Viết thu hoạch cá nhân

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành (Trang 35 - 37)

Đây là nội dung cuối cùng của hoạt động trải nghiệm với mục đích:

- Nhằm ghi chép lại những kinh nghiệm, ấn tượng của con người được rút ra từ thực tiễn. Bởi vì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm, sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm được học trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy và dần chuyển hóa thành năng lực.

- Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của tất cả học sinh vào các hoạt động của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày, lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định. Chính vì thế, viết thu hoạch chính là nội dung quan trọng giúp học sinh tự chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, đánh giá những gì bản thân thu nhận được trong quá trình học tập đồng thời làm cơ sở định hướng về hành vi, thái độ sống đúng đắn trong tương lai.

Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy viết thu hoạch là nội dung có vai rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Về cách thức thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh triển khai sau

khi đã báo cáo xong các sản phẩm hoạt động. Cụ thể với chủ đề: Tài nguyên du

lịch trên quê hương Yên Thành, giáo viên đưa ra vấn đề sau: Trình bày cảm

nhận của em sau hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng trên quê hương em. Hãy đưa ra giải pháp để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các địa danh đó.

Nhìn chung, các em học sinh làm bài thu hoạch khá tốt, các em chia sẻ rất thật suy nghĩ của mình, với đề tài này các em rất hứng thú. “Qua chuyến đi trải

nghiệm lần này, em cảm thấy rất thích thú. Chúng em tìm hiểu và có thêm những thơng tin q giá về các di sản bằng trải nghiệm thực tế. Học sinh chúng em ai ai cũng cảm thấy rất vui và tự hào về quê hương mình… Qua đây cũng khơi dậy cho chúng em niềm đam mê, trách nhiệm và ý thức trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển các di sản, di tích và em nghĩ chúng em phải có các biện pháp thiết thực và tinh thần trách nhiệm để bảo vệ, gìn giữ và phát triển di tích ngày một tươi đẹp hơn”. (Bài của em tăng Thị Sâm, lớp 12D7).

Hầu hết học sinh biểu hiện sự hào hứng khi học theo hình thức tham quan trải nghiệm. Em Nguyễn Hữu Sáng lớp 12C1 cho rằng: “Em nghĩ phương pháp

học này rất thú vị và thực tế, vì vậy ta nên ứng dụng vào học tập đặc biệt là trong mơn Địa lí. Vì khi tìm hiểu thực tế như thế sẽ khơng nhàm chán, giúp chúng em có hứng thú với mơn học, tìm hiểu được kĩ hơn và sâu hơn. Từ đó nhớ lâu hơn và có thể ứng dụng kiến thức trong đời sống.”

Trong bài thu hoạch, các em cũng đưa ra các biện pháp hữu ích, khả quan để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các di tích, danh thắng. “Để bảo vệ vẻ

đẹp và giá trị của cảnh vật nơi đây em xin đưa ra một số biện pháp như sau: Nâng cao ý thức của mọi người; không vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cảnh…; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân…Tăng cường quản lí đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dich vụ du lịch của địa phương qua Internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch; Cơ quan quản lí cần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch..” (Bài của em Nguyễn Thị Thảo, lớp 12C – trường A)

Bài thu hoạch của các em không chỉ được thể hiện trên giấy mà các nhóm cịn xây dựng một video theo nhiệm vụ đã trải nghiệm, quảng bá, giới thiệu về di tích Đình Sừng, về nhà Thờ và Trạng Ngun Hồ Tơng Thốc, về đền Đức Hồng và núi Tháp Lĩnh – đền Cả. Video khá chất lượng, có thời lượng gần 10 phút, có nhạc nền, hình ảnh đẹp… thể hiện sự sáng tạo và tài năng của các em về cơng nghệ thơng tin.

Có thể nói, mỗi bài thu hoạch là một trải nghiệm riêng của chính các em. Nhìn chung các em đã thể hiện những thay đổi trong nhận thức, tình cảm đối với bộ mơn nói chung và với di sản văn hóa của huyện nhà nói riêng. Mọi sự thay đổi tốt đẹp trong hành vi của con người đều bắt nguồn từ gốc rễ của nhận thức, nên

qua đây chúng tơi có thể hi vọng rồi đây các em sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa đối với quê hương.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w