Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Nhật Bản:

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH tầm QUAN TRỌNG của BIỂN ĐÔNG (Trang 65)

B. Việt Nam và việc khai thác tài nguyên vị thế Biển Đông:

3.2.3 Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Nhật Bản:

Là quốc gia hải đảo, với đường bờ biển dài và hàng nghìn hòn đảo, phụ thuộc nhiều vào biển để phát triển kinh tế, Nhật Bản rất chú trọng phát triển chính sách biển, đặc biệt là rất chú trọng quan tâm đến Biển Đông.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ước tính rằng khoảng 60% thương mại hàng hải đi qua châu Á, với Biển Đông chiếm khoảng một phần ba lượng vận chuyển toàn cầu. Vùng biển của nó đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Gần 42 thương mại hàng hải của Nhật Bản đi qua Biển Đông (năm 2016) theo CSIS China Power

Project (Quỹ tiền tệ quốc tế). Cũng theo CSIS China Power đã ước tính giá trị thương mại qua Biển Đông của Nhật Bản khoảng 240 triệu USD.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng như là con đường huyết mạch vận chuyển từ Trung Đông đến lãnh hải Nhật Bản.Vì vậy vào thời gian gần đây Nhật Bản đã liên tục thể hiện quan điểm nhất quán về những vấn đề Biển Đông nhất là trong bối cảnh khi mà Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, sau khi Tòa án trọng tài thường trực quốc tế - PCA ra phán quyết về vụ kiện tranh chấp giữa ở Biển Đông giữa Trung Quốc với Philippin. Ngoại trưởng Nhật Bản là ông Fumio Kishida tuyên bố phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này. Ngoại trưởng Kishida còn nêu rõ Nhật Bản sẽ kiên định ủng hộ việc tôn trọng quy định luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình khi xảy ra tranh chấp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp trên biển.

Bên cạnh đó, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị AMM 49 thì Ngoại trưởng Nhật Bản ông Fumio Kishida đã hối thúc Bắc Kinh chấp nhận và tuân thủ phán quyết của PCA (Tòa án trọng tài thường trực quốc tế), đồng thời bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông hiện nay của Nhật Bản và hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tránh những hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng tại vùng biển tranh chấp. Không chỉ vậy, Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2016 đã nêu rõ các hoạt động hành vi hiện tại của Trung Quốc tại Biển Đông là bá quyền, đơn phương.

 Một số mục tiêu đối với Biển Đông của Nhật Bản:

Một là: Thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông: cụ thể Nhật Bản kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN trong việc đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Những chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến các nước ASEAN gần đây đều đưa vấn đề tự do hàng không và hàng hải cũng như tình hình an ninh Biển Đông ra thảo luận. Trong quan hệ của Nhật Bản với một số nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền thì chủ đề về Biển Đông luôn giữ vị trí cao, quyền chủ quyền và tài phán với Trung Quốc như Philippin, Việt Nam, Indonesia, v.v…

Ngoài các nước ASEAN thì trong quan hệ với các nước có cùng lợi ích trên Biển Đông như Ôxstralia, Ấn Độ, Anh, v.v…, thì Nhật Bản luôn tìm sự đồng thuận thông qua các công cụ như dân chủ, pháp chế và tự do.

Ngoài các mối quan hệ song phương Nhật Bản còn cố gắng thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông gần như trong mọi diễn đàn quốc tế. Cong trong các hội nghị G7, G20, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), hội nghị giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, Nhật Bản nêu vấn đề bảo vệ luật quốc tế,2

bảo vệ tự do di chuyển hàng hải, hàng không để đưa tranh chấp chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền ở Biển Đông vào trong chương trình nghị sự của hội nghị. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng lên tiếng kêu gọi các nước liên quan xác định rõ quyền lợi biển của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế đồng thời giúp đỡ, ủng hộ việc nhanh chóng xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông - COC, lên tiếng phê phán hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi lấp đảo của Trung Quốc tại một số đảo đá ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Giúp đỡ một số nước trong khu vực ASEAN bảo vệ quyền lợi, nâng cao năng lực phòng thủ trên biển như: Một mặt giúp đỡ hỗ trợ trang thiết bị cho các nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam, Philippin nhằm tăng cường khả năng cảnh báo trên biển và củng cố lực lượng tiền duyên của các nước này để đối phó với Trung Quốc. Ở Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á - Đối thoại Shangri La vào năm 2014. Thủ tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe tuyên bố cần phải chi viện trên thực tế để Philippin, Vietnam và Malayxia tăng cường năng lực quân sự trên biển. Nhằm mục đích tăng khả năng phòng thủ biển của các nước ASEAN, không chỉ vậy Nhật Bản đã kết hợp các khoản hỗ trợ như hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, bồi dưỡng nâng cao khả năng do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - SDF tổ chức, hợp tác về trang bị phòng thủ, để trợ giúp các nước này. Bên cạnh đó Nhật Bản thông qua các hình thức bồi dưỡng đào tạo, diễn tập quân sự chung với các nước khu vực ASEAN nhằm nâng cao khả năng quân sự của các nước này và giúp cho quân đội Nhật Bản thông thạo tình hình thực tế trong khu vực Biển Đông, nhằm mục đích thử nghiệm cho việc giám sát và tuần tra tại khu vực biển này của Nhật Bản. Trong tháng 5 - 6 năm 2015 các tàu chiến của Nhật Bản và Philippin nhiều lần thực hiện diễn tập chung tại vùng biển của Philippin. Tháng 8/2015, Nhật Bản, Mỹ cùng với Philippin triển khai diễn tập cứu trợ nhân đạo tại

2 Thủ tướng Shinzo Abe đã hoan nghênh Trung Quốc và ASEAN vì đã tổ chức đối thoại xung quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Ông Abe đã bày tỏ hy vọng lời Trung Quốc nói rằng sẽ không quân sự hóa trên biển tại Hội nghị Đông Á diễn ra vào năm 2015 trở thành hiện thực. Đối thoại nên được tổ chức làm tiền đề duy trì sự kiềm chế và phi quân sự hóa theo luật pháp quốc tế.

vịnh Subic. Đối với Việt Nam vào tháng 5/2015, đã có hai chiếc máy bay tuần tra trên biển P-3C của Nhật Bản lần đầu đến Đà Nẵng, tháng 11/2015, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhận thức chung việc tàu chiến của Nhật Bản có thể vào cập cảng Cam Ranh của Việt Nam.

Hai là: Củng cố thêm mối quan hệ đồng minh giữa Nhật - Mỹ: Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ là khuôn khổ cơ chế hợp pháp cho việc can dự vào Biển Đông. Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia của Nhật Bản đã chỉ rõ là những nước có mạng lưới thương mại toàn cầu phụ thuộc vào đường biển,

Mỹ và Nhật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Vì vậy, đảm bảo an ninh tự do hàng không.3

Sự phối hợp và hợp tác giữa liên minh Nhật - Mỹ trong vấn đề Biển Đông còn biểu hiện ở việc: đó là cả hai nước phối hợp giúp đỡ các nước hữu quan xây dựng năng lực phòng thủ. Ví dụ: nhằm giúp Philippin nâng cao khả năng đối phó với Trung Quốc trên biển, hai nước Nhật và Mỹ đã phân công rõ ràng: Mỹ chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang Philippin; còn Nhật Bản cung cấp trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippin.

Một số vấn đề rút ra từ quan điểm của 3 cường quốc trên đối với Biển Đông:

Thứ nhất: các nước trên đều rất coi trọng vị trí - vai trò hàng đầu của biển trong chiến lược quốc gia. Mỹ thì khẳng định “sức mạnh biển đã và sẽ tiếp tục là nền tảng quan trọng cho sự thịnh vượng, sức mạnh quốc gia và uy tín quốc tế của Mỹ”. Trung Quốc nhấn mạnh: xây dựng cường quốc biển có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh, bảo vệ chủ quyền, lợi ích phát triển và an ninh, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội giàu có và toàn diện, thực hiện công cuộc phục hưng lại Trung Hoa…

Thứ hai: tư duy, quan điểm về biển và phát triển kinh tế biển ở các nước trên đã được hình thành từ rất sớm và được thể hiện trong các chính sách quốc gia. Mỹ từ lâu đã tự nhận mình là “quốc gia Thái Bình Dương”, điều chỉnh sách lược “xoay trục” sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc từ một nước đã từng “quay lưng ra biển” giờ đây đã tiến đến tư duy về biển, đại dương với giấc mộng cường quốc biển và cùng với đó là cường quốc lục địa. Xây dựng cường quốc biển đã trở thành quyết sách lớn và chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục

3 Thực tế thấy rằng, cho đến thời điểm năm 2016 thì hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế chưa có một quy định nào về vùng nhận diện phòng không, nhưng thực tiễn đời sống quốc tế, ở một số khu vực và thời điểm lịch sử nhất định đã có tuyên bố về vùng nhận diện phòng không.

tiêu là “dựa vào biển làm cho đất nước hùng mạnh hơn”. Còn Nhật Bản là quốc gia hải đảo, từ sớm đã có nhận thức và tầm nhìn về biển, đảo. Từ thời Minh Trị, người Nhật Bản đã tìm cách vượt biển để học hỏi những đối thủ đã từng là mối đe dọa đối với biển, đảo của mình. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã lập kế hoạch phát triển tổng thể với các vùng công nghiệp trọng điểm tập trung ở các vùng bờ biển của mình.

Thứ ba: dựa vào lợi thế biển, các nước này đã thực thi chiến lược an ninh, kinh tế từ biển; kết hợp giữa phát triển kinh tế biển với quốc phòng – an ninh, tăng cường sức mạnh quân sự. Cả hai nhân tố kinh tế và quốc phòng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Các quốc gia đều để tâm vào khả năng lưỡng dụng: tạo sức mạnh tổng hợp, linh hoạt của nhân tố kinh tế biển trong triệt hạ sức mạnh quân sự đối phương. Khi có xung đột vũ trang hoặc chiến tranh trên biển, các đặc khu kinh tế ven biển, kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên biển như: cảng biển, cơ sở hậu cần kỹ thuật, các tuyến hàng hải, hệ thống thông tin liên lạc trên biển, đường băng dân sự trên các đảo kết hợp với hạ tầng trên các đảo và quần đảo trở thành hệ thống kết nối liên hoàn hỗ trợ tác chiến. Mỹ coi lực lượng tàu vận tải vận chuyển thời chiến là một bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang. Trung Quốc thì áp dụng tiêu chuẩn tàu quân sự cho tàu dân sự, có thể nhanh chóng giúp chuyển năng lực tiềm tàng của đội tàu vận tải dân sự thành sức mạnh quân sự thời chiến. Để vừa đảm bảo sự kết hợp kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng – an ninh, các quốc gia này đều chú trọng xây dựng phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh, hiện đại, có khả năng ứng chiến nhanh, bảo vệ lợi ích chiến lược trên khắp các vùng biển.

3.3 Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam:

3.3.1 Biển Đông giữ vai trò là vị trí địa - chiến lược của Việt Nam:

Vì:

Một là: Nó nằm ở vị trí đắc địa,Biển Đông là một biển rìa lục địa, nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương, đây là vùng biển nửa kín trải rộng từ eo biển Đài Loan tới Singapore, với diện tích bao phủ khoảng 3,5 triệu km2. Với diện tích như vậy thì nó lớn thứ tư thế giới, chỉ đứng sau biển biển San Hô và biển Ả Rập và biển Philippines.Có tất cả 9 nước và một vùng lãnh thổ giáp với biển Đông, gồm Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, Indonesia và Brunei, Malaysia, Singapore, Campuchia và Đài Loan cuối cùng là Thái Lan.Việt Nam giáp với biển Đông từ 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam.Biển Đông được đánh giá là một tuyến đường cực kì quan trọng nối liền Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á, Thái Bình Dương

- Ấn Độ Dương. Có tất cả năm thuộc trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì thế nó được coi là tuyến đường vận tải biển quốc tế nhộn nhịp vào loại thứ hai của thế giới.

Hai là: Biển Đông ước tính có khoảng vài nghìn đảo lớn và nhỏ, trong đó có trên 250 cấu trúc địa lý mà mỗi cấu trúc có diện tích khoảng 1(km2) bao gồm các đảo san hô, rạn san hô, bãi cạn và bãi ngầm, rạn san hô vòng, phần lớn trong số đó không có người sinh sống, khi triều cường lên đa phần bị ngập trong nước biển, một số đảo luôn nằm dưới mặt nước. Các cấu trúc được chia thành 3 nhóm quần đảo là: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa ở phía Bắc. Trong đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cùng hơn 2.570 hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hệ thống các đảo, quần đảo Việt Nam trên Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt các đảo, cụm đảo thuộc tuyến đảo tiền tiêu-biên giới. Với vị trí trung tâm Biển Đông, tuyến biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là khu vực có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua. Từ các đảo, cụm đảo này, chúng ta có thể lắp đặt các trạm ra-dar kiểm soát hoạt động ra vào, đi lại của các tàu thuyền qua lại vùng biển này. Cũng như thi công xây dựng các trạm dừng chân và chung chuyển cho các tàu bè lưu thông trên Biển Đông. Bên cạnh đó hệ thống các đảo và cụm đảo của Việt Nam còn là vị trí lý tưởng trong vấn đề bố trí mạng lưới phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia. Với đường bờ biển dài trên 3.260 kilomet, Việt nam có lãnh thổ hẹp và trải dài từ Bắc chí Nam, diện tích biển lớn gấp nhiều lần diện tích đất liền.

Vì vậy, các đảo và quần đảo của Việt Nam được ví như cửa ngõ, mặt tiền của quốc gia từ Biển Đông hướng vào đất liền, tạo thành chiến lũy với nhiều lớp, nhiều tầng chúng được sắp xếp, phân bố thành các tuyến biển đảo phòng thủ vững chắc, liên hoàn để bảo vệ quốc gia từ phía biển. Đây được coi là những căn cứ tiền tuyến bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Những đảo lớn trong hệ thống các đỏa, quần đảo này gồm các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo

Hoàng Sa, đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Cồn Cỏ, Côn Đảo, Lý Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu... Đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi đang diễn ra sự căng thẳng và bất ổn định trong khu vực, là vấn đề quan ngại không chỉ đối với riêng các quốc gia trên vùng Biển Đông mà còn cả cộng đồng quốc tế. Như đã thấy,

các hành động của Trung Quốc gần đây đối với vùng Biển Đông càng làm cho tình

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH tầm QUAN TRỌNG của BIỂN ĐÔNG (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)