Kiểm đi ̣nh phi tham số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự ảnh hưởng của sự kiện trung quốc đặt giàn khoan HD 981 tới thị trường chứng khoán việ (Trang 45)

Tuy nhiên, nhiều phương pháp kiểm định phi tham số áp dụng cho các lợi nhuận bất thường AR chỉ trong một ngày. Do vậy, cần có những phương pháp kiểm định phi tham số được cải thiện cho nghiên cứu sự kiện.

Kiểm đinh phi tham số cũng được dùng để kiểm đi ̣nh giả thuyết về ảnh hưởng của sự kiê ̣n lên lợi nhuâ ̣n bất thường. Hướng tiếp câ ̣n này không yêu cầu các quan sát phải có phân phối chuẩn. Kiểm đi ̣nh phi tham số cho nghiên cứu sự kiê ̣n là Sign test và Rank test.

Kiểm định phi tham số Sign test sẽ dựa trên dấu của lợi nhuâ ̣n bất thường. Lợi nhuâ ̣n bất thường (hoă ̣c lợi nhuâ ̣n bất thường tích lũy) là đô ̣c lâ ̣p giữa các chứ ng khoán và tỷ lê ̣ kỳ vo ̣ng về lợi nhuâ ̣n bất thường dương theo giả thuyết kiểm định là 0.5. Cơ sở của kiểm định này là, theo giả thuyết kiểm định, có khả năng ngang nhau rằng CAR có thể mang giá trị âm hoặc dương. Ví dụ nếu giả thuyết kiểm định là có lợi nhuận bất thường mang giá trị dương liên quan đến sự kiện, giả thuyết kiểm định sẽ là và giả thuyết phủ định là trong đó . Trong phương pháp kiểm định này, cần thống kê số trường hợp lợi nhuận bất thường dương trong cửa sổ sự kiện, ký hiệu là N+ và tổng số các trường hợp là N. Giá trị thống kê của kiểm định phi tham số được tính toán như sau

(3.22)

Điểm yếu của kiểm định phi tham số Sign Test là kiểm định có thể không xác định được rõ nếu phân phối lợi nhuận bất thường bị lệch trong trường hợp với dữ liệu hàng ngày. Để giải quyết thiếu sót này, Charler Corrado (1989) đã đề xuất phương pháp kiểm đinh phi tham số Rank Test để đánh giá lợi nhuận bất thường trong nghiên cứu sự kiện. Corrado đã kiểm định lợi nhuận bất thường dựa trên dữ liệu về lợi nhuận của các chứng khoán trong cửa sổ sự kiện một ngày để giải quyết vấn đề phân phối không chuẩn của lợi nhuận bất thường. Đầu tiên, ông xếp hạng lợi nhuận bất thường của các chứng khoán trên cả cửa sổ ước lượng và cửa sổ sự kiện và chỉ định thứ hạng cho mỗi lợi nhuận bất thường, trong đó xếp hạng một là lợi nhuận bất thường nhỏ nhất. Sau đó ông tính xếp hạng trung bình qua các cửa sổ. Kiểm định thống kê Rank test trên cửa sổ sự kiện được tính toán để kiểm định giả thuyết lợi nhuận bất thường bằng không.

Dựa trên những nghiên cứu đã được giới thiệu trước đó, xem xét một mẫu T ngày là tập các lợi nhuận bất thường cho mỗi chứng khoán trong tập N chứng khoán. Để triển khai Rank Test, cho mỗi chứng khoán, cần xếp hạng các lợi nhuận bất thường theo thứ tự từ 1 đến T. Định nghĩa là xếp hạng của lợi nhuận bất thường của chứng khoán i trong cửa sổ sự kiện khoảng thời gian T với công thức như sau

(3.23)

Trong đó là số giá trị không rỗng trong cửa sổ sự kiện, là số giá trị trống trong cửa sổ sự kiện. Thống kê hạng cho một ngày đơn lẻ với giả thuyết : AAR = 0 được xác định như sau

(3.24)

Trong đó

(3.25)

(3.26)

Với là số quan sát không rỗng. Khi phân tích một sự kiện nhiều ngày, Campell và Wasley (1993) xây dựng kiểm định RANK bao gồm tổng các trung bình vượt quá hạng trong cửa sổ sự kiện với giả thiết : CAAR = 0 như sau

(3.27)

Trong đó là hạng trung bình giữa các công ty và theo thời gian trong cửa sổ sự kiện. Kiểm định này còn gọi là kiểm định tổng hạng (cum-rank).

