Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 48 - 57)

Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Thăng Long

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Với phƣơng châm Tăng tốc – Hiệu quả - Bền vững, VCB Thăng Long đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Dƣới sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Ban Giám đốc, sự nhiệt tình, năng động của lực lƣợng cán bộ, hoạt động huy động vốn của VCB Thăng Long phát triển khá tốt. Trong năm 2014, do tác động khó khăn toàn diện của nền kinh tế Việt Nam, từ việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, thắt chặt tài chính, tiền tệ đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế mà đặc biệt là các tổ chức kinh tế, năm 2014 là năm đầu tiên nguồn vốn huy động có sự suy giảm sau rất nhiều năm nguồn vốn huy động tăng trƣởng. Tuy nhiên, đến năm 2015 nguồn vốn huy động tăng trở lại và đạt mức tăng trƣởng khá cao, huy động vốn tăng tuyệt đối 2.323 tỷ và đến tháng 12/2016 đạt đƣợc 14.685 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động đến tháng 12/2017 đạt mức tăng trƣởng vƣợt bậc là 21.140 tỷ đồng, đạt đƣợc 129.1% kế hoạch năm 2017, tăng 52.2% so với cuối năm 2016. Cụ thể có thể thấy tình hình huy động vốn tại VCB Thăng Long thể hiện qua Biểu đồ 2.1 nhƣ sau:

đồ 2.1: Kết quả nguồn vốn huy động 2014– 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB Thăng Long giai đoạn 2014– 2017)

Để có thể thấy rõ hơn tình hình huy động vốn ở VCB Thăng Long, chúng ta phân loại theo hƣớng sau:

- Phân theo loại tiền tệ, nguồn vốn ngoại tệ của VCB Thăng Long tƣơng đối ổn định, tăng trƣởng theo đúng định hƣớng đặt ra, tỷ lệ nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn huy động duy trì bình quân ở mức 18,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Tính đến 31/12/2017 vốn VND tăng giá trị tuyệt đối là 6455 tỷ đồng so với năm 2016, đạt 21.140 tỷ đồng, mức tăng trƣởng 144%. Và đây là tín hiệu rất tốt của VCB Thăng Long trong việc tăng cƣờng huy động vốn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp.

- Phân theo kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn tăng mạnh trong năm 2017 với số tăng tuyệt đối là 3.129 tỷ đồng so với năm 2016, đạt số dƣ là 6764,8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2016 tăng 885 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 có sự tăng trƣởng mạnh mẽ của nguồn vốn không kỳ hạn là do tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc. Theo thỏa thuận chung, các chi nhánh Vietcombank trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ thực hiện mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội và 9 Kho bạc Nhà nƣớc cấp quận huyện tƣơng ứng. Việc mở và sử dụng các tài khoản thanh toán này thực hiện đồng thời với quá trình triển khai thanh toán song phƣơng điện tử giữa Vietcombank với Kho bạc Nhà nƣớc theo thỏa thuận hợp tác ngày 26/9/2013, VCB Thăng Long cũng không nằm ngoài chủ trƣơng này

- Phân theo hình thức huy động, nguồn vốn huy động của VCB Thăng Long tính đến 31/12/2017 tỷ lệ nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cƣ không chênh lệch nhiều, giữ ở mức lần lƣợt là 56.3% và 43.7% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ tổ chức tăng trƣởng đều đặn qua các năm, tại thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ là 37.6%, đến 31/12/2017 tỷ lệ này đã tăng lên là 56.3%, nguyên nhân là do VCB Thăng Long đã huy động đƣợc các khoản vốn lớn của Kho bạc Nhà nƣớc, ngoài ra cũng thể hiện việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp tại VCB Thăng Long đang phát triển khá tốt. Việc tăng số lƣợng tài khoản của các doanh nghiệp và tăng cƣờng thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở làm tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Chi tiết hoạt động huy động vốn của chi nhánh Thăng Long đƣợc thể hiện ở Bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Kết quả nguồn vốn huy động giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Theo loại tiền tệ 8.748 11.071 14.685 21.140

VND 7.348 8.719 12.151 16.845 Ngoại tệ 1.400 2.352 2.534 4.295 2. Theo hình thức huy động 8.748 11.071 14.685 21.140 TG của TC 3.293 4.329 6.730 11.891 TG cá nhân 5.455 6.742 7.956 9.249 3. Theo kỳ hạn 8.748 11.071 14.685 21.140 TG không kỳ hạn 2.074 2.751 3.636 6764,8 TG có kỳ hạn 6.689 8.320 11.050 14.375

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014– 2017)

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Trong năm 2017, với định hƣớng tín dụng rõ ràng, kế hoạch kinh doanh đƣợc xây dựng phù hợp với đặc thù địa bàn, tập trung vào các lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đảm bảo tăng trƣởng đi kèm với kiểm soát rủi ro, cùng những điều kiện thuận lợi từ

Tình hình tăng trƣởng cho vay tại VCB Thăng Long có thể thấy rõ qua Biểu đồ 2.2 sau đây:

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014– 2017)

