Dưới trụ cột cộng đồng kinh tế Asean, du lịch là một trong những ngành ưu tiên trong việc kết nối năm 2015, du lịch là cơ cấu quan trọng trong kinh tế của các nước thành viên Asean đặc biệt là nước Cambodia, Lào, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan mà du lịch đã góp phần trong tổng sản phẩm quốc nội hoặc GDP nhiều hơn 10% và đã tạo việc làm trong nước của mình. Căn cứ việc đi lại và du lịch thế giới cho biết : năm 2013 nước thành viên Asean đã tạo thu nhập được 112,6 triệu USD và đã tạo giá trị gia tăng cho kinh doanh đi lại và du lịch, cửa hang, điểm
giải trí vui chơi, vận tải và các ngành khác liên quan với du lịch bằng số tiền 294,4 triệu USD tạo cho GDP khu vực tăng lên 12,30%.
Khu vực Asean là khu vực du lịch phát triển cao lý do vì Asean đã có chính sách và cam kết hợp tác toàn diện bao gồm cả ngành du lịch để tạo Asean vững chắc về mặt kinh tế, giảm bớt sự khác biệt giữa nước thành viên Asean cũ và các nước thành viên Asean mới, làm cho khu vực có sự ổn định, an ninh, việc tăng trưởng của số lượng khách du lịch quốc tế đã vào Asean trong năm 2012 là nhiều hơn số dựđoán có số lượng 86,7 triệu người trong năm 2015 nhưđã đề cập trong kế hoạch chiến lược du lịch Asean 2011 - 2015 trong lúc số lượng du khách vào 3 nước lớn như: Malaysia, Singapore và Thái Lan đã bị giảm từ 70,71% năm 2010 sang 64,1% năm 2014. Các nước có sự phát triển du lịch cao gồm có : Cambodia, Myanmar và Việt Nam.
Đối với năm 2016 - 2025 Asean đã lập kế hoạch chiến lược du lịch bản sửa
đối với tầm nhìn: “trong năm 2015 Asean sẽ trở thành điểm đến du lịch có chất lượng, có đặc trưng riêng, tinh tế và nhấn mạnh trong phát triển du lịch có trách nhiệm, tồn tại, có sự kết hộp và cân bằng để góp phần quan trọng cho hạnh phúc mặt kinh tế - xã hội của nước Asean”.
Trong đó cũng đã đề ra hướng chiến lược như: 1. Tăng cường việc thi đua của Asean trở thành điểm đến du lịch 1 nơi, 2. Đảm bảo việc du lịch có sự tồn tại và có sự kết hợp tự nhiều bộ phận. Để đạt được 2 hướng như trên Asean đã lập kế
hoạch triển khai trong vòng 10 năm như : tăng cường việc quảng bá và Marketting tạo nhiều sản phẩm du lịch, thu hút việc đầu tư ngành du lịch, tang khả năng về
nguồn vốn trong ngành du lịch, tăng khả năng cho nguồn nhân lực, thực hiện và phát triển tiêu chuẩn du lịch Asean để tạo thuận lợi và cung cấp dịch vụ tại điểm
đến du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi việc đi lại của du khách, nâng cao việc kết hợp của bên nhà nước, đơn vị doanh nghiệp và nhân dân. Đảm bảo sự thay
đối của tình hình khí hậu.
Dưới khung hợp tác của các nước tiểu vùng Sông Mê Kông cũng đã có sự
hợp tác gắn bó chặt chẽ nhằm thu hút khách du lịch đến khu vực nhiều hơn và phát triển du lịch khu vực trở thành điểm đến 1 nơi. Bằng kinh nghiệm khác biệt, nâng
cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Theo thống kê năm 2013 khách du lịch quốc tếđến du lịch tại các nước tiểu vùng Sông Mê Kông nhiều nhất là Thái Lan, thứ hai là Quang Chou Trung Quốc, thứ ba là Việt Nam, thứ tư là Cambodia, thứ
năm là Lào và thứ sáu là Myanmar. Trong số nước này Myanmar có tỉ lệ khách du lịch tăng lên 13,5% tuy nhiên năm 2013 thu nhập từ ngành du lịch của CHDCND Lào khá thấp trong các nước tiểu vùng Sông Mê Kông, bình quân chi tiêu của 1 khách du lịch tạc Lào là 157 USD, Cambodia 605 USD, Myanmar 452 USD, Thái Lan 1.480 USD và Việt Nam 1.257 USD ( kế hoạch phát triển du lịch cấp miền trung Lào 2016, tr.5).
Theo thỏa thuận, từ năm 2016, các nước ASEAN cho phép chứng chỉ quốc gia của lao động lành nghề được cấp tại một nước thành viên sẽ được các nước thành viên khác của ASEAN thừa nhận. Đặc biệt, có sáu nghề thu hút nhiều lao
động nhất trong số gần 40 nghề của ngành du lịch sẽđược dịch chuyển tự do không kèm điều kiện đào tạo là: Lễ tân, buồng, phục vụ nhà hàng, chế biến món ăn, điều hành du lịch, đại lý lữ hành.
