Biển Đông giữ vai trò là vị trí địa chiến lược của Việt Nam:

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH tầm QUAN TRỌNG của BIỂN ĐÔNG (Trang 69 - 72)

B. Việt Nam và việc khai thác tài nguyên vị thế Biển Đông:

3.3.1 Biển Đông giữ vai trò là vị trí địa chiến lược của Việt Nam:

Vì:

Một là: Nó nằm ở vị trí đắc địa,Biển Đông là một biển rìa lục địa, nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương, đây là vùng biển nửa kín trải rộng từ eo biển Đài Loan tới Singapore, với diện tích bao phủ khoảng 3,5 triệu km2. Với diện tích như vậy thì nó lớn thứ tư thế giới, chỉ đứng sau biển biển San Hô và biển Ả Rập và biển Philippines.Có tất cả 9 nước và một vùng lãnh thổ giáp với biển Đông, gồm Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, Indonesia và Brunei, Malaysia, Singapore, Campuchia và Đài Loan cuối cùng là Thái Lan.Việt Nam giáp với biển Đông từ 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam.Biển Đông được đánh giá là một tuyến đường cực kì quan trọng nối liền Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á, Thái Bình Dương

- Ấn Độ Dương. Có tất cả năm thuộc trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì thế nó được coi là tuyến đường vận tải biển quốc tế nhộn nhịp vào loại thứ hai của thế giới.

Hai là: Biển Đông ước tính có khoảng vài nghìn đảo lớn và nhỏ, trong đó có trên 250 cấu trúc địa lý mà mỗi cấu trúc có diện tích khoảng 1(km2) bao gồm các đảo san hô, rạn san hô, bãi cạn và bãi ngầm, rạn san hô vòng, phần lớn trong số đó không có người sinh sống, khi triều cường lên đa phần bị ngập trong nước biển, một số đảo luôn nằm dưới mặt nước. Các cấu trúc được chia thành 3 nhóm quần đảo là: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa ở phía Bắc. Trong đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cùng hơn 2.570 hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hệ thống các đảo, quần đảo Việt Nam trên Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt các đảo, cụm đảo thuộc tuyến đảo tiền tiêu-biên giới. Với vị trí trung tâm Biển Đông, tuyến biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là khu vực có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua. Từ các đảo, cụm đảo này, chúng ta có thể lắp đặt các trạm ra-dar kiểm soát hoạt động ra vào, đi lại của các tàu thuyền qua lại vùng biển này. Cũng như thi công xây dựng các trạm dừng chân và chung chuyển cho các tàu bè lưu thông trên Biển Đông. Bên cạnh đó hệ thống các đảo và cụm đảo của Việt Nam còn là vị trí lý tưởng trong vấn đề bố trí mạng lưới phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia. Với đường bờ biển dài trên 3.260 kilomet, Việt nam có lãnh thổ hẹp và trải dài từ Bắc chí Nam, diện tích biển lớn gấp nhiều lần diện tích đất liền.

Vì vậy, các đảo và quần đảo của Việt Nam được ví như cửa ngõ, mặt tiền của quốc gia từ Biển Đông hướng vào đất liền, tạo thành chiến lũy với nhiều lớp, nhiều tầng chúng được sắp xếp, phân bố thành các tuyến biển đảo phòng thủ vững chắc, liên hoàn để bảo vệ quốc gia từ phía biển. Đây được coi là những căn cứ tiền tuyến bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Những đảo lớn trong hệ thống các đỏa, quần đảo này gồm các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo

Hoàng Sa, đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Cồn Cỏ, Côn Đảo, Lý Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu... Đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi đang diễn ra sự căng thẳng và bất ổn định trong khu vực, là vấn đề quan ngại không chỉ đối với riêng các quốc gia trên vùng Biển Đông mà còn cả cộng đồng quốc tế. Như đã thấy,

các hành động của Trung Quốc gần đây đối với vùng Biển Đông càng làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và phức tạp như: xây dựng cái gọi là thành phố Tam Sa; vạch đường lưỡi bò; ngang nhiên cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia, cấm đánh cá có thời hạn trên vùng Biển Đông ; gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam … đã chứng minh cho những hành động ngang ngược, thèm khát không gian sinh tồn và trên hết muốn độc chiếm cả vùng Biển Đông bất chấp mọi sự phản đối của cộng đồng quốc tế và tất nhiên Trung Quốc đã vi phạm

nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Bởi quần đảo Trường Sa của Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho là nơi có địa thế trọng yếu nhất, đóng vai trò như một trạm kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Nhìn lại lịch sử cho thấy, Trung Quốc chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, lập lên một huyện được gọi là Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, đơn phương đưa ra bản đồ hình lưỡi bò chiếm hết 80% vùng Biển Đông của Việt Nam, lập vùng nhận diện phòng không chiếm một vùng trời trên biển Hoa Đông từ Đài Loan lên tận Nhật Bản ở phía Đông và Hàn Quốc ở phía Bắc, và đặc biệt là gần đây nhất là lệnh cấm đánh cá có thời hạn trên Biển Đông mà cụ thể là nhắm vào ngư dân của Việt Nam… Nếu khu vực đường lưỡi bò này được hợp thức hóa bằng những hành động ngày càng leo thang của Trung Quốc với sự phản đối thiếu kiên quyết của các nước trong khu vực trên Biển Đông và cộng đồng quốc tế, thì trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ kiểm soát cả vùng Biển Đông, nơi mà hàng năm thu hút một lượng lớn tàu quân sự lẫn dân sự qua lại tấp nập, chỉ tính riêng số lượng tàu vận chuyển dầu khí qua vùng biển này đã nhiều gấp 17 lần qua kênh đào Panama và gấp 7 lần qua kênh đào Suez.

Nếu các động thái này được các nước nhân nhượng thì đến ngày nào đó, Trung Quốc cũng sẽ không do dự thiết lập vùng nhận diện phòng không trên khu vực đường lưỡi bò này. Tiến xa hơn nữa rất có thể là cuộc tấn công thần tốc chiếm các đảo, rồi cuối cùng Trung Quốc sẽ tuyên bố bảo đảm tự do lưu thông hàng hải quốc tế qua vùng Biển Đông. Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế đối với nước mất đảo, lấy làm tiếc về hành động quân sự của chính quyền địa phương đã không tuân theo lệnh đồng thời thuyết phục các nước mạnh trên thế giới gây sức ép, bắt buộc các nước mất đảo phải nhân nhượng và đi đến thương lượng với họ bởi vì lợi ích của cộng đồng quốc tế là ổn định và hòa bình trong khu vực. Ngay từ thời Chúa Nguyễn Hoàng thì Biển Đông đã được cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ; Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Hai câu thơ trên đã nói lên tầm quan trọng địa chiến lược của hệ thống biển đảo trên Biển Đông

trong công cuộc gìn dữ bờ cõi thanh bình và thịnh trị của đất nước. Hiện nay nhiều nhà chiến lược phương Tây cũng nhận định rằng sở hữu được hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì sẽ kiểm soát được cả Biển Đông. Hẳn đây là một nhận định vô cùng xác đáng cho vị trí - địa chiến lược trọng yếu của tuyến đảo, cụm đảo này.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH tầm QUAN TRỌNG của BIỂN ĐÔNG (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)