MVP và GMVP được phát triển dựa trên mô hình năng lượng liên tục và mô hình nhiều nhóm năng lượng. Trong phương pháp năng lượng liên tục, tất cả các phản ứng được thực hiện chính xác khi thực hiện đánh giá các dữ liệu hạt nhân. Tiết diện gián đoạn hay liên tục và phân bố góc/phân bố năng lượng, là những đại lượng cơ bản được sử dụng để theo dõi chuyển động cũng như tương tác các hạt. Đối với tán xạ nơtrôn, mô hình khí tự do được áp dụng để đo đếm chuyển động nhiệt của các nhân đích hoặc các tán xạ S(α,β) hay các tán xạ nhiệt đàn hồi ở trong mô hình ENDF được xem xét sử dụng trong hiệu ứng liên kết của chất lỏng và chất rắn. Trong vùng cộng hưởng chưa xác định của tiết diện nơtrôn, phương pháp bảng xác suất được sử dụng. Với phương pháp đa nhóm năng lượng, tất cả các phản ứng được tiến hành theo dữ liệu tiết diện đa nhóm năng lượng theo thiết kế người dùng.
1. Bài toán trị riêng và bài toán nguồn cố định: MVP/GMVP có thể giải quyết các vấn đề về trị riêng và bài toán nguồn cố định. Trong bài toán trị riêng, hệ số nhân của