Phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 64 - 73)

tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Với những nỗ lực trong công tác định hướng phát triển thẻ tín dụng và công tác hoàn thiện công tácquản trị rủi ro thẻ tín dụng của Ban lãnh đạo Chi nhánh MB, hoạt động thẻ tín dụng tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với những thông tin thu thập được, do sự hạn chế tiếp cận nguồn thông tin nên các tiêu chí quản trị rủi ro thẻ tín dụng được đánh giá cụ thể như sau:

55

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị: tỷ đồng/% STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế 62.018 71.925 83.055 2 Dư nợ thẻ tín dụng 1.625 1.917 2.405 3 Dư nợ quá hạn thẻ 75,24 83,77 97,40 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/DNT 4,63% 4,37% 4,05%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm

Tổng số thẻ phát hành trong năm 2018 đạt 62.018 thẻ. Trong năm 2019, Ngân hàng TMCP Quân Đội tăng trưởng thêm 9.907 thẻ tín dụng; tương đương mức tăng 15,97% so với năm 2018 và đạt giá trị là 71.925 thẻ tín dụng tại thời điểm cuối năm 2019. Đến năm 2020, số lượng thẻ tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng 15,47% so với năm 2019. Trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid gây nên giãn cách xã hội, việc kinh doanh thẻ tín dụng cũng bị ảnh hưởng nhưng không vẫn đạt số lượng thẻ là 83.055 thẻ tín dụng.

Dư nợ thẻ tín dụng tăng qua các năm từ năm 2018 – 2020, cụ thể: năm 2018 tổng dư nợ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đạt 1.625tỷ đồng; đây là một con số rất ấn tượng. Năm 2019, dư nợ thẻ tín dụng 292 tỷ so với cùng kỳ năm 2018, mức tăng là 17%. Đến năm 2020, dịch Covid bùng phát làm gia tăng các giao dịch không dùng tiền mặt và thanh toán online, dư nợ thẻ tín dụng đạt con số 2.405 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng là 25% so với năm 2019.

Trong khi đó, dư nợ quá hạn thẻ tín dụng qua các năm là 75,24 tỷ (2018); 83,77 tỷ (2019) và 97,4 tỷ (2020). Mặc dù dư nợ thẻ tín dụng trong các năm 2018 -

56

202 có tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ nợ quá hạn so với doanh thu có xu hướng giảm, lần lượt đạt 4,63% (2018); 4,37% (2019) và 4,05% (2020). Điều đó cho thấy hoạt động quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoan 2018 - 2020 là có hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng và mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng

Bảng 2.12: Thực trạng nợ xấu thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị tính: tỷ đồng/% TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Dư nợ thẻ tín dụng 1.625 1.917 2.405 2 Dư nợ xấu 60,12 66,52 75,04 3 Tỷ lệ nợ xấu thẻ TD/Tổng dư nợ thẻ 3,7% 3,47% 3,12%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm

Nợ xấu thẻ tín dụng là những khoản dư nợ thẻ tín dụng thuộc nhóm nợ 3, nhóm 4, nhóm 5. Đến hết 31/12/2018, dư nợ xấu thẻ tín dụng là 60,12 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng dư nợ thẻ tín dụng. Đến năm 2019, dư nợ xấu thẻ tín dụng là 66,52 tỷ đồng, tăng 6.39 tỷ so với 2019, chiếm tỷ lệ 3,47% trong tổng dư nợ thẻ tín dụng. Đến năm 2020, dư nợ xấu thẻ tín dụng là 75,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,12% trong tổng dư nợ thẻ tín dụng. Có thể thấy mặc dù số tuyệt đối dư nợ xấu tăng trong giai đoạn 2018 - 2020 nhưng tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ thẻ có xu hướng giảm xuống, cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của MB đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ thẻ tín dụng có chiều hướng giảm nhưng mức độ giảm chậm hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn thẻ trong tổng dư nợ. Nguyên nhận là do những món nợ xấu (nợ từ nhóm 90 ngày trở lên) là những món nợ khó đòi, chủ thẻ

57

thường không hợp tác thanh toán thẻ hoặc ngân hàng không thể liên hệ được với chủ thẻ để thu hồi nợ, dẫn đến ngân hàng mất vốn.

