6. Kết cấu luận văn
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương
Theo báo cáo tính đến tháng 12 năm 2014, BHXH tỉnh Bình Dương quản lý 4.716 đơn vị, doanh nghiệp với hàng trăm nghìn lao động với các ngành nghề thuộc công nghiệp nhẹ như: May mặc, da giày, chế biến gỗ… Số đơn vị và người tham gia BHXH hàng năm tăng với số lượng lớn: bình quân mỗi năm tăng từ 40-50 nghìn người. Nhưng so với thực tế thì số lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động hiện có chiếm tỷ lệ còn thấp là do lao động ở các doanh nghiệp đang trong thời gian học nghề, thử việc chưa ký HĐLĐ chính thức hoặc ở cá doanh nghiệp nhỏ chưa tham gia BHXH như: Cây xăng, nhà thuốc, vậy liệu xây dựng, cửa hàng, tổ chức cơ sở dân lập…Tỷ lệ doanh nghiệp và lao động đóng BHXH trong tỉnh đa phần là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại các doanh nghiệp trong nước tham gia đóng BHXH chưa cao, còn gây khó khăn, thậm chí né tránh, đóng mức lương thấp nhất và phần lớn lao động là người ngoài tỉnh cho nên việc theo dõi quản lý BHXH rất vất vả, phức tạp, làm cho công tác theo dõi, quản lý thu, chi BHXH gặp nhiều khó khăn và những hạn chế này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều đơn vị nợ đóng BHXH, trong đó có không ít đơn vị nợ trong thời gian dài với số tiền nợ lên đến vài tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau thu hút hàng trăm ngìn lao động vào làm việc. Tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng Bộ luật lao động, Luật BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, trong đó có vấn đề là các doanh nghiệp sử dụng lao động trên dịa bàn tỉnh không thực hiện đóng BHXH, BHYT cho NLĐ,
30
NLĐ không được hưởng bất kỳ một chế độ nào về BHXH, BHYT. Tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH đó gây nhiều bức xúc và làm cho hàng nghìn lao động ở tỉnh lâm vào hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các chế độ về BHXH, BHYT. (Nguyên tắc của BHXH là có đóng mới có hưởng, đóng đến đâu hưởng đến đó). Việc các đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHYT đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ như: Quyền về BHYT, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất… bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện theo đúng Luật BHXH và đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho NLĐ, năm 2010 ngoài việc tuyên truyền các chế độ BHXH đến người dân, BHXH tỉnh Bình Dương đã khởi kiện ra tòa án 30 doanh nghiệp nợ đóng BHXH, BHYT kéo dài. (Vũ Trọng Quân, ‘Bình Dương: Doanh nghiệp nợ BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động’,
http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn). Ngoài ra BHXH tỉnh Bình Dương còn sớm xây
dựng trang Wed điện tử để hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH cũng như cung cấp các thông tin, kiến thức về lĩnh vực BHXH cho các đối tượng quan tâm.
Để giải quyết vấn đề trên BHXH tỉnh Bình Dương đã đưa ra nhiều biện pháp thực hiện đó là: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện Luật BHXH. BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Bình Dương, Báo đài tuyên truyền chính sách đến người dân; Phối hợp với Sở lao động Thương binh & xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Cục Thuế tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm.