2.1.6.1. Hiệu quả kinh tế
Du lịch Lào đã tạo thu nhập đứng thứ hai sau ngành Mỏ quăng. Tỷ lệ tăng trưởng của số lượng khách du lịch là khoảng 14,52 %, bình quân thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế tại Lào là 7 ngày, bình quân chi tiêu của khách du lịch tại lào khoảng 76 USD/ngày, thu nhập từ du lịch đã góp phần trong GDP khoảng 5 %/năm, nguồn thu hàng năm từ năm 2011 thu được khoảng 406 triệu USD, năm 2012 thu được 506 triệu USD, năm 2013 thu được 595 triệu USD, năm 2014 thu
được 641 triệu USD, năm 2015 thu được 725 triệu USD và năm 2016 thu được 724 triệu USD. Du lịch trở thành sức mạnh tăng thu hút đầu tư từđơn vị kinh doanh cả
trong và ngoài nước hàng năm như: đầu tư về phát triển điểm du lịch và tạo sản phẩm du lịch mới tại các tỉnh thành, phát triển điểm du lịch thiên nhiên, phát triển sự kiện du lịch toàn diện trong đó gồm có khách sạn, nhà nghỉ, sòng bạc, khu vui
nhà đầu tư quan tâm. Hiện nay chính phủ đã cho phép nhà đầu tư làm nhượng quyền nhiều điểm du lịch quan trọng.
2.1.6.2. Hiệu quả xã hội
- Phát triển ngành nghề:
Ngoài việc mang lại hiệu quả cho nền kinh tế ngày càng phát triển, ngành du lịch Lào còn tạo nhiều điều kiện mang lợi ích cho xã hội như: tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động khoảng 45,000 người, tạo thu nhập cho các dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống và các khu vui chơi, phát triển ngành giao thông vận tải,
đồng thời cũng phát triển sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ gồm có các sản phẩm từ gỗ, tấm bạc, đồ dệt may....
- Nâng cao đời sống văn hóa người dân:
Hiệu quả từ hoạt động du lịch Lào không chỉ phát triển nền kinh tế mà còn giúp Phát triển văn hóa người Lào mỗi địa phương tìm ra nét độc đáo, tạo nên những sản phẩm mà ở đó du khách được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của địa phương, được thụ hưởng, cảm nhận những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Ngoài ra còn nâng cao ý thức người dân quan tâm hơn về bảo tồn, giữ gìn phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc, phát triển giữ gìn khu du lịch của địa phương mình, nâng cao sự hiểu biết cho người dân nắm được thông tin khu du lịch để có thể làm vai trò giới thiệu thông tin cơ bản về lịch sử khu du lịch khi có khách du lịch đến tham quan địa phương mình. Từ những hoạt động đó còn thể hiện cho thấy sự tiếp
đón khách du lịch của người Lào từ trước đến nay luôn cởi mở, thân thiện luôn sẵn sàng hỗ trợ khách trong quá trình đi du lịch.
- Thúc đẩy sự hiểu biết giữa các dân tộc:
Trong quá trình du lịch tại Lào ngoài việc khách du lịch được trải nghiệm, hưởng thụ, tìm hiểu về thiên nhiên, lịch sử Lào, khách du lịch còn được hiểu biết thêm về văn hóa con người, môi trường, phong tục, nếp sống đặc trưng của dân tộc Lào và ngược lại thì khi được giao tiếp, tiếp đón khách du lịch nước ngoài thì người Lào cũng được hiểu biết thêm về văn hóa của nước ngoài, vì vậy đây cũng là cơ hội vừa du lịch và vừa để trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.
2.2. Thực trạng các giải pháp thu hút khác du lịch quốc tế
2.2.1. Thực trạng triển khai các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế của Lào năm 2011 - 2016 năm 2011 - 2016
Ở chương 1 cũng đã nêu ra một cách khái quát về các lợi thế phát triển ngành du lịch và các thuận lợi khi hội nhập Asean mà các công việc này không chỉ
giúp thu hút khách du lịch mà đến một điểm đến mà còn là làm thế nào để khách du lịch có thể lưu lại lâu hơn ở điểm đến và còn quay trở lại điểm đến đó thực hiện
được như vậy thì việc thu hút khách du lịch mới coi là thành công. Chính vì vậy mà các công việc thu hút khách du lịch đưa ra không đơn thuần là những công việc thu hút khách mà là tổng hợp của nhiều hoạt động. Trong phần này, sẽ đi sâu vào phân tích một số công việc mà ngành du lịch Lào đã thực hiện để thu hút khách du lịch trong giai đoạn 2011 - 2016.
2.2.1.1. Quy hoạch và phát triển các nguồn du lịch
Chính phủ đã hoàn thành cải thiện kế hoạch chiến lược phát triển nguồn du lịch của CHDCND Lào giai đoạn 2011 – 2020 và về cơ bản hỗ trợ các tỉnh thành toàn quốc cải thiện kế hoạch chiến lược du lịch. Đã có kế hoạch phát triển và quản lý nguồn du lịch 8 nơi như: (1) khu du lịch suối nước nóng huyện Vieng Thong tỉnh Huaphanh, (2) khu du lịch sinh thái Thác nước YUI tỉnh Vieng Chan, (3) hoàn thành kế hoạch phát triển điểm dừng chân tại huyện Pak Beng tỉnh Oudomxay, (4) hoàn thành kế hoạch phát triển khu du lịch thác nước Nam Kat tỉnh Oudomxay, (5) hoàn thành kế hoạch phát triển điểm du lịch phía trước Thủy lợi tỉnh Vieng Chan, (6) hoàn thành kế hoạch phát triển khu du lịch hang Nam Lod huyện Bualapha tỉnh Khammuan, (7) hoàn thành kế hoạch phát triển khu du lịch rừng cấm Dong Na Tad tỉnh Savannaket, (8) đang lập kế hoạch phát triển khu du lịch rừng cấm Dong Hua Sao huyện Pak Xong tỉnh Champasak.
Chính phủ CHDCND Lào còn liên kết Tổ chức phát triển Hà Lan dưới sựủng hộ của dự án phát triển du lịch nhằm tồn tại, hoàn thành việc lập kế hoạch chiến lược phát triển du lịch theo con đường di sản thế giới ( Xayyabuli – Luang Pha Bang – Xieng Khoang – Hua phanh ).
2.2.1.2. Giải pháp và các chính sách để thu hút khách du lịch
•Chính sách
Chính phủ Lào coi du lịch là một công tác ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội để xúc tiến sản xuất hàng hóa, dịch vụ, việc tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và thay đổi đời sống nhân dân các bộ tộc ngày càng tốt hơn.
Đảng và nhà nước Lào rất quan tâm gắn bó trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác du lịch trong xuốt thời gian qua đặc biệt đã có chính sách mở rộng hợp tác với nước ngoài để thu hút tài trợ về chuyên môn và viện trợ nước ngoài để
phát triển du lịch, đồng thời chính phủ còn tập trung đầu tư trong xây cơ sở hạ tầng như: đường xá, sân bay, điện lực và hệ thống viễn thông.
Nước Lào là một nước ổn định về chính trị, trật tự an toàn, con người Lào là người lịch sự, nhiệt tình, chân thành, cởi mở vui tươi tiếp đón khách nhà đến từ
nước ngoài, có văn hóa phong tục tập quán tốt đẹp, có lịch sử lâu đời, Lào còn có nhiều điểm du lịch đẹp được bảo vệ giữ gìn tốt.
Luật du lịch được thừa nhận từ quốc hội đã trở thành bước quan trọng trong công tác thúc đẩy phát triển du lịch và để làm căn cứ trong việc tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến phát triển du lịch ngày càng tốt hơn.
Các tỉnh, chính quyền địa phương cũng thấy được tầm quan trọng và quan tâm trong việc phát triển và xúc tiến du lịch mà đã quy định du lịch là một trong kế
hoạch công tác ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng đã bố trí ngân sách vào trong phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch, phát triển điểm du lịch, việc bố trí nhân sự trong công tác du lịch cho phù hợp. Ngoài ra công tác du lịch còn được các ngành liên quan ủng hộ, đơn vị doanh nghiệp cũng đã nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Ngoài ra Lào còn đi tham gia các hội triển lãm khu vực và nhiều nước trong thế giới để làm thông tin về du lịch Lào đi vào thị trường và có khả năng thu hút khách du lịch đến du lịch tại Lào ngày vàng tăng lên.