Tại thời điểm cuối năm 2020 Ngân hàng TMCP Quân Đội có 198 phòng giao dịch trên toàn quốc, như vậy trung bình dư nợ xấu thẻ tín dụng trong 1 chi nhánh năm 2020 là 379 triệu đồng. Để đạt được kết quả này thì ngoài phương hướng nhiệm vụ, lựa chọn đúng đối tượng khách hàng thì công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng phải đạt được hiệu quả, tích cực giảm tỷ lệ nợ xấu và hạn chế rủi ro thẻ tín dụng có thể xảy ra đến mức tối đa có thể.

2.2.2Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN tại

MB

Nhóm nhân tố khách quan

Hệ thống pháp lý, chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước

Hiện tại Ngân hàng nhà nước đã có những thông tư, chỉ thị để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng nói chung, thẻ tín dụng nói riêng tại các ngân hàng thương mại. Hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 03/VBHN-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng ngày 15/01/2021, Thông tư số 20/2020/TT-NHNN ngày 31/12/2020 sửa đổi quy định về các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng, Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/01/2021 về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng. Các văn bản trên không hướng dẫn cụ thể để các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất về cơ sở đánh giá hạn mức, phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng phát hành thẻ. Theo đó, trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành có quy định nội bộ riêng biệt về phát hành thẻ áp dụng trong hệ thống nội bộ (Thông tư số 03/VBHN-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng ngày 15/01/2021). Chính vì vậy hiện tại các ngân hàng có cơ sở phát hành thẻ tín dụng riêng: Techcombank, BIDV phát hành thẻ dựa trên hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng, MB và một số ngân hàng khác phát hành dựa trên đánh giá hồ sơ khách hàng cung cấp. Đối với việc cấp tín dụng qua thẻ, Thông tư số 03/VBHN-NHNN quy định: “Tổ chức phát hành thẻ có quy định nội bộ về việc cấp

58

tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, lãi suất áp dụng, quy trình thẩm định” (Thông tư số 03/VBHN-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng ngày 15/01/2021). Quy định này khá chung chung đồng thời tạo ra kẽ hở để các ngân hàng thương mại tự thiết lập cơ chế riêng về việc phát hành thẻ, phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Điều này dẫn đến có sự khác biệt về hạn mức, hồ sơ của thẻ tín dụng khách hàng có thể gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh, không thống nhất trong thủ tục tiếp nhận và phát hành thẻ tín dụng.

Được triển khai từ 2015, Trung tâm thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đãng đưa ra điểm số tín dụng CIC để đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro của cá nhân. Trong năm 2020, CIC đã triển khai xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng mới 2.0 với sự trợ giúp của tập toàn NICE – Hàn Quốc. Mô hình chấm điểm thể nhân mới có bước cải tiến nổi bật, thông qua mô hình này, toàn bộ khách hàng vay thể nhân sẽ được chấm điểm với tần suất định kỳ hàng tháng nhờ nền tảng công nghệ và thuật toán mới, đảm bảo được độ chính xác và ổn định. Cùng với đó, CIC tiếp tục phát triển mở rộng cơ sở dữ liệu thông tin dữ liệu quốc gia, kết nối với nguồn thông tin mới ngoài ngành như các bộ, ngành, doanh nghiệp tiện ích để có thêm thông tin phục vụ công tác đánh giá chấm điểm khách hàng mới.

Chủ thẻ tín dụng

Chủ thẻ tín dụng có thể gây ra những rủi ro thẻ tín dụng trong trường hợp khách hàng sử dụng thẻ sai mục đích, khách hàng bất cẩn để lộ thông tin thẻ, khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc không có khả năng quản lý tài chính.

Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, các nhóm khách hàng được ưu tiên phát hành bao gồm: Khách hàng có trả lương qua tài khoản MB, khách hàng đang công tác trong lĩnh vực quân đội, khách hàng có sổ tiết kiệm, có số dư tiền gửi tại MB, khách hàng đang vay vốn tại ngân hàng. Những nhóm khách hàng này hầu hết đều có thông tin cá nhân trên hệ thống nội bộ MB, có trình độ văn hoá tương đối và đều có thu nhập đảm bảo chi trả cho các khoản nợ. Hơn nữa, ngoài sử dụng dịch vụ thẻ

59

tín dụng, các nhóm khách hàng này cón sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như vay vốn, tiền gửi, thanh toán lương,…vì vậy có thể giảm thiểu được hành vi giả mạo, gian lận để trục lợi từ thẻ tín dụng. Khi các CV QLKHCN phát hành thẻ tín dụng cho các nhóm khách hàng này, chủ thẻ sẽ được hướng dẫn về cách sử dụng thẻ, cách bảo mật các thông tin cũng như các hình thức gian lận để chủ thẻ đề phòng. Khi có phát sinh các giao dịch nghi ngờ, khách hàng sẽ có các biện pháp để xử lý rủi ro thẻ như gọi điện cho hotline, thực hiện khoá thẻ qua App điện thoại hay liên hệ với CV QLKHCN đã phát hành thẻ.

Nhóm các nhân tố chủ quan

Nghiệp vụ, đạo đức làm việc của các CV QLKHCN

Ngân hàng TMCP Quân Đội có các hướng dẫn liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh thẻ tín dụng cho các CV QLKHCN. Các cán bộ kinh doanh thẻ tại MB sẽ thu thập hồ sơ khách hàng đồng thời thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính để đề xuất phát hành thẻ và hạn mức thẻ.

Ngoài những kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh thẻ, thì đạo đức làm việc là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trung tâm thẻ, phòng quản trị rủi ro tại Hội sở chính MB thường xuyên truyền thông về việc nâng cao trách nhiệm trong việc phát hành thẻ, kiểm soát rủi ro thẻ tín dụng. Trong mô hình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại MB, CV QLKHCN sẽ là người thu thập hồ sơ, thẩm định và đề xuất hạn mức thẻ tín dụng, vì vậy rủi ro sẽ xảy ra trong trường hợp CV QLKHCN cung cấp thông tin giả, phát hành thẻ giả hoặc cấu kết với người ngoài để đáo hạn thẻ tín dụng nợ xấu từ các ngân hàng khác.

Nghiệp vụ thẻ tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của CV QLKHCN tại MB, tuy nhiên tương đối phức tạp và chủ yếu xử lý trên các phần mềm hiện đại, đòi hỏi quy trình thực hiện chuẩn xác, đồng thời yêu cầu đạo đức của CV QLKHCN không cấu kết, không lợi dụng khe hở để phát hành thẻ cho khách hàng nhằm trục lợi cho mục đích cá nhân. Trong khi đó, hiện nay, một số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm và thường là cán bộ kiêm nhiệm với nhiều nhiệm vụ khác (tín dụng đi kèm

