6. Kết cấu luận văn
3.1. Mục tiêu quản lý thu chi Bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thực hiện kể từ khi giành được độc lập. Kể từ đó đến nay, chính sách BHXH đã phát huy, đóng vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội góp phần thực hiện công bằng, ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện Đại hội của Đảng. Bắt đầu từ Đại hội VII, Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI tiếp tục khẳng định quan điểm đổi mới chính sách BHXH, BHYT, từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH, Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động và tiến tới BHYT toàn dân. Ngày 26/5/1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện chế độ BHXH đã chỉ rõ "bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012- 2020” với mục tiêu Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách, chính sách BHXH của nước ta không ngừng đổi mới cho phù hợp với nhu cầu tham gia BHXH của người lao động và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
81
duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020. Quyết định nêu rõ mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam như sau:
Mục tiêu chung:
Tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm.
- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, đảm bảo chậm nhất đến năm 2015 phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành; mỗi công dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ
82
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ; đảm bảo yêu cầu về quy mô và công năng sử dụng lâu dài.
Bám sát vào định hướng của Đảng, Nhà nước và BHXH Việt Nam về phát triển sự nghiệp BHXH trong giai đoạn mới; xuất phát từ thực tiễn địa phương; mục tiêu quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Uông Bí trong thời gian tới là: phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân mỗi năm 7% về lao động và 10% về số đơn vị tham gia BHXH. Thu hẹp số đơn vị nợ tồn đọng BHXH mỗi năm ít nhất 30% số nợ cũ, không có phát sinh nợ mới.