4.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận buồng
4.2.2. Nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ phận buồng
Trưởng bộ phận buồng
Phó trưởng bộ phận buồng buồng
Giám sát tầng
Giám sát đồ vải Quản lý cây
xanh Giám sát VSCC Giám sát ca đêm Đội chăm sóc cây xanh Nhân viên VSCC Nhân viên dọn phòng Nhân viên dọn phòng Thợ may Phụ trách thảm Đội cắm hoa Nhân viên thực tập Nhân viên hỗ trợ Nhân viên hỗ trợ Nhân viên đồ vải Nhân viên thực tập Nhân viên trông trẻ Nhân viên
giặt là Nhân viên thực tập
Hình 4.2.2 Ảnh minh họa nhân viên bộ phận buồng phòng
Trưởng bộ phận buồng: là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo,
kiểm soát và phối kết hợp, luôn phải đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh, bảo dưỡng, các yêu cầu của phòng khách, nhà hàng, phòng tiệc, khu vực công cộng. Đào tạo nhân viên, tiến hành đào tạo, đưa ra các vấn đề và kế hoạch sắp tới, thông báo và phân công lao động
Phó trưởng bộ phận buồng: Kiểm tra tình hình chấp hành quy trình và tiêu
chuẩn thao tác công việc, góp ý kiến và đề ra biện pháp giải quyết các tồn tại, kịp thời báo cáo với trưởng bộ phận buồng. Tổ chức họp các giám sát để bố trí, phân công công việc, kiểm kê định kỳ tài sản, kiểm soát giá thành, đề xuất mua sắm đồ dùng, dụng cụ của bộ phận
Giám sát đồ vải: Chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày tại phòng đồ vải và
đồng phục, đảm bảo chất lượng đồ vải và đồng phục đạt các tiêu chuẩn của khách sạn. Giám sát đồ vải làm việc dưới sự quản lý chính của trưởng bộ phận buồng hoặc phó trưởng bộ phận buồng
-Thợ may: nhận công việc từ bộ phận giám sát. Thực hiện theo yêu cầu mà
khách chú thích trong từng sản phẩm
-Phụ trách thảm: chịu trách nhiệm vệ sinh ở khu vực thảm. Đảm bảo tính thẩm
mỹ, sạch sẽ,.. cho khách sạn
-Nhân viên đồ vải: Chịu trách nhiệm nhận, phân loại, đếm và cất giữ các đồ vải
và đồng phục đã được giặt ủi vào kho. Kiểm tra số lượng đồng phục nhận về với số lượng đã giao cho bên nhà giặt. Vào sổ số lượng đồng phục bên giặt còn thiếu. Tiến hành bàn giao cho các bộ phận và khách hàng.
-Nhân viên giặt là: Chịu trách nhiệm tiếp nhận đồ bẩn từ các phận trong khách
sạn hoặc khách hàng và kiểm tra tình trạng trang phục, khăn ăn, khăn bàn, khăn bông, ga trải giường trước khi xác nhận. Tiến hành phân loại đồ cần giặt, kiểm tra kỹ nhãn mác, túi, khuy áo… trang phục của khách và đồng phục trước khi giặt.
Giám sát tầng: Chịu trách nhiệm lên lịch làm việc cho nhân viên, giám sát
chất lượng phòng và khu vực công cộng tầng mình phụ trách.
-Nhân viên dọn phòng: làm sạch phòng ngủ một cách hiệu quả để chuẩn bị phòng cho khách. Họ thường phải lau dọn phòng trong khoảng từ 20 đến 30 phút, tùy
thuộc vào kích thước của phòng. Những người khác trong bộ phận này bao gồm các nhân viên lấy túi vải lanh và bổ sung công cụ trên xe đẩy và thanh tra kiểm tra mỗi phòng sau khi đã được làm sạch để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của căn hộ.
-Nhân viên hỗ trợ: phối hợp với các nhân viên cùng hoàn thành công việc nhanh chóng.
-Nhân viên trông trẻ: Chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc, chơi với trẻ. Giữ vệ sinh khu vực cho trẻ. Hỗ trợ tổ chức các sự kiện dành cho trẻ em của khách sạn.