1.5. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch của một số quốc gia
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch của nước CHXHCN Việt Nam
Việt Nam có chính sách để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sau khi đã được Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW và Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch 2017. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để làm cơ
sở phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Việt Nam rất chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Hàng năm, Việt Nam có các Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành
động quốc gia về du lịch nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Việt Nam đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện, hội chợ, triển lãm, chương trình phát động tại các thị trường du lịch trọng điểm như khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Úc…; tổ chức đón các đoàn Famtrip gồm các công ty lữ hành, truyền thông, báo chí đến từ các thị trường trọng điểm đến tìm hiểu, khảo sát và xây dựng quan hệ hợp tác, kinh doanh với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Có thể nói, hoạt động xúc tiến du lịch đã góp phần tạo dựng hình ảnh
điểm đến Việt Nam thân thiện, hấp dẫn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mở rộng thị trường hoạt động, hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới.
Đối với thị trường khách Trung Quốc, Việt Nam luôn coi đây là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, ngành Du lịch đã triển khai nhiều hoạt động để thu hút và xây dựng sản phẩm phục vụ khách du lịch từ thị trường này. Đồng thời có những giải pháp linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh và đưa đón khách tại các điểm đến trong cả nước.
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch của nước Thái Lan
Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền Nam Trung Hoa, được chia thành bốn vùng tự nhiên theo hình thể và địa lý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam. Thái Lan bao gồm 76 tỉnh được phân thành các huyện, phường và xã.
Các điểm chính thu hút du lịch bao gồm các chùa Phật, cung điện tráng lệ và phong cảnh sông nước “Venice của phương Đông” vô tận. Thái lan cũng nổi tiếng là thiên đàng mua sắm ở Châu Á. Du khách có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắp trang bị máy điều hòa bán các loại lụa, đá quý, đồ đồng, đồ thiết, và vô số mặt hàng thủ công được quốc tế khâm phục.
- Ngành du lịch đó được Thỏi lan rất quan tâm đầu tư đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch cũng như có các chính sách hỗ trợ thu hút khách du lịch như: hỗ trợ 50% giá tour cho mỗi du khách hay đưa ra quy định nhập cảnh cho du khách rất đơn giản và giải quyết nhanh gọn.
- Hệ thống hạ tầng khu du lịch đã hoàn thiện và đồng bộ, mạng lưới giao thông đô thị đến các điểm du lịch với các tuyến đường cao tốc dưới đất, trên không chằng chịt nhưng không kém phần duyên dáng bởi những đường cong uốn lượn. Bên cạnh nét hiện đại của thành phố du lịch vẫn thấy dáng dấp những nét huyền bí từ những đền đài cung điện với kiểu kiến trúc chóp nhọn và mái cong vút... và điều
đó đã tạo nên cảnh quan vừa hiện đại, vừa cổ kính rất hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch thực sự là một ngành kinh doanh chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp được thể hiện trong từng chi tiết nhỏ, từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý, từ sựđón tiếp nồng hậu của mỗi khách sạn, cho đến những người giới thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan.
- Các sản phẩm du lịch rất đa dạng, du khách có thể tham gia trò chơi như: săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, voi, đánh golf... hoặc có thể xem các chương trình nghệ
thuật ca múa nhạc. Bên cạnh đó, với sáng tạo riêng của ngành du lịch Thỏi lan như
du lịch di tích lịch sử, du lịch văn hóa mang đậm chất Phật giáo, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá và du lịch tình nguyện tạo nên đặc sắc riêng có của Thái Lan. Đến các loại dịch vụ du lịch này, du khách được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc dân tộc và có thể tham quan các công viên vườn sinh thái, vườn thú, vườn trồng cây ăn quả, vườn nuôi ong... tất cả các hoạt động này đều tạo ra sức hấp dẫn cho du khách.
- Cung cách phục vụ của nhân viên du lịch và người dân rất cởi mở và thân thiện với du khách. Họ tranh thủ tiếp thị, chụp ảnh lưu niệm cho du khách. Không có chuyện níu kéo, tranh giành khách, hoặc bán phá giá. Bên cạnh đó hướng dẫn viên du lịch cũng có phong cách làm việc thật chuyên nghiệp mà cũng thật uyển chuyển, khéo léo và thân thiện, tạo nhiều thiện cảm đối với mỗi thành viên trong đoàn.
- Hệ thống các trung tâm thương mại rất sầm uất, sản phẩm bày bán rất đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá cả hấp dẫn. Nhân viên bán hàng phục vụ rất nhiệt tình, giới thiệu mặt hàng một cách kỹ càng, làm cho du khách khó lòng mà từ chối mua hàng khi tham quan tại các trung tâm thương mại.
- Xây dựng các tuyến du lịch có kết hợp tổ chức nhiều điểm dừng chân với nhiều dịch vụ khép kín. Tại các trạm dừng chân, du khách tha hồ ngắm gian trưng bày phong lan, cây cảnh, mua sắm trong cửa hàng Seven - Eleven... Vì vậy, các tour du lịch đến Băng Kốc còn được xem là tour mua sắm, nhiều người hài hước còn gọi
đây là tour "vét sạch" vì ngày nào trong chương trình tour cũng có điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.
