thành công tuyệt đối của Ngân hàng này trong lĩnh vực kinh doanh các công cụ phái sinh ngoại hối trên toàn cầu. Ngân hàng cũng chính là người đi đầu trong việc thiết kế những chiến lược tái cơ cấu toàn bộ giúp khách hàng có thể tự bảo vệ họ khỏi những rủi ro ngoại hối ở mức chi phí thấp hơn so với việc chỉ sử dụng những sản phẩm đơn giản như trước đây. Điều quan trọng nhất là Deutsche Bank luôn không ngừng kiểm tra, cập nhật và nâng cao các sản phẩm dịch vụ, chiến lược kinh doanh và vị thế của nó trên thị trường để đảm bảo rằng chúng phù hợp với xu thế của thị trường. Trong suốt những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách đó của Ngân hàng là nhân tố sống còn, trong bối cảnh: tỷ giá biến động khôn lường đặc biệt là đồng EUR và đồng USD, với sự thay đổi tỷ giá kỷ lục ở hầu hết các cặp tiền tệ, các chiến lược đưa ra không những không hiệu quả mà còn không đánh giá hết những rủi ro trên thị trường ngoại hối. Deutsche Bank đã phản ứng với những biến động của thị trường nhanh hơn bất kỳ ngân hàng nào khác nhờ hệ thống quản trị rủi ro hoạt động liên tục, cung cấp cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn và kịp
thời, nhờ vào việc tổ chức lại các vị trí đã có và phát triển những hướng đi mới, đồng thời đầu tư vào những sản phẩm phù hợp nhất với thị trường mới.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của các NHTM Hoa Kỳ
Các NHTM Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng linh hoạt các công cụ kinh doanh ngoại hối, Mỹ cũng là nước đi đầu sử dụng các công cụ tài chính hiện đại như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Việc sử dụng các giao dịch này tạo ra sự linh hoạt cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và nhiều cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mặc dù thị trường ngoại hối Mỹ không phải là thị trường lớn nhất trên thế giới nếu xét về quy mô kết quả kinh doanh ngoại hối, nhưng các NHTM của Mỹ tỏ ra hoạt động rất hiệu quả. Trong bảng thống kê các ngân hàng thương mại kinh doanh ngoại hối lớn nhất trên thế giới vào tháng 9/2016, có 4 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới về kinh doanh ngoại hối là ở thị trường Mỹ.
Các NHTM Mỹ rất sáng tạo và dám mạo hiểm trong việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống. Có thể nói, thị trường ngoại hối Mỹ là nơi các công cụ kinh doanh ngoại hối phái sinh được đưa vào ứng dụng sớm nhất, ngày càng phát triển và mang tính chuyên nghiệp cao. Một nguyên nhân khác khiến cho việc kinh doanh ngoại hối phái sinh của các NHTM Mỹ phát triển với tốc độ nhanh như vậy là do các NHTM Mỹ có mạng lưới chi nhánh rộng lớn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính nhờ nguồn thu từ các chi nhánh ở nước ngoài mà các NHTM Mỹ lại càng có điều kiện để đầu tư cho hoạt động kinh doanh ngoại hối ở trong nước. Ngoài ra, các NHTM Mỹ còn làm đại lý cho nhau trên khắp cả nước và thường xuyên giao dịch với nhau để tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại hối và phòng chống rủi ro hối đoái mang tính chất hiệu ứng dây truyền. Có tất cả 1065 NHTM hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại Mỹ cho đến cuối năm 2016 đã mang về cho nước này tổng cộng là 30,1 nghìn tỷ USD trong đó doanh số chủ yếu tập trung vào 4 ngân hàng là JPMorgan Chase, Citibank, Goldman Sachs và Bank of America với doanh số là 26 nghìn tỷ USD (OCC’s Quarterly Report on Bank Derivatives Activities 2016). Chính vì thế, bên cạnh
Currency), cũng như các nhà quản lý khác, các NHTM nhỏ hơn trên thị trường Mỹ đang đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối, tập trung vào thị trường phái sinh OTC... để có thể cạnh tranh với các NHTM lớn tại Mỹ.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản
Thị trường ngoại hối Nhật Bản chỉ phát triển thực sự khi Chính phủ đất nước này tiến hành tự do hóa quản lý ngoại hối dẫn đến việc tăng đáng kể khối lượng giao dịch ngoại hối ở Nhật Bản. Vì vậy, ngay từ năm 1985, Tokyo đã vượt Hồng Kông và Singapore để trở thành thị trường ngoại hối hàng đầu ở Châu Á. Xét về mặt quốc tế Nhật Bản chỉ đứng thứ 5 sau London, New York, Frankfurt và Zurich. Để có được thành quả này là sự đóng góp không nhỏ của các NHTM Nhật Bản qua các kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, các NHTM Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với khách hàng là các công ty lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán, để duy trì được quan hệ này họ sẵn sàng đầu tư vào các công ty và trớ thành cổ đông của chính những khách hàng này.
Thứ hai, các NHTM Nhật Bản tiến hành kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế thông qua việc mua bán các trái phiếu nước ngoài, đồng thời phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để huy động vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng trong nước.