-Nhân viên thực tập: dưới sự giám sát của bộ phận, thực hiện các công việc giám sát giao. Cùng với đó phối hợp công việc với các nhân viên khác
Giám sát ca đêm: đáp ứng nhu cầu đột xuất cho Đêm khách. Trong quá trình
làm việc nếu bộ phận nào thiếu người, giám sát trưởng bộ ph ận có thể điều chỉnh số nhân viên bằng cách phối hợp các nhân viên tong cùng bộ phận buồng, hay tăng ca làm việc cho nhân viên…để đáp ứng một cách tốt nh ất nhu cầu của khách hàng
Giám sát vệ sinh công cộng : Điều phối, giám sát công việc của bộ phận,
quản lý các tài sản khu vực công cộng, quản lý trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, đào tạo, đánh giá nhân viên.
-Nhân viên vệ sinh công cộng: Bộ phận buồng phòng có trách nhiệm với các
khu vực công cộng của khách sạn, cả phía trước và phía sau. Họ cũng có trách nhiệm dọn khu vực nhà ăn sau khi đóng cửa mặc dù nhân viên F&B cũng có trách nhiệm làm vệ sinh cả ngày. Những người làm vệ sinh khu vực vệ sinh công cộng chiếm đa số trong bộ phận buồng phòng
Giám sát buồng phòng: đảm nhiệm vai trò giám sát công việc của nhân viên
buồng phòng, giám sát chất lượng buồng phòng, theo dõi trạng thái phòng, đào tạo nhân viên …
Quản lý cây xanh: Chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc cảnh quan cây xanh
khách sạn. Lập kế hoạch và triển khai hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh. Quản lý giám sát công việc cắm hoa và trang trí. Quản lý và đào tạo nhân viên.
-Đội chăm sóc cây xanh: Chịu trách nhiệm chăm sóc, tưới cây cảnh, cắt tỉa lá
hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Phun thuốc trừ sâu, phòng bệnh cho cây. Đến từng địa điểm trưng bày chăm sóc bảo dưỡng cây.
-Đội cắm hoa: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch mua nguyên vật liệu – kiểm tra số
lượng, chất lượng. Trang trí hoa theo yêu cầu và tiêu chuẩn khách sạn. Kiểm tra bình hoa đặt tại khu vực công cộng.
4.3. Quy trình chuẩn bị làm việc
Hình 4.3 Ảnh minh họa nhân viên chuẩn bị dụng cụ trước khi làm việc
– Nhận báo cáo làm phòng, họp đầu giờ với giám sát viên để có thông tin đầy đủ về các phòng phải làm trong ngày
– Ký nhận chìa khóa phòng, chìa khóa kho. – Chuẩn bị xe đẩy
– Chuẩn bị máy hút bụi.
.- Nhân viên sẽ có mặt tại phòng trực buồng và sẽ gặp nhân viên trực buồng để nhận ca làm việc.
- Nhân viên sẽ nhận bộ đàm, worksheet, chìa khóa để phục vụ trong quá trình làm việc của mình.
4.4. Quy trình làm vệ sinh buồng
Hình 4.4 Ảnh minh họa quy nhân viên đang làm vệ sinh buồng 4.4.1. Quy trình vệ sinh buồng khách đang lưu trú
Bước 1: Gõ cửa phòng khách
-Gõ cửa hoặc ấn chuông 3 lần và chào. Trước khi gõ cửa nhân viên làm buồng phải quan sát đến tấm biển treo trên tay nắm cửa:
+Nếu không có biển báo hoặc biển báo “Make up room” thì có thể thực hiện công việc
+Nếu có biển báo “Do not disturb” thì nhân viên không được mở cửa phòng -Trong trường hợp gõ cửa quá 3 lần nhưng không hồi đáp, khách có thể rời khỏi phòng. Lúc này nhân viên có thể tiến hành tra chìa khóa và mở cửa thực hiện dọn vệ sinh
Bước 2: mở cửa vào phòng
Mở cửa nhẹ nhàng và mở chậm rãi nhằm tránh va chạm, làm hư hỏng đồ đạc xung quanh của khách. Đồng thời cần chú ý vị trí ban đầu của các vật dụng, đồ đạc và quan sát các điểm bất thường có thể xảy ra.
Bước 3: Đặt xe làm buồng khách sạn và các thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh
Di chuyển xe đẩy làm phòng khách sạn đến trước cửa phòng và chuyển các đồ dùng, vật dụng và thiết bị vệ sinh vào phòng. Nên đặt các đồ vật thông dụng và đồ vải về phía bên trong nhằm tiện lợi hơn khi cần sử dụng chúng.