1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra
Từ nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của (Việt Nam) và (Thái Lan), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất: Để kinh tế du lịch phát triển mạnh thì chính phủ cần có chính sách
đồng bộ và tạo môi trường thông thoáng, minh bạch để hỗ trợ và tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thứ hai: Tập trung đầu tư có trọng điểm cho phát triển và nâng cấp các nguồn tài nguyên du lịch thông qua huy động đa dạng nguồn lực. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, các khu vui chơi, các nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp.
Thứ ba: Kết hợp đồng bộ và có hiệu quả công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Thực hiện liên kết du lịch theo vùng, tuyến, và giải quyết tốt quan hệ cung - cầu trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển ổn định.
Thứ tư: Ngành du lịch cần khai thác và tận dụng triệt để những lợi thế của mình, biết tạo ra những điều mới mẻ như: phát triển nhiều loại hình du lịch và đa dạng các sản phẩm du lịch nhất là các sản phẩm mang nét đặc sắc riêng của địa phương để tăng sức hấp dẫn và thu hút nhiều khách du lịch.
Thứ năm: Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đểđáp ứng nhu cầu lao
động ngày càng cao, đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ trong ngành ngày càng tốt.
Thứ sáu: Khắc phục những yếu kém đang nảy sinh trong hoạt động du lịch như: tệ nạn xã hội, xâm hại cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm môi trường... nhằm tạo môi trường du lịch sạch đẹp, văn minh, lịch sự và bền vững.
Tóm lại, kinh tế du lịch là ngành dịch vụ có những nét đặc thù riêng. Những lợi ích từ kinh tế du lịch đem lại rất lớn, có sức lan tỏa, góp phần vào giải quyết nhiều vấn đề như vốn, việc làm, thu nhập, ổn định xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch Việt Nam và Thái lan, những bài học kinh nghiệm về thành công và những vấn đề nảy sinh rất có ý nghĩa để du lịch Lào có thể
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch của CHDCND Lào
2.1.1. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Lào
Qua thực hiện chính sách xúc tiến du lịch của chính phủ nước CHDCND Lào du lịch đã có sự phát triển nhanh chóng so với ngành khác có thể thấy rằng sự tăng trưởng của khách du lịch vào Lào trong thời gian qua. Năm 2011 có khách du lịch vào Lào chỉ 2.723.564 lượt người, nhưng đến năm 2015 tăng lên 4.684.429 lượt người, có tỷ lệ tăng lên bình quân 14,52 % đối với năm 2011 tạo thu nhập được 406 triệu USD, đến năm 2015 tạo thu nhập được 725.365.681 triệu USD tăng lên nhiều hơn 15,6% và căn cứ theo báo cáo hội đồng du lịch và đi lại thể giới năm 2015 biết rằng là năm 2014 ngành du lịch Lào đã góp phần vào GDP khoảng 5 % và có xu hướng tăng lên. Mặc dù số lượng khách tăng lên trong thời gian qua nhưng năm 2016 số lượng khách nước ngoài vào Lào chỉ có 4.239.047 lượt người so với năm 2015 giảm 10% và thu nhập năm 2016 là 724.191.957 triệu USD, đối với thời gian nghỉ của khách du lịch năm 2015 bình quân 7,5 ngày/người, năm 2016 là 7,57 ngày/người vẫn ở trong mức tương đương. Khách du lịch vào Lào năm 2016 phần lớn là đến từ khu vực châu Á Thái bình dương có số lượng 3.919.665 lượt người chiếm phần tất cả thị trường 92% (Bộ thông tin, văn hóa và du lịch Lào, báo cáo thống kê 2016, tr.9 – 26).
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Vụ phát triển du lịch năm 2016)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng khách du lịch quốc tế đến Lào tăng liên tục qua các năm duy chỉđến năm 2016 thì số lượng khách du lịch thì lại tăng chậm lại. Số lượng khách du lịch đến Lào năm 2015 tăng lên gần gấp đôi so với năm 2011. Năm 2016 số lượng khách tăng chậm cũng ảnh hưởng do yếu tố từ hình thức quảng bá và sản phẩm du lịch không có gì thay đổi hấp dẫn để thu hút khách du lịch, đặc biệt năm đó CHDCND Lào còn đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như: hội nghị cấp cao Asean lần 28 - 29 tại nước CHDCND Lào nên Lào phải thực hiện tốt vềđảm bảo an ninh trật tự, các nhà hàng khu vui chơi bị hạn chế giờ phục vụ từ giai đoạn chuẩn bị tổ chức hội nghị đến kết thúc hội nghị.
2.1.2. Cơ cấu khách du lịch đến Lào theo quốc tịch
Tuy du lịch Lào có sự phát triển nhưng Lào sẽ phải tiếp tục phấn đấu với các nước trong khu vực về thời gian nghỉ trong nước. Lào được xem xét là nước điểm
đến bổ sung 70 % của khách du lịch nước ngoài đều du lịch nước khác xong mới