(3.28)

Thông thường các kiểm đi ̣nh phi tham số không được thực hiê ̣n riêng rẽ, mà thường được kết hợp với các kiểm đi ̣nh tham số khác. Các kết quả của kiểm đi ̣nh phi tham số giúp cung cấp mô ̣t sự kiểm tra về tính ma ̣nh mẽ của kết luâ ̣n thu được từ phương pháp kiểm đi ̣nh tham số. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, Campbell và Wasley (1993) đã tiến hành kiểm đi ̣nh Rank Test cho lợi suất hàng ngày dựa trên

chỉ số NASDAQ, và thấy rằng các kiểm đi ̣nh phi tham số Rank test cung cấp những kết luâ ̣n đáng tin câ ̣y hơn so với kiểm đi ̣nh tham số chuẩn thông thường.

Như vậy, mỗi phương pháp kiểm định thống kê đều có những ưu điểm và nhước điểm riêng. Do vậy cần kết hợp các phương pháp kiểm định thống kê và phi thống kê để kết quả kiểm định được chắc chắn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về sự kiê ̣n Trung Quốc đă ̣t giàn khoan HD-981 4.1.1 Bối cảnh xảy ra sự kiê ̣n giàn khoan HD-981

Biển Đông, cách gọi Biển Nam Trung Hoa của Việt Nam, là một vùng biển bên rìa Thái Bình Dương được bao bọc bởi tám quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Nằm trên tuyến đường giao thông nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu và Trung Đông với Châu Á, Biển Đông được coi là một tuyến đường thiết yếu cho dầu, tài nguyên, và hàng hoá thương mại vận chuyển từ Trung Cận Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vị trí chiến lược cùng tiềm năng dầu khí lớn đặt Biển Đông vào tâm điểm của các tranh chấp chủ quyền bởi các nước bao quanh.

Nằm trong chiến lược dài hạn, những động thái của Trung Quốc thể hiện rõ ràng ý định kiểm soát trọn vẹn Biển Đông. Yêu sách chủ quyền gần như trọn vẹn biển Đông bằng đường biên giới trên biển hình chữ U, còn gọi là “đường lưỡi bò”, và các hoạt động thăm dò, tuần tra, cảnh sát trong vùng nước này của Trung Quốc gặp sự phản đối của các nước khác.

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan được Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ,[ cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa.

Hình 4.1: Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981

Theo Việt Nam, vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Theo Trung Quốc, giàn khoan hoạt động trong vùng biển của quần đảo Tây Sa(quần đảo Hoàng Sa). Mặc dù, Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn cùng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam cho rằng, quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đảo Trường Sa, đều là tập hợp của các đảo, đá và bãi cạn nhỏ bé, không đủ lớn để có đời sống kinh tế riêng. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là các quốc gia ven biển không phải là những quốc gia quần đảo, nên theo công ước luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 không thể áp dụng những quy định của quốc gia quần đảo vào các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển. Mà trong trường hợp này là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) không thể có đường cơ sở chung bao lấy toàn bộ quần đảo như đường cơ sở Trung Quốc công bố, và quần đảo này cũng không thể có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở đó. Từng đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ có độc lập từng vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý quanh mỗi đảo mà thôi. Nên Việt Nam không đề cập đến quần

đảo Hoàng Sa trong tuyên bố về vị trí của giàn khoan Hải Dương-981, mà chỉ nói giàn khoan nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa theo Việt Nam).

Vị trí này thuộc trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143 và chưa thăm dò, khai thác, nhưng được đánh giá là ít trữ lượng dầu. Vùng biển đặt giàn khoan sâu khoảng 1.000 m, trong đó nơi Trung Quốc đặt giàn khoan thì sâu khoảng 1.100 m. Vì vậy, Trung Quốc phải dùng giàn khoan đặc biệt, dạng nửa chìm nửa nổi. Giàn này có hai cách định vị, dùng neo xuống đáy biển hoặc các chân vịt để tự cố định.

Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 7 tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc, trong đó các tàu chiến thường xuyên lởn vởn xung quanh giàn khoan.

Những động thái bề mặt sau đó của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ về một sự “cảnh cáo” đối với Việt Nam khi các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên định không thoả hiệp về vấn đề Biển Đông và gác tranh chấp, cùng nhau khai thác như ý muốn của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước dù không ngừng cải thiện trên nhiều phương diện trong nhiều năm qua nhưng sự trỗi dậy về kinh tế đi liền với sự hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông khiến Việt Nam có lí do để nghi ngờ và phòng bị.

4.1.2. Diễn biến củ a sự kiê ̣n và phản ứng của Viê ̣t Nam

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Ngày 3 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc đăng cảnh báo tàu thuyền trong ba tháng không tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý quanh giàn khoan.

Ngày 4 tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động của phía Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD- 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Ngày 5 tháng 5, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Đáp lại, tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số kiểm ngư viên.

Ngày 11 tháng 5, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.

Ngày 15 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc.

Ngày 17 tháng 5, Trung Quốc sơ tán công dân nước này về nước, khuyến cáo khách du lịch không nên tới Việt Nam

Ngày 20 tháng 5, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".

Ngày 26 tháng 5, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng ở khu vực Nam Tây Nam cách giàn khoan 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Ngày 9 tháng 6, Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài ngừng xúc tiến hợp đồng làm ăn ở Việt Nam

Ngày 18 tháng 6, theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 xuống biển Đông từ ngày 18 đến 20 tháng 6. Thông báo của website này nói giàn "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20 tháng 6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông.

Ngày 5 tháng 7, Trung Quốc công bố bản đồ dọc với đường chữ U gồm 10 đoạn

Ngày 15 tháng 7 năm 2014, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nói rằng công ty dầu mỏ này đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò" ngoài khơi. CNPC cho biết đã "phát hiện các dấu hiệu của dầu mỏ và khí đốt" tại đây và sẽ "đánh giá dữ liệu thu thập được" để "quyết định về bước đi tiếp theo". Sau đó HD-981 được di chuyển về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Trong thời gian trên, lúc đỉnh điểm có hơn 140 tàu vũ trang, tàu quân sự, và máy bay hộ tống được điều động đến khu vực xung quanh giàn khoan, tấn công và ngăn cản tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Đa số các ý kiến trên báo chí và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan điểm về cách giải quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến tranh, sử dụng giải pháp ngoại giao đến hòa hoãn. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu mọi phương án để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình, kể cả phương án pháp lý, đó là kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.

Ở trong nước, dư luận Trung Quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều tiếng nói phản đối hành vi ngang ngược của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc chính phủ của họ “gây chuyện” với các nước láng giềng sẽ không đem đến một kết cục có lợi, đồng thời phản bác những lập luận mà nhà cầm quyền đưa ra về tuyên bố chủ quyền phi lý bên trong “đường lưỡi bò”.

Các cuộc tranh luận gay gắt cũng đã nổ ra xung quanh những thái độ khác nhau trước vụ việc này. Rất nhiều cuộc biểu tình, thậm chí bạo động xảy ra tại Việt Nam trong khoảng thời gian này liên quan đến sự kiện giàn khoan HD-981. Cộng đồng mạng người Việt cũng có phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều trang mạng được lập ra kêu gọi tẩy chay và nhiều người dùng đã thay đổi hình ảnh đại diện là quốc kỳ Việt Nam và biểu tượng tẩy chay hàng Trung Quốc. Một vài khách sạn tại Việt Nam từ chối nhận khách Trung Quốc, vài cửa tiệm không bán hàng Trung Quốc và du khách Việt đua nhau hủy tour đi du lịch Trung Quốc.

Theo Thủ tướng Việt Nam, sự kiện này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tác động tiêu cực đến nhiều mặt, trong đó có phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 8 tháng 5 năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index giảm đến 33,09 điểm, tương ứng 5,91%; trên sàn HNX, HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%. Theo nhận xét của hãng tin tài chính Bloomberg, phiên giao dịch sáng 8 tháng 5 là phiên giảm mạnh nhất kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự ảnh hưởng của sự kiện trung quốc đặt giàn khoan HD 981 tới thị trường chứng khoán việ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)