Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE đối với KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY TNHH MTV DỊCH vụ DU LỊCH S–TOURS (Trang 57 - 59)

DU LỊCH S–TOURS 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.3. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam

Để có được các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing online của công ty du lịch S-Tours, chúng ta không chỉ nắm bắt tình hình kinh doanh cũng như các chính sách công ty đang triển khai mà còn phải nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường du lịch tại Việt Nam trong những năm tới, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để phát triển công ty và đưa ra các chính sách marketing hiệu quả.

Từ tháng 2 năm 2020, dịch covid 19 bùng phát trên thế giới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Kể từ tháng 3 năm 2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ hoạt động du lịch trong nước. Tuy nhiên, thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê, năm 2020 khách quốc tế đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7%.

Nhờ việc kiểm soát dịch tốt cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế” của Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã xác định cơ cấu lại thị trường du lịch Việt Nam, lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn, triển khai các chương trình nhằm kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” vào tháng 5 năm 2020 và “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” vào tháng 9 năm 2020. Ngành du lịch trong năm 2020 bị ảnh hưởng bởi bốn tác động chính về vắc-xin,

chính sách du lịch của các nước, kinh tế và môi trường. Dịch covid 19 kéo dài đã làm ảnh hưởng những tác động này lên thị trường ngành du lịch Việt Nam, góp phần tạo nên xu hướng du lịch trong thời gian tới.

Xu hướng du lịch

Du lịch theo hướng giãn cách xã hội”: Trước dịch covid 19, việc con người đi du lịch khám phá một thành phố đông đúc, nhộn nhịp, tham quan các điểm du lịch hấp dẫn,...đều là những trải nghiệm quen thuộc đối với khách du lịch. Tuy nhiên, đại dịch covid 19 diễn ra kéo theo những hạn chế trong mùa dịch đã khiến cho cách thức đi du lịch của du khách bị thay đổi. Theo xu hướng này, du khách sẽ lựa chọn các điểm đến vắng vẻ gần với nơi mình sống để có thể dễ dàng tự sắp xếp được chuyến đi của mình mà vẫn đảm bảo được sự an toàn trước tình hình dịch bệnh.

Du lịch theo nhóm nhỏ”: khác với những năm trước đây, một tour du lịch thông thường có đến 15 – 20 người thì du lịch theo tour trong thời gian tới sẽ có quy mô nhỏ hơn nhằm hạn chế rủi ro lây nhiễm của dịch bệnh. Việc đến những điểm du lịch nổi tiếng đông đúc đang dần bị hạn chế thay vào đó là việc đi du lịch nhưng vẫn đảm bảo an toàn về sức khỏe.

Du lịch hướng đến sức khỏe”: từ trước đến nay các loại hình du du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hay du lịch chữa bệnh được du khách quan tâm nhất là sau khi dịch covid 19 bùng phát thì việc tìm kiếm một chuyến đi nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe là một xu hướng được du khách chú trọng. Năm 2019, Việt Nam được xem là điểm đến mới nổi cho xu hướng du lịch hướng tới chăm sóc sức khỏe tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cộng với sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ là cơ hội tốt cho thị trường du lịch hướng đến sức khỏe tại Việt Nam, đặc biệt Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia phòng chống dịch hiệu quả và tốt nhất thế giới theo báo cáo công bố ngày 27/01/2021 của Viện nghiên cứ Lowy (Úc).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE đối với KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY TNHH MTV DỊCH vụ DU LỊCH S–TOURS (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w