Qui luật “Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lâp”.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN - ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN (Trang 30 - 31)

+ Trong mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại nhiều mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, đặc điểm có xu hướng trái ngược nhau, là cơ sở của nhau, tồn tại trong một sự vật hiện tượng.

+ Các mặt đối lập thống nhất và đấu tranh với nhau tạo thành những mâu thuẫn biện chứng có trong sự vật, hiện tượng đó.

+ Các mâu thuẫn luôn vận động và phát triển. Khi các mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao thì xuất hiện nhu cầu khách quan được giải quyết.

+ Khi các mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật chuyển hóa thành sự vật khác.

+Vì vậy, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự vận động và phát triền.

- Ý nghĩa phương pháp luận.

+ Thấy được thống nhất và đấu tranh của các mặt là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Tránh nhấn mạnh một chiều vai trò của thống nhất hoặc đấu tranh giữa các mặt đối lập.

+ Trong hoạt động thực tiễn, phải tìm được các mâu thuẫn có trong sự vật đó,biết phân loại các mâu thuẫn.

+ Muốn tìm được mâu thuẫn phải thấy được các mặt đối lập trong sự vật đó. + Phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn chứ không điều hòa mâu thuẫnVới các mâu thuẫn khác nhau thì phải giải quyết bằng cách thức khác nhau.

+ Tránh nhầm lẫn giữa các loại mâu thuẫn và những xung đột tâm lý có trong các nhóm xã hội.

Câu 2: Anh, Chị hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, từ đó rút ra

Đáp án câu 2

-Trình bày phạm trù thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn (1 điểm) + Nêu phạm trù thực tiễn.

+ Trình bày ba hình thức cơ bản của thực tiễn. -Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. + Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức. + Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

+ Thực tiễn là thước đo kết quả nhận thức.

-Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc học tập của sinh viên nước ta hiện nay. + Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề: Thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành”, “ lý luận gắn với thực tiễn”, “ nhà trường gắn với Xã hội”.

+ Hiện trạng học lý thuyết suông, học chay, lý thuyết một đằng thực tế một nẻo của một số trường đại học ở nước ta hiện nay có còn không?.

+Khắc phục tình trạng trên bằng cách thực hiện “ học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế” đã thực hiện đến đâu?.

******

ĐỀ 20

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN - ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w