60

bán các sản phẩm bán lẻ…) nên không có nhiều thời gian để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, dẫn đến thực hiện sai quy trình nghiệp vụ, gây sai sót, nhầm lẫn trong quá trình xử lý làm thiệt hại cho ngân hàng. Đồng thời, các cán bộ còn non trẻ trong quá trình nhận diện rủi ro, chưa nhanh nhẹn, nhạy bén và kịp thời phát hiện các rủi ro và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong các ngân hàng thương mại hiện tại đẩy mạnh công nghệ thông tin trong các sản phẩm dịch vụ, trong đó có thẻ tín dụng KHCN. Hiện tại MB đã phát triển công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc “Contactless” trong giao dịch thẻ tín dụng KHCN – công nghệ thanh toán thẻ hiện đại nhất. Với công nghệ này, chủ thẻ chỉ cần chạm hoặc vẫy thẻ tín dụng để thanh toán với các hoá đơn mua hàng bé hơn 1 triệu đồng, mang lại lợi ích tiết kiệm thời gian và thao tác đơn giản dễ sử dụng. Đây là hệ thống thanh toán hiện đại những cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thẻ tín dụng cho chủ thẻ, cần có sự giám sát sát sao và kiểm soát chặt chẽ của MB để đảm bảo an toàn hoạt động thẻ tín dụng. Ngoài ra, các thẻ tín dụng tại MB hiện tại là hầu hết là thẻ thanh toán thông minh EMV hay còn gọi là thẻ chip hoặc thẻ IC. Thẻ EMV chứa đựng các dữ liệu trên các vi mạch thay vì các vạch từ, vi mạch này tạo ra dữ liệu mỗi lần bạn giao dịch, khiến cho những kẻ gian lận hầu như không thể sao chép hoặc làm giả thẻ của bạn. Thẻ EMV cũng có khả năng lưu trữ thông tin chương trình khách hàng, hỗ trợ khách hàng đổi điểm thưởng tại các cửa hàng tham gia. Thẻ chip EMV có thể giúp chủ thẻ bảo mật trong mỗi giao dịch thanh toán, nhưng vẫn có thể xảy ra các rủi ro giao dịch thẻ khi chủ thẻ làm lộ thông tin bảo mật, hoặc thẻ bị mất cắp, thất lạc. Hiện nay thẻ chip EMV là tiêu chuẩn quốc tế cho những chiếc thẻ ngân hàng vì nó đảm bảo được sự an toàn hơn so với thẻ ngân hàng truyền thống. Mỗi khi thẻ EMV được dùng được để thanh toán, chip EMV sẽ tạo ra một mã giao dịch độc nhất nên trong trong trường hợp thẻ bị đánh cắp thì thẻ giả sẽ không hoạt động được. Ngoài ra, để một giao dịch trên thẻ EMV thành công cần 2 bước xác nhận của ngân hàng thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng phát hành. Vì vậy sử dụng thẻ chip EMV rất an toàn, nhất là ở nước ngoài. Ngoài MB, có nhiều ngân hàng lớn đang sử dụng thẻ

61

chip EMV cho sản phẩm thẻ tín dụng như VIB, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB,… Bên cạnh những công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ, MB cũng đã tập trung đẩy mạnh cập nhật các công nghệ đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ như tính năng xác nhận giao dịch trực tuyến MB 3D Secure và công nghệ chuẩn bảo mật PCI DSS version 3.2.1. MB 3D Secure yêu cầu chủ thẻ khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến trên các website, khách hàng phải thực hiện thêm bước xác thực giao dịch bằng mật khẩu sử dụng 1 lần OTP (One Time Password) cho mỗi giao dịch. PCI DSS là tiêu chuẩn bảo mật được xác lập bởi hội đồng tiêu chuẩn bảo mật (PCI Security Standards Council) nhằm bảo đảm an toàn cho dữ liệu thẻ. Hội đồng có thành viên là các tổ chức: VISA, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB Intertional. PCI DSS đưa ra các chuẩn mực về bảo mật thông tin thẻ gồm một hệ thống các yêu cầu đáp ứng các chuẩn mực về an ninh, chính sách, quy trình, cấu trúc mạng, hệ thống phần mềm với quy mô áp dụng toàn cầu. Tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS giúp bảo đảm an ninh cho dữ liệu của thẻ thanh toán khi được xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán điện tử.

Mô hình, các nghiệp vụ quản trị rủi ro thẻ tín dụng

Mô hình quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN tại MB đang triển khai theo mô hình phân tán, trong đó công tác thẩm định phát hành thẻ thực hiện tại các chi nhánh, hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)