Thành lập Asean

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào nước CHDCND lào trong điều kiện cộng đồng asean được thành lập (Trang 32 - 34)

Cộng đồng ASEAN được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập với sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo các nước đối tác, đối thoại của ASEAN và Tổng Thư ký LHQ.

Thành lập Cộng đồng ASEAN 2015 là một dấu mốc quan trọng phản ánh sự

lớn mạnh của ASEAN sau 48 năm hình thành và phát triển, liên kết chặt chẽđểđến năm 2025 củng cố cả ba trụ cột là: Chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.

Điều cần nhấn mạnh là ngoài 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết trong AEC (Hàng nông sản; Ô-tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics), các nước ASEAN đã ký Hiệp định công nhận lẫn nhau và tự

do hóa dịch chuyển lao động với tám nghề (kế toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tế, điều tra viên, du lịch).

Asean đang nổi lên là một khu Asean đang nổi lên là một khu vực năng động với dân số khoảng 600 triệu người tài nguyên thiên nhiên phong phú và Môi trường tương đối ổn định được thúc đẩy bởi sự cam kết của các nhà lãnh đạo Asean quá trình hội nhập của khu vực đang làm gia tăng vị thế cạnh tranh của ASEAN tại các thị trường toàn cầu Các tổ chức phát triển toàn cầu và khu vực như ngân hàng thế

giới tập đoàn tài chính quốc tế và ngân hàng phát triển Châu Á dựđoán rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế dựa trên thương mại sản xuất cấp cao nông nghiệp và du lịch vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ theo Hội nghị các Ngoại trưởng Asean tổ chức tại Huahin Thái Lan vào ngày 20 tháng 8 năm 2013 xem xét tầm nhìn sau năm 2015 Thì mục tiêu tổng quát của Asean hiện đang chuyển từ một mục tiêu liên quan tới tăng trưởng kinh tế bền vững hướng tới một kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn diện xanh và dựa trên tri thức Và ngành du lịch được xem như là 1 nhân tố hàng đầu trong việc đóng góp vào tầm nhìn tổng thể sau 2015 của Asean.

Du lịch và cộng đồng Asean nằm trông trụ cột của cộng đồng kinh tế Asean du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên hội nhập cho đến năm 2015. du lịch đại diện cho một thành phần quan trọng của nền kinh tế của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là Campuchia, lào, Malaysia, Philippin và Thái Lan, nơi du lịch chiếm tới hơn 10% GDP và góp phần đáng kể trong cơ cấu việc làm trong nền kinh tế của các quốc gia này. theo WTTC, trong năm 2013 các quốc gia thành viên ASEAN đã đóng góp 112,6 tỷ USD trong xuất khẩu du lịch hoặc thu nhập ngoại hối và 294,4 tỷ USD trong giá trị gia tăng thu được từ điều hành du lịch và lữ hành, mua sắm, giải trí, giao thông vận tải và các nghề nghiệp dịch vụ và khu vực sản xuất khác liên quan đến du lịch, chiếm 12,30% GDP khu vực (Asean tourism strategic plan 2016 – 2025, tr,1).

Hiện nay ASEAN đang gấp rút hoàn thiện các yếu tố bảo đảm cho MRA-TP có hiệu lực và có thể chính thức áp dụng vào đầu năm 2016, bao gồm: Thành lập Ban Thư ký khu vực để triển khai MRA-TP; phát triển đội ngũ đào tạo viên, đánh giá viên ASEAN và mở rộng ở cấp độ từng quốc gia thành viên; phát triển các bộ

công cụ đào tạo và đánh giá theo bộ sáu tiêu chuẩn nghề; thành lập các hội đồng ngành du lịch và hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề ở từng quốc gia; tiến hành việc đối chiếu các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, chương trình đào tạo hệ

thống văn bằng, chứng chỉ của các nước với nhau thông qua hệ quy chiếu chung của ASEAN; xây dựng lại hệ thống đăng ký trực tuyến và phần mềm đánh giá trình độ

năng lực ( thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau Asean MRA ( bản dự thảo 1.0 ) 2012). Việc triển khai MRA sẽ giúp lao động của Lào có cơ hội được ra nước ngoài làm việc. Ngành du lịch Lào và các nước ASEAN có thêm nhiều cơ hội tuyển lao

động có tay nghề cao, giúp nâng cao được chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hình

ảnh và uy tín, cải thiện sức cạnh tranh và lượng khách du lịch, tăng doanh thu và

động lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô và vi mô…

Ngoài ra, với tiềm năng của mỗi quốc gia và sự cởi mở, tự do hóa hơn về

pháp lý, nhất là với sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nhiều cơ hội lớn mở ra cho phát triển du lịch Lào, cả về thể chế, cơ cấu sản phẩm, cơ sở hạ tầng và chất lượng, hiệu quả ngành du lịch, cũng như các cơ hội khác của một thị trường ngày

càng mở rộng, tự do và có sức liên kết cao hơn.

v Chủ động vượt thách thức để phát triển du lịch

Nhân lực là một trong những khâu quan trọng nhất, và cũng đang là khâu yếu nhất của du lịch Lào. Nếu không được nâng cấp và bổ khuyết kịp thời, nhất là về từ cung cách, thái độ, kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ…, ngành du lịch sẽ không chỉ thiếu hụt, mà còn cả bị áp lực cạnh tranh thất nghiệp và bị thay thế bởi lao động nước ngoài, từ các nhân sự cao cấp (quản lý khách sạn, nhà hàng cao cấp, lữ hành,

điều hành tour…), đến nhân viên trực tiếp bán hàng, phục vụ buồng, bàn, bếp và hướng dẫn viên du lịch.

Lượng khách trong khối ASEAN vào Lào năm 2015 chiếm khoảng 77% tổng số khách du lịch quốc tế. Vì vậy, việc liên kết các sản phẩm du lịch quốc tế (về

các chủđề: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và di sản, du lịch thiên nhiên, đường sông, và du lịch y tế …) cả trong và ngoài khối ASEAN có ý nghĩa quan trọng đẻ

duy trì và mở rộng trong gian tới.

Với tinh thần đó, cần xúc tiến các hoạt động liên kết du lịch quốc tế khu vực nhằm tăng nhanh và ổn định lượng khách quốc tế đến từ các thị trường nguồn

đường dài (long-haul) theo cả ba tuyến Hành lang Bắc - Nam từ Côn Minh (Trung Quốc) qua Bắc Lào tới Băng Cốc (Thái Lan) và Hành lang Đông - Tây và Hành lang phía Nam từ Băng Cốc - Phnôm Pênh - TP. HCM, định hình cơ cấu và thể chế

hợp tác giữa các nước trong ASEAN, nhất là giữa Việt Nam với Lào, Combodia và Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào nước CHDCND lào trong điều kiện cộng đồng asean được thành lập (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)