Thứ ba, đế tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình khi thị trường ngoại hối trong nước được tự do hóa, nhiều NHTM Nhật Bản đã tiến hành sát nhập với nhau đồng thời thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mật thiết với các NHTM khác, trở thành nhưng tập đoàn ngân hàng như tập đoàn tài chính Mizuho sở hữu ba ngân hàng Dai - Khi Kangyo, ngân hàng Fuji và ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, Công ty ngân hàng Sumitomo Mitsui được hình thành từ vụ sát nhập ngân hàng Sumitomo và ngân hàng Sakura vào tháng 4/2001...
Đặc biệt, trên thị trường ngoại hối các NHTM Nhật đã và đang sử dụng rất linh hoạt các CCPS để phục vụ cho mục đích kiếm lời của mình. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, các NHTM Nhật Bản rất khôn ngoan khi chỉ tập trung vào các hợp đồng phái sinh có thời hạn ngắn (từ một năm trở xuống), các
hợp đồng này chiếm đến 56,6% số lượng các hợp đồng kinh doanh ngoại hối. Với mục tiêu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối bằng các công cụ phái sinh, NHTƯ Nhật Bản đang cùng với nhóm các NHTƯ của 10 quốc gia khác phối hợp với Bank for International Settlements (BIS) để đưa ra một nghiên cứu thống kê mới nhất về thị trường ngoại hối phái sinh toàn cầu dựa trên “Những mục tiêu phát triển thị trường ngoại hối phái sinh toàn cầu” phát hành bởi BIS vào tháng 7 năm 1996 và Báo cáo của NHTƯ 3 năm 1 lần (Triennial Central Bank Survey - 4/2007).
1.4.2. Bài học đối với các NHTM Việt Nam
Thứ nhất, để tăng số lượng thành viên tham gia thị trường, số lượng cũng như trị giá giao dịch kinh doanh ngoại hối phái sinh ngoại tệ, các nhà quản lí cần phải nới lỏng quy định pháp lí đối với các thành viên tham gia trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà làm luật nên học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc quản lí thị trường ngoại hối phái sinh hạn chế cách tối đa việc chỉnh sửa các quy định pháp lí, vì đây là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển thị trường.
Thứ hai, cần phải đa dạng hoá các công cụ phòng ngừa rủi ro nói chung cũng như công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng. Thêm vào đó, tiến tới việc thành lập trung tâm kinh doanh ngoại hối phái sinh quyền chọn và phái sinh tương lai giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đối với công cụ phòng ngừa rủi ro. Nhưng để làm được điều này, các NHTM cần phải đào tạo cán bộ chuyên sâu vào lĩnh vực phái sinh ngoại hối, có những biện pháp thu hút các nhà kinh doanh tham gia loại hình này. Đặc biệt, cần phải trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho loại hình kinh doanh nói trên.
Thứ ba, NHNN ban đầu cần thực hiện các biện pháp khác tăng cường đẩy mạnh sự ổn định của tỷ giá hối đoái trên thị trường, ngoài biện pháp ghim hay nới lỏng biên độ dao động tỷ giá nhất định như hiện nay. Tiếp sau đó, NHNN có kế hoạch thả nổi tỷ giá trong tương lai để tỷ giá biến động theo cung cầu ngoại hối trên thị trường. Chỉ có như vây, nhà đầu tư kinh doanh mới có ý thức sử dụng các công
cụ ngoại hối phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá do tỷ giá biến động không thể lường trước được.
Thứ tư, tận dụng ưu thế của người đi sau, vận dụng kinh nghiệm phát triển của các NHTM đi trước để rút ngắn thời gian phát triển, các Ngân hàng nên tham gia Chương trình nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm phái sinh của Ngân hàng Nhà nước. Những chương trình nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá và giúp đưa ra những giải pháp phát triển đối với các sản phẩm phái sinh.
Thứ năm, cần có sự chọn lọc trong phát triển các sản phẩm phái sinh ngoại hối. Việc lựa chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của từng ngân hàng và khả năng áp dụng của từng sản phẩm. Cần có định hướng cụ thể và rõ ràng cho sự phát triển các sản phẩm trong nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của từng Ngân hàng.
Kết luận chương I
Chương I đã đề cập đến những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu về nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại các NHTM thông qua mô tả sơ lược về các nghiệp vụ kinh doanh nói chung của các NHTM. Nội dung quan trọng của chương I là tập trung trình bày về khái niệm, đặc điểm chi tiết của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, ưu nhược điểm và ứng dụng của chúng trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đầu cơ sinh lời. Ngoài ra, chương I còn đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối và các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo của luận văn sẽ phân tích rõ thực trạng phát triển của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) để thấy được những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện Agribank đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Agribank giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế Việt Nam – quốc gia có đến 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu. Tính đến 30/09/2016, tổng tài sản của Agribank đạt 980.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 890.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 720.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của Agribank và chiếm trên
50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Hiện nay, Agribank đang triển khai 07 chính sách tín dụng và 02 chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam, cùng ngành ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với quá trình phát triển nền kinh tế đất nước.
Agribank là Ngân hàng Thương mại có mạng lưới rộng lớn với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước; gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương.
Agribank là định chế tài chính có uy tín, có quan hệ với gần 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là ngân hàng tiên phong, giữ vị trí chủ đạo hoạt động thanh toán biên mậu với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia. Năm 2005, Agribank đã mở Văn phòng đại diện tại Thủ đô