Bước 4: Mở rèm cửa và cửa sổ
Bước 5: Tắt hoặc điều chỉnh các thiết bị trong phòng
Tắt, mở hoặc điều chỉnh thiết bị trong phòng, như đèn, điều hòa theo quy định của khách sạn. Để tiết kiệm năng lượng, đồng thời báo cáo tình trạng hoạt động, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng nếu cần thiết
Bước 6: Nhặt bỏ rác
Quét dọn sạch sẽ các rác thải, rác nổi vương trên bề mặt sàn. Đồng thời, nhân viên cần kiểm tra tình trạng rác thải trong các thùng chứa, thực hiện thu gom và thay túi rác mới.
Bước 7: Kiểm tra các đồ cần bảo dưỡng
Nhân viên thực hiện bật và kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị điện trong phòng, báo cáo với quản lý ca trực nếu phát hiện hư hỏng.
Bước 8: Tháo, loại bỏ các đồ vải bẩn
Nhân viên kiểm tra, tháo bỏ các đồ vải bẩn trong phòng như chăn, ga,vỏ gối, nệm hoặc khăn đã sử dụng,... và cho vào túi đựng vải bẩn trên xe đẩy phục vụ khách sạn .
Bước 9: Thay đồ vải sạch
Sau khi thu gom các đồ vải bẩn, nhân viên vệ sinh tiến hành bổ sung, thay mới các đồ vải sạch và sắp xếp chúng ngay ngắn, gọn gàng, thẩm mỹ.
Bước 10: Làm sạch bụi các bề mặt
Dùng vải lau thực hiện lau sạch bề mặt tường, đồ dùng, vật dụng và các thiết bị có trong phòng. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý: sử dụng vải lau theo đúng màu sắc quy định và chú ý khi sử dụng hóa chất lên bề mặt tiếp xúc.
Bước 11: Kiểm tra và bổ sung các đồ dùng trong phòng khách
Kiểm tra tình trạng của các đồ dùng trong phòng khách như cốc, chén, gạt tàn, lọ hoa,... nhân viên có thể tiến hành thay hoa mới trong lọ cắm nếu loại phòng có bao gồm dịch vụ.
Bước 12: Hút bụi – lau sàn nhà
Tiến hành vệ sinh, làm sạch bụi trên các bề mặt bằng các biện pháp nghiệp vụ. Lưu ý nên ưu tiên sử dụng máy hút bụi thay vì quét thủ công bằng chổi để hạn chế bụi bay và tăng hiệu quả làm sạch.
Bước 13: Dọn phòng vệ sinh
Dọn rác thải trong thùng chứa, làm sạch, tẩy trắng các đồ dùng, thiết bị và khử mùi nhà vệ sinh là những công việc cơ bản tiếp theo cần thực hiện.
Bước 14: Kiểm tra lại toàn bộ phòng
Sau khi đã dọn vệ sinh, nhân viên cần kiểm tra tổng thể một lần nữa chất lượng các công việc vừa thực hiện và ký checklist theo quy định.
Bước 15: Ra khỏi phòng và đóng cửa lại
Nếu các công việc đã được hoàn thành, nhân viên sẽ tiến hành đóng cửa và ra khỏi phòng. Trước khi di chuyển cùng với xe làm buồng, nhân viên vệ sinh cần đảm bảo cửa phòng đã được khóa cẩn thận
4.4.2. Quy trình vệ sinh buồng khách check out
Quy trình dọn phòng check out trả phòng được thực hiện sau khi khách đã dọn và yêu cầu trả phòng. Lúc này, công việc của nhân viên vệ sinh chính là kiểm tra tình trạng sử dụng thiết bị, dịch vụ của khách và báo cáo lại bộ phận chức năng để thực hiện lập hóa đơn thanh toán
Các công việc tiếp sau đó được thực hiện gần giống hoàn toàn với quy trình dọn phòng có khách lưu trú, chỉ khác ở một số đặc điểm:
-Thời gian thực hiện đối với một phòng có thể lâu hơn: tất cả các phòng đều được kiểm tra thật kỹ, vệ sinh sạch sẽ, bổ sung vật dụng cần thiết.
-Không có đồ cá nhân của khách: khách đã rời đi và trả phòng nên đồ đạc và vật dụng của khách đã được mang di. Tuy nhiên, nhân viên vệ sinh cần lưu ý đồ thất lạc của khách và báo cáo lại với giám sát để được giải quyết
-Thay mới toàn bộ đồ vải và bổ sung đồ dùng
-Chú ý với tất cả các đồ đạc và trang thiết bị trước khi khách trả phòng và rời di. Khi thực hiện dọn vệ sinh, nhân viên cần chú ý đến tất cả đồ đạc, thiết bị có trong phòng trước và sau khi khách rời đi để kiểm tra xem có thiếu hụt hay mất mát gì không để báo cáo và xử lý kịp thời
4.4.3. Quy trình vệ sinh buồng trống khách
Trước khi thực hiện việc dọn phòng, bạn phải kiểm tra để đảm bảo chắc chắn đó là phòng “trống và sạch” để không làm phiền khách và chuẩn bị những dụng cụ làm việc cần thiết. Nếu phát hiện là phòng trống bẩn, bạn phải báo lại ngay cho giám sát và dọn phòng theo quy trình khác.
Bước 2: Mang dụng cụ vệ sinh vào phòng
Mang giỏ đựng hóa chất, dụng cụ vệ sinh (Găng tay, khăn lau, hóa chất tẩy rửa…) và máy hút bụi vào phòng.
Bước 3: Kiểm tra đồ vải trên giường, trang trí lại giường, kiểm tra ngăn kéo, thùng rác
-Lật tấm phủ giường ra và kiểm tra xem có ai nằm lên không (không có nếp nhăn). Nếu đồ vải trên giường đã được sử dụng, bạn phải báo ngaylại chogiám sát được biết.
-Kiểm tra ngăn kéo xem có món đồ nào bị bỏ quên không. - Kiểm tra thùng rác xem có sạch không.
Bước 4: Lau bụi các bề mặt và đồ nội thất
-Sử dụng khăn lau sạch các bề mặt và đồ nội thất, bắt đầu từ phía sau cửa ra vào. -Đảm bảo sạch bụi bẩn trên các bề mặt.
Bước 5: Kiểm tra các đồ dùng và bổ sung nếu cần
Kiểm tra xem đã có đủ những đồ dùng thiết yếu trong phòng ngủ và phòng tắm chưa và thực hiện bổ sung nếu thiếu.
Bước 6: Kiểm tra các trang thiết bị
-Thực hiện việc kiểm tra đèn, điều hòa không khí, máy hút ẩm, bảng điều chỉnh nhiệt độ, ti vi, đài… có hoạt động tốt không và đặt ở chế độ chờ hoặc tắt.
-Điền vào phiếu yêu cầu những thiết bị cần được bảo dưỡng. -Nếu phát hiện hư hỏng hãy báo ngay cho giám sát buồng phòng.
Bước 7: Lau sàn phòng tắm
-Dùng khăn chuyên dụng lau sạch sàn phòng tắm. Chú ý chỉ sử dụng khăn ẩm, không quá ướt.
-Đảm bảo sàn sạch, sáng, không có vết ố bẩn.
-Không bước chân vào phòng tắm sau khi đã lau xong.
-Nếu thấy cần thiết, bạn có thể quét trước khi lau. -Tiến hành hút bụi từ cuối phòng tiến ra phía cửa.
-Hút bụi dưới gầm giường, gầm bàn, gấm ghế, gầm tủ, các góc và khe trong buồng.
Bước 9: Kiểm tra toàn bộ phòng
Đối chiếu với danh mục kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra lần cuối, đảm bảo phòng không có mùi lạ, không có vết bẩn; các đồ vật được đặt đúng vị trí.
Bước 10: Điền vào bảng tình trạng buồng
-Điền vào bảng tình trạng buồng là phòng trống đã được dọn sạch, ghi rõ thời gian.
-Mang dụng cụ ra ngoài và khóa cửa buồng lại.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CẢM NHẬN 5.1. Kết luận
Hoạt động kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống con người được cải thiện, từ đó nhu cầu đi du lịch, giải trí, nghỉ ngơi ngày càng tăng cao. Để phục vụ tốt nhu cầu đó của du khách, các nhà lãnh đạo cần phải không ngừng đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình; xây dựng những kế hoạch kinh doanh phù hợp, đem lại trải nghiệm tốt hơn, phù hợp hơn với du khách, khách hàng. Trong báo cáo này, em đã xây dựng trên cơ sở lý thuyết dựa trên tìm hiểu và tổng hợp một số tài liệu sẵn có cùng nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị thực tập. Ngoài ra, báo cáo còn thể hiện thực tế sự phát triển và những hoạt động dịch vụ, kinh doanh tại khách sạn Hyatt
Thông qua quá trình thực tập này, cá nhân em đã thu thập được nhiều kinh nghiệm quý báu, tự phát triển và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.
Do còn nhiều sự thiếu sót trong kiến thức và trải nghiệm cá nhân nên báo cáo này chưa thực sự hoàn thiện, mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô và các anh chị. Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình từ ban quản lý khách sạn