Kết luận chươn g3

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 106 - 108)

Trong chương này, tác giả tính toán giải tích điện cảm cực đại Lmax tại vị trí đồng trục hoàn toàn và điện cảm cực tiểu Lmin tại vị trí lệch trục hoàn toàn.

Phân tích đặc tính điện cảm và tính toán biên độ các sóng hài điện cảm. Phân tích điện cảm dưới dạng triển khai Fourier để xét biên độ các sóng hài điện cảm khi thay đổi góc cực rotor. Biên độ các sóng hài điện cảm hoàn toàn phụ thuộc vào độ lớn của góc cực stator và rotor.

Phân tích sóng hài mômen dưới dạng triển khai Fourier để ước lượng biên độ các sóng hài mômen. Sóng hài mômen SRM ba pha chủ yếu là bậc 3, bậc 6, bậc 9,.., các bậc

phụ thuộc vào độ lớn góc cực stator, góc cực rotor và độ chênh lệch giữa góc cực rotor với góc cực stator.

Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ góc cực stator/ bước cực stator và tỉ lệ góc cực rotor/bước cực rotor đến mômen trung bình của SRM 6/4 và SRM 12/8. Mômen trung bình và độ nhấp nhô mômen thay đổi một cách phi tuyến theo sự tỉ lệ góc cực stator/ bước cực stator và tỉ lệ góc cực rotor/ bước cực rotor. Với SRM 6/4 có: tỉ lệ góc cực stator/ bước cực stator αs = 0,4 ÷ 0,55; αr = 0,25÷ 0,40 thì có mômen trung bình lớn. Với SRM 12/8: tỉ số góc cực stator/ bước cực stator αs = 0,45 ÷ 0,55 và tỉ số góc cực rotor/ bước cực rotor αr = 0,35 ÷ 0,45 thì đạt được giá trị mômen trung bình cao nhất.

Góc đóng, góc mở dòng điện có quan hệ ràng buộc với góc cực stator và góc cực rotor. Góc góc mở dòng điện nếu không tính toán đúng có thể dễ bị xuất hiện điểm mômen âm trên đặc tính mômen của SRM.

CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 106 - 108)