Dƣ nợ cho vay nền kinh tế toàn chi nhánh tăng trƣởng vƣợt bậc qua các năm, tính đến ngày 31/12/2015: dƣ nợ đạt 5.825 tỷ đồng, tăng 2306 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 65.5%, đến ngày 31/12/2016: đạt 7583 tỷ đồng tăng 1758 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 33.3%. Dƣ nợ tín dụng tính đến tháng 31/12/2017 đạt số tuyệt đối là 7.967 tỷ đồng, hoàn thành 99.5% kế hoạch đƣợc giao trong năm 2017, tăng 5.07% so với đầu năm

Trong giai đoạn 2014-2017, hoạt động tín dụng của VCB Thăng Long nhìn chung tăng trƣởng theo định hƣớng chug, nằm trong diễn biến khó khăn chung của nền kinh tế nhƣ các chính sách tài chính thắt chặt, chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, sức mua của toàn nền kinh tế giảm, tuy nhiên với các biện pháp điều hành chủ động nên hàng năm VCB Thăng Long về cơ bản đều đạt đƣợc kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ đề ra, đảm bảo chất lƣợng tín dụng và

cạnh tranh trên thị trƣờng. Kết quả hoạt động tín dụng đƣợc thể hiện rõ qua Bảng

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2012-2017

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

S/DƢ % S/DƢ % S/DƢ % S/DƢ %

Tổng dƣ nợ 3.519 100% 5.825 100% 7.583 100% 7.967 100% 1- Phân theo loại tiền tệ

VNĐ 3.164 89,9% 5.184 89,0% 7.037 92,8% 7.608 95,5% Ngoại tệ quy VNĐ 355 10,1% 641 11,0% 546 7,2% 359 4,5% Tổng 3.519 100% 5.825 100% 7.583 100% 7.967 100% 2- Phân theo kỳ hạn Ngăn hạn 2.551 72,5% 4.019 69,0% 5.581 73,6% 5.234 65,7% Trung, dài hạn 968 27,5% 1.806 31,0% 2.002 26,4% 2.733 34,3% Tổng 3.519 100% 5.825 100% 7.583 100% 7.967 100% 3. Phân theo tài sản đảm bảo

Cho vay có TSĐB 2.674 76,0% 5.132 88,1% 6.650 87,7% 5.872 73,7% Cho vay không có

TSĐB 845 24,0% 693 11,9% 933 12,3% 2.095 26,3%

Tổng 3.519 100% 5.825 100% 7.583 100% 7.967 100% 4- Phân theo đối tƣợng khách hàng

Cá nhân, hộ gia đình 495 14,1% 826 14,2% 1809 23,9% 2259 28,4% Doanh nghiệp 3024 85,9% 4999 85,8% 5774 76,1% 5708 71,6% Tổng 3.519 100% 5.825 100% 7.583 100% 7.967 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB Thăng Long giai đoạn 2014– 2017)

- Phân tích tình hình hoạt động cho vay theo loại tiền: Dƣ nợ cho vay vận

động cùng chiều với dƣ nợ cho vay bằng VND. Đối với cho vay bằng ngoại tệ trong những năm vừa qua có xu hƣớng giảm dần ngay cả khi dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng mạnh mẽ. Tỷ lệ cho vay VND/tổng dƣ nợ giữ ở mức khá cao là vào khoảng 90- 95%. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay VND qua các năm có xu hƣớng tăng dần, trong khi đó tỷ lệ cho vay ngoại tệ giảm dần. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chƣa nhiều vì vậy tỷ trọng cho bằng ngoại tệ ở mức thấp. Dƣ nợ cho

vay bằng ngoại tệ giảm liên tục từ năm 2014-2017, thứ nhất do quy định NHNN về hạn chế đối tƣợng đƣợc vay ngoại tệ, thứ hai do ảnh hƣởng khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Chênh lệch lãi suất cho vay bằng VND và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thu hẹp đáng kể, trong khi đó vay ngoại tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro biến động tỷ giá dẫn đến nhu cầu vay bằng ngoại tệ của doanh nghiệp giảm mạnh.

- Tình hình hoạt động cho vay theo thời hạn: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

vận động tƣơng đối ổn định qua các năm: tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ ổn định xoay quanh mức 70% và tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ ổn định xoay quanh mức 30%. Tính đến 31/12/2017, dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 5.234 tỷ đồng, chiếm 65,7% tổng dƣ nợ, giảm 347 tỷ đồng (tƣơng đƣơng giảm 6.2%) so với năm 2016. Dƣ nợ vay trung, dài hạn tăng mạnh, đạt 1.237 tỷ đồng chiếm 34,3% tổng dƣ nợ, tăng 456 tỷ đồng (tƣơng đƣơng với tăng 58,4%) so với năm 2016. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hƣớng giảm dần qua các năm, trong đó tỷ lệ cho vay trung dài hạn tăng nhẹ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2014- 2017 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau khoảng thời gian khủng hoảng, nền kinh tế có sự tăng trƣởng khá ổn định, việc đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng, mua mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh duy trì ở mức ổn định, vì vậy nhu cầu vay trung dài hạn đầu tƣ các dự án mới vẫn đều đặn. Dƣ nợ trung dài hạn vẫn tăng số tuyệt đối hàng năm là do sự tăng trƣởng khá tốt trong việc cho vay đối với các đối tƣợng là cá nhân và hộ gia đình, đối tƣợng này chủ yếu vay vốn Bất động sản nhƣ xây sửa nhà, mua nhà đất, mua chung cƣ, mua ô tô, vay tiêu dùng…. thời gian vay thƣờng trên 10 năm.Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu là vay vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh thời hạn vay thƣờng là ngắn hạn. Bên cạnh đó, một nguyên nhân rất quan trọng khác đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long xác định cơ cấu danh mục cho vay là ƣu tiên tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2017, dƣ nợ cho vay trung, dài hạn của chi nhánh tăng khá mạnh. Một trong những lí

do là do chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng trƣởng nguồn vốn huy động, dịch chuyển dần cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi trung, dài hạn để cải thiện cơ cấu nguồn vốn, từ đó đẩy mạnh cho vay trung dài hạn. Hơn thế nữa, Vietcombank triển khai áp dụng triển khai chƣơng trình với những ƣu đãi lãi suất đặc biệt dành cho Khách hàng vay trung, dài hạn. Từ đó thể hiện đƣợc nỗ lực của Ngân hàng trong việc chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, thúc đẩy dƣ nợ trung, dài hạn của chi nhánh tăng mức kỉ lục so với những năm gần đây.

- Tình hình hoạt động cho vay theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ, bình quân giữ ở mức khoảng 80%, tỷ lệ cho vay ko có TSĐB chiếm khoảng 20% theo đúng định hƣớng đề ra của ban lãnh đạo, tuy nhiên tỷ lệ cho vay ko TSDB có dấu hiệu tăng trƣởng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân Từng đƣợc ví nhƣ "ngƣời ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe" trong năm 2014, song đến nay, kinh tế Việt Nam đã dần cho thấy sự phục hồi, dù còn chậm. Trong bối cảnh kinh tế Thế giới đang trên đà phục hồi, với nhiều màu sắc và tốc độ khác nhau. Các tổ chức tài chính quốc tế cũng liên tục đƣa các các điều chỉnh “giảm” đối với tốc độ tăng trƣởng của kinh tế Thế giới và hầu hết các nƣớc. Nền kinh tế của Hoa Kỳ và Tây Âu khôi phục không vững chắc, trong đó Hoa Kỳ đang tăng trƣởng chậm lại, Trong những tháng cuối năm 2015, Thế giới đang chứng kiến các sự kiện mất ổn định mới, làm tăng lên nỗi lo ngại ảnh hƣởng xấu đến bức tranh chung của kinh tế thế giới trong trung hạn. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số ít quốc gia có tốc độ phục hồi ấn tƣợng. Hơn nữa, vào đầu 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 với mục tiêu “tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lƣợc gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh”. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, bền vững và hiệu quả.. VCB

Thăng Long đã đánh giá lại các khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đƣợc các điều kiện cho vay không có TSBĐ và cấp tín dụng không có TSBĐ cho các doanh nghiệp này nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn trong quản lý rủi ro tín dụng, đó là một số đơn vị nhƣ: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Vạn Xuân, Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội, Tổng công ty CP Quốc tế Viettel… Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2014– 2017 với nhiều dấu hiệu tích cực khi tăng trƣởng kinh tế tiếp tục đƣợc cải thiện, đây là tiền đề tạo động lực cho nền kinh tế nƣớc ta khởi sắc trong thời gian tới. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, vực doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, tín dụng tăng trƣởng mạnh trong những tháng đầu năm. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất, dƣ nợ cho vay tăng mạnh đặc biệt là dƣ nợ cho vay không có TSĐB tăng nhanh ở 1 số đơn vị nhƣ: Tổng công ty bia rƣợu nƣớc giải khát Hà Nội, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô…

- Tình hình hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng: VCB Thăng Long có lợi thế là khách hàng là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI và các tổ chức liên quan, định hƣớng hoạt động của Ngân hàng VCB cũng tập trung phát triển khách hàng tổ chức, do vậy tỷ trọng tín dụng đối với tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 72-86%), trong khi đó cho vay đối với các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp đang giảm dần qua các năm và thay vào đó là các khoản vay cá nhân, đây là xu hƣớng điều chỉnh phù hợp với định hƣớng phát triển bán lẻ của toàn hệ thống VCB.

2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, VCB Thăng Long cũng đặc biệt quan tâm đến các mảng hoạt động khác nhƣ: Thu dịch vụ Ngân hàng, các chỉ tiêu thẻ (Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế, máy thanh toán thẻ …), các hoạt động bảo hiểm, các hoạt động tài trợ thƣơng mại…. nên kết quả thu đƣợc là rất khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động này đều

mang lại hiệu quả cao và có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu lợi nhuận của Chi nhánh, điều đó phù hợp với xu thế chung trong kinh doanh Ngân hàng trên thế giới và trong bối cảnh hiện nay lợi nhuận từ lĩnh vực tín dụng ngày càng bị thu hẹp thì cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)