Một số nhận xét và đề xuất nghiên cứu SRM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 33)

- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phần tử hữu hạn và thuật toán tính toán tối ưu GA, được mô phỏng bằng các phần mềm như Ansys Maxcell, Matlab. Các phương pháp nghiên cứu này là các phương pháp nghiên cứu hiện đại, nếu các thông số mô phỏng được tính toán lựa chọn đúng với thông số thực của SRM thì có tính chính xác cao. Vì vậy, trong luận án tác giả cũng sử dụng các phần mềm Ansys Maxcell, Matlab, sử dụng FEM để nghiên cứu và kiểm chứng các kết quả thông qua một số so sánh thực nghiệm.

- Các nghiên cứu được công bố đều phân tích nhấp nhô mômen phụ thuộc vào dạng sóng dòng điện, điện áp, số cực rotor và stator, hình dáng và kích thước cực stator, hình dáng cực rotor. Tuy nhiên ảnh hưởng của góc cực rotor đến biên độ các sóng hài mômen hay nhấp nhô mômen và quan hệ ràng buộc giữa góc đóng, góc mở dòng điện đến đặc tính mômen thì chưa được xem xét cụ thể.

Kế thừa các kết quả tổng quát trên, luận án đề xuất hướng nghiên cứu: phân tích ảnh hưởng ảnh hưởng của tỉ lệ góc cực/ bước cực stator, rotor đến mômen trung bình; ảnh hưởng của góc cực rotor đến độ nhấp nhô mômen và mối quan hệ giữa góc đóng, góc mở dòng điện với góc cực stator, rotor nhằm cải thiện mômen trung bình và độ nhấp nhô mômen trong SRM ba pha. SRM 3 pha trong nghiên cứu sử dụng động cơ với số cực stator là bội của 3: 6/4 và 12/8, vì loại động cơ này được sử dụng phổ biến (chiếm đến 70% số lượng các động cơ từ trở).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)