TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC BẢO HỘLAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Bảo hộ lao động tại Công ty xây dựng và tư vấn thiết bị BIC (Trang 30 - 33)

Nhận thức được vấn đề tạo tâm lý thoải mái cho người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm màmột trong những yếu tố tạo nên tâm lý đó là phải làm sao để cho người lao động luôn cảm thấy an toàn khi lao động trong một môi trường vệ sinh. Do đó, ban giám đốc công ty đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động cho người lao động. Công ty đã thành lập một hợp đồng Bảo hộ lao động Giám đốc ra quyết định và thành lập các ban An toàn lao động tại Công ty do giám đốc công ty quyết định.

Giám đốc + P. giám đốc Công ty

Hội đồng bảo hộ lao động

Công đoàn ở các phòng ban

1. Phó giám đốc

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ BHLĐ

+ Tổ chức định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho công nhân

+ Tổ chức huấn luyện cho công nhân về an toàn lao động, vệ sinh lao động

+ Tổ chức cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc cho công nhân.

+ Các Phó giám đốc có trách nhiệm giamsats việc thực hiện công tác, BHLĐ của cấp dưới và có quyền quyết định một số việc thuộc phạm vi của mình.

2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ

+ Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm trình lên Phó giám đốc duyệt

+ Thường xuyên kiểmt ra tình hình thực hiện các phòng ban an toàn lao động – vệ sinh lao động của công nhân trong tổ, đội, phòng ban.

+ Giải quyết chế độ bồi dưỡng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

+ Trang cấp PTBCV theo định kỳ

+ Tiến hành công tác tập huấn, kiểm tra về BHLĐ cho công nhân trong tổ, đội, phòng ban theo định kỳ.

3. Công đoàn

+ Chức năng, quyền hạn vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác BHLĐ đã được quyết định trong các văn bản pháp luật. Công đoàn cũng đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình theo đúng tinh thần của các văn bản pháp luật đã quy định.

+ Công đoàn tập hợp các kiến nghị của người lao động và thay mặt người lao động trình lên Giám đốc để có sửa đổi hợp lý trong việc xây dựng các kế hoạch BHLĐ cải thiện điều kiện làm việc.

+ Công đoàn tham gia vào các điều tra xử lý và các vụ tai nạn lao động theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo về tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, vệ sinh môi trường lao động với Công đoàn cấp trên.

+ Công đoàn tổ chức phong trào quần chúng về công tác BHLĐ phát huy sáng kiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo chính sách cho người lao động.

+ Công đoàn chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, công đoàn đề nghị bố trí công nghiệp phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của người lao động, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.

4. Mạng lưới an toàn viên (ATV)

Nhờ có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của mạng lưới ATV, công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã tiến hành thành lập mạng lưới ATV. Mỗi công trình xây dựng đều đã thành lập 1 tiểu ban an toàn riêng. 1 ATV phải là người hiểu biết về nghiệp vụ, có nhiệt tình và giải mẫu về Bảo hộ lao động được người lao động bầu ra và có sự quản lý theo dõi trực tiếp của ban chấp hành Công đoàn. Bên cạnh đó người làm ATV phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ công đoàn và được cán bộ Bảo hộ lao động chỉ đạo trực tiếp về chuyên viên nghiệp vụ. Mạng lưới ATV của 8 đội và 5 phân xưởng sản xuất gồm 34 cán bộ. Mạng lưới ATV của toàn công ty được nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, được hướng dẫn phương thức hoạt động và được đào tạo huấn luyện về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ.

Các an toàn viên của Công ty đều được hưởng cả ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần khi làm nhiệm vụ, các ATV được hưởng các quyền lợi như các công nhân khác, ngoài ra còn hưởng chế độ bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Bảo hộ lao động tại Công ty xây dựng và tư vấn thiết bị BIC (Trang 30 - 33)