Chuẩn bị cho hoạt động tham quan

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành (Trang 27 - 35)

Đây là bước quan trọng và cần thiết để hoạt động tham quan diễn ra một cách thuận lợi. Sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm tổ chun mơn, được sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm cụ thể: Đền Đức Hoàng, núi Tháp Lĩnh – đền Cả xã Hậu Thành, Đình Sừng, Nhà thờ Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc. Để học sinh tham quan trải nghiệm giáo viên cần:

- Xác định mục tiêu của buổi tham quan: + Về kiến thức:

Học sinh có điều kiện quan sát trực quan sinh động các hiện vật, tài liệu liên quan đến giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị kinh tế du lịch của địa phương.

+ Về kĩ năng:

Rèn luyện cho các em một số kĩ năng học tập như kĩ năng quan sát; kĩ năng thu thập, xử lí thơng tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với các di tích, danh thắng; kỹ năng vận dụng kiến thức liên mơn đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí có trong di tích, danh thắng.

- Liên hệ trước với ban quản lí di tích, mời người thuyết minh, người hướng dẫn tham quan trình bày rõ mục đích, u cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho kế hoạch đạt kết quả cao. Trong kế hạch tham quan trải nghiệm, giáo viên cần xác định rõ những tài liệu nên hướng dẫn học sinh tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.

- Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi tham quan

Để thu được kết quả cao, trước khi học sinh tiến hành tham quan, giáo viên phổ biến rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu của buổi tham quan. Những yêu cầu quan trọng của học sinh trong buổi tham quan là:

+ Phải có ý thức giữ trật tự, giữ gìn, bảo vệ các hiện vật trong các di tích, danh thắng

+ Khơng được tự ý bỏ đồn, bỏ nhóm đi nơi khác

+ Mọi việc nảy sinh phải thông qua người điều hành và được người điều hàn đồng ý mới thực hiện

+ Cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh, người quản lí cung cấp, hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày khi tự tìm hiểu

+ Phải có bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm

+ Những cá nhân tự ý làm trái các quy định phỉ tự chịu trách nhiệm và hình phạt của giáo viên, của nhà trường.

- Dự kiến thời gian tham quan: một ngày cho cả 4 địa điểm : Đền Đức Hoàng, núi Tháp Lĩnh – đền Cả, Đình Sừng, Nhà thờ Trạng Ngun Hồ Tơng Thốc.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị:

+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm…

+ Tìm hiểu một số thơng tin về di tích, danh thắng trên Internet hoặc tài liệu tham khảo

+ Tự túc về nước uống, tư trang…

2.2.2.Tiến trình tổ chức hoạt động tham quan nhằm giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy tài nguyên du lịch.

Với 4 địa điểm cụ thể: Đền Đức Hoàng, núi Tháp Lĩnh – đền Cả, Đình Sừng,

Nhà thờ Trạng Ngun Hồ Tơng Thốc.

Trong quá trình tham quan trải nghiệm tại mỗi di tích, học sinh được tập trung nghe giới thiệu và tự tham quan, chụp ảnh, quay video, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm.

* Trải nghiệm tại đền Đức Hoàng ( thời gian từ 7h05 phút đến 8h05 phút)

Các em học sinh tập trung tại cổng đền Đức Hoàng lúc 7h05 phút. Các em tiến hành tham quan trong khuôn viên của đền, bao gồm phần cảnh quan bên ngoài và cấu trúc bên trong đền.

Một bạn học sinh trong nhóm được cử làm người hướng dẫn viên trình bày và thuyết trình về đặc điểm của đền Đức Hồng. Các bạn cịn lại theo dõi rất chăm chú và ghi chép, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu (gửi kèm video).

Một số hình ảnh ghi lại

* Trải nghiệm tại Rú Tháp - đền Cả (Thời gian từ 8h20 phút đế 9h30 phút)

Tiếp đến, tất cả học sinh các nhóm tập trung tại núi Tháp Lĩnh ( rú Tháp) và thực hiện các hoạt động:

Tham quan khuôn viên đền Cả

Nghe người quản lí giới thiệu về lịch sử của đền Cả và rú Tháp, ghi chép thông tin chuẩn bị cho bài thu hoạch

Tham quan rừng lim trong rú Tháp Một số hình ảnh ghi lại (gửi kèm video)

* Trải nghiệm tại Đình Sừng (thời gian từ 14h05 phút đến 15h05 phút ).

Đúng 14h, các em học sinh tập trung tại Đình Sừng. Được sự cho phép của bác quản lí di tích, các em bắt đầu tham quan và tìm hiểu về Đình Sừng. Một học sinh đứng ra đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn các bạn tham quan (gửi kèm video).

Các em biết được về lịch sử hình thành, về vị trí, về tên gọi, về cấu trúc, về những hoạt động và lễ hội, ... Sau đó cả lớp được chia làm 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ “giải mật thư” – trả lời câu hỏi của các nhóm đưa ra.Trong đó tập trung lí giải về nguồn gốc tên gọi, đặc điểm, giá trị lịch sử, kinh tế - văn hóa, đưa ra giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị du lịch? Với việc thuyết trình, trả lời mật thư, quan sát, chụp ảnh tại Đình sừng sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc giá trị lịch sử, văn hóa , ý nghĩa của di tích và đưa ra ý kiến, giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích của q hương nói chung và di tích Đình Sừng nói riêng.

Một số hình ảnh ghi lại (gửi kèm video)

* Trải nghiệm tại Nhà thờ Nhà thờ Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc, (thời

gian từ 15h15 phút 16h15 phút).

Địa điểm cuối cùng trong hành trình tham quan trải nghiệm đó là nhà thờ Trạng Ngun Hồ Tơng Thốc.

Đúng 15h15 học sinh tập trung đầy đủ tại đây. Đại diện của ban quản lí di tích ra tiếp đón và giới thiệu về di tích. Các em được biết những thông tin quý giá về đặc điểm của nhà thờ: nguồn gốc xây dựng, quá trình xây dựng và tu bổ nhà thờ; khn viên, diện tích, cấu tạo, điểm nổi bật và giá trị, ý nghĩa của nhà thờ… Các nhóm học sinh được hỏi thêm những điều chưa biết và người hướng dẫn giải đáp rất tỉ mỉ, tận tình.

Sau đó các em được tham quan tự do, chụp ảnh quay video. Một nhóm đại diện được cử làm người thuyết minh giới thiệu về di tích.

● Một số hình ảnh ghi lại: (gửi kèm video).

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w