•Giải pháp
Công tác quản lý du lịch Lào có cơ sở về pháp lý và đã được tiến hành theo hệ thống phù hợp với hướng phát triển và xúc tiến du lịch của Đảng và nhà nước đã
đề ra theo từng giai đoạn, đảm bảo công tác an ninh bảo vệ trật tự xã hội, ngăn chặn và chống các tệ nạn xã hội trong ngành du lịch và các lĩnh vực khác liên quan đến quản lý du lịch dồng thời cũng tạo ra giữ gìn và xúc tiến văn hóa tốt đẹp đất nước và môi trường thể hiện như sau:
- Về tiêu chuẩn du lịch và quản lýđầu tư: đã hoàn thành ban hành luật về du lịch bản sửa đổi số 32/QH ngày 24/07/2013, hoàn thành các văn bản xác định tiêu chuẩn cấp khách sạn nhà nghỉ, hoàn thành lập dự thảo thông tư về tổ chức thực hiện nghị định của chủ tịch nước về thu lệ phí và phí dịch vụ, hoang thành lập dự thảo cơ
bản chỉ thị của thủ tướng chính phủ về phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên du lịch, hoàn thành cải thiện sổ tay tiêu chuẩn cơ bản về vận chuyển khách du lịch và phối hợp với đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu cải thiện quy định về hiệp hội và quyết định quản lý nhân viên hướng dẫn không phụ thuộc công ty.
- Về quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch: đã phối hợp sở ngành tỉnh và thủ đô để thu thập thống kê công ty du lịch và đầu tư về dịch vụ du lịch trong các tỉnh toàn nước từ năm 2003 - 2015. Đến năm 2016 có 432 công ty du lịch trong đó 51 công ty là chỉ chí nhánh, đã phối hợp với sở ngành các tỉnh và thủ đô nghiên cứu việc thành lập kiểm tra hoạt động của công ty du lịch để thúc đẩy cho các đon vị
kinh doanh hoạt động có hiệu quả, đã phối hợp với công an du lịch và bộ phận liên quan để kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch không có giấy phép, ngoài ra còn thường xuyên thúc đẩy đơn vị kinh doanh để quan tâm hơn trong việc nâng cấp dịch vụ bằng tăng vốn, tăng phương tiện phục vụ, tăng cường quảng bá và tìm thị
trường, thường xuyên tham dự hội triển lãm du lịch quốc tế cả trong và ngoài nước do đó số lượng công ty du lịch nước ngoài mà có đối tác tiếp nhận khách du lịch với công ty du lịch Lào ngày càng tăng lên.
- Về quản lý kinh doanh dịch vụ nhà hàng và khu vui chơi giải trí: trong thời gian quan cũng đã phối hợp sở du lịch tỉnh và thủđô để kiểm tra giám sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng và khu vui chơi giải trí toàn quốc, đến nay cả nước có 1,208 nhà hàng với vốn đầu tư 249,374 triệu kíp, có 168 khu giải trí với vốn đầu
tư 16,695 triệu kíp, có 902 quan ăn uống với vốn đầu tư 30,540 triệu kíp và có 125 quán KARAOKE với vốn đầu tư 8,071 triệu kíp. Ngoài ra còn phối hợp ngành Y tế
tổ chức thự hiện dự án thức ăn sạch và an toàn tại các tỉnh như: Champasak, vangvieng tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xayyabuli.
v Giải pháp phát triển cơ sở vật chất:
- Đã hoàn thành khảo sát thiết kế và xây dựng trung tâm thông tin về du lịch 34 nơi, xây dựng điểm dừng chân theo đường đến điểm du lịch 8 nơi, xây dựng vệ
sinh công cộng 76 nơi, hoàn thành cải thiện bãi đỗ xe tại khu du lịch 8 nơi, xây
đường nhựa vào 2 khu du lịch sinh thái tại tỉnh Salavan 750 M, xây dựng tiếp khách du lịch 14 nơi, xây dựng cải thiện miếu dân tộc 4 nơi, hoàn thành xây nước ngầm 5 nơi để tạo thuận lợi tại khu du lịch, hoàn thành xây đường bộ tại khu vực hang Lãnh
đạo huyện Viêng Xay tỉnh Hua Phan 3,2 KM, xây cảng thuyền đến của khách du lịch 4 nơi và hoàn thành xây phòng thông tin và triển lãm vật chất thời chiến tranh tại Cánh Đồng chum tỉnh Xiêng Khoảng.
Ngoài ra CHDCND Lào cũng đã hoàn thành lập kế hoạch phát triển du lịch cấp miền cả 3 miền giai đoạn năm 2016 - 2020 với nội dung xác định về kế hoạch công tác, dự án chi tiết, thời gian tổ chức thực hiện, nguồn vốn, bộ phận phụ trách rõ ràng và đã hoàn thành lập kế hoạch phát triển, xúc tiến và quản lý điểm đến du lịch tại 7 tỉnh như: Luang Nam tha, Oudomxay, Luang Pha Bang, Xieng khoang, Bolikhamxay, Khammuan và Champasak do sự kết hợp giữa nhà nước và đơn vị
kinh doanh để phát triển điểm du lịch và nhằm thu hút du lịch.
2.2.1.3. Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Lào đến với khách du lịch quốc tế
Một điểm du lịch sẽ không bao giờ có khách du lịch đến nếu như khách du lịch không được biết về điểm du lịch đó đặc biệt là đối với các quốc gia ở cách xa
điểm du lịch đó. Chính vì vậy mà các hoạt động quảng bá du lịch Lào đến với khách du lịch đóng một vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn 2011 - 2016 thì ngành du lịch Lào đã có nhiều nỗ lực song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác xây dựng và quảng bá du lịch Lào.
Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch là một trong những việc ưu tiên trong ngành du lịch, mà chính phủ Lào cũng đã quan tâm chỉ đạo trong việc tổ chức sự
kiện marketting cả trong và ngoài nước, để quảng bá nước CHDCND Lào ngày càng rộng rãi trên thị trường khách du lịch quốc tế với slogan là “Nước Lào thật
đẹp” (Lao Simply Beautiful). Khẩu hiệu đó đã phản ánh sự thực cổ truyền, vẻ đẹp, thực tế, sựđộc đáo, sự thủy chung, sự chân thành và hân hạnh đón tiếp, điểm đến của nghỉ ngơi giải trí và sự phát triển tồn tại mà trong đó đã tập hợp sự nổi bật về
mặt văn hóa, thiên nhiên và lịch sử quốc gia để thu hút khách du lịch quốc tế đến thăm Lào ngày càng nhiều. Cơ cấu biểu trưng du lịch Lào gồm hoa đại là quốc hoa Lào và hình bóng dưới Tháp Luông Viêng Chăn. Tính cách hoa đại chỉ cho thấy hạnh phúc trong đời sống và sự chân thành của người Lào và hình Tháp luông Viêng Chăn là dấu hiệu của di sản về tôn giáo của nước Lào.
Trong khoảng thời gian 2011 - 2016 thì nhà nước và Chính phủ Laò đã ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc xúc tiến quảng bá du lịch Lào. Năm 2015, Chính phủ Lào đã chi khoảng 500 triệu kíp để quảng bá hình ảnh du lịch của Lào thông qua kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí và tạp chí ( đã xuất bản các văn bản thông tin quảng bá du lịch, sổ tay du lịch, bản đồ cả 3 miền và tờ rơi ), Ngoài ra còn lập trang web (www.tourismlaos.org), trang mạng xã hội như facebook, twitter, plus.google.com, youtube riêng để cung cấp cập nhật thông tin du lịch và tuyên truyền bằng hình ảnh, Video quảng bá du lịch Lào, đặc biệt là đã thành lập chương trình phát thanh để quảng bá điểm du lịch mang tên “Du lịch Lào” trên kênh 103.7 vào lúc 16:00 hàng ngày thứ bảy. Đồng thời Lào cũng có Trung tâm thông tin du lịch đặt tại Thủ đô Viêng Chăn làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch và những người quan tâm đến du lịch Lào. Mỗi giai đoạn trung tâm
đó cũng có sự thay đổi thông tin bằng triển lãm và quảng bá du lịch về thiên nhiên , văn hóa và lịch sử cũng như quảng bá vẻ đẹp và duyên của địa diểm du lịch nổi tiếng và sự phong phú của CHDCND Lào từ bắc vào nam. Còn những tỉnh có cửa khẩu quốc tế và có điều kiện chuẩn bị cũng có phòng thông tin tại cửa khẩu như: cửa khẩu quốc tế Lào thái Thủ đô Viêng Chăn, Savannaket, Khammuan, Bo keo, Champasak và Xayyabuli. Hiện nay cả nước có 24 phòng thông tin du lịch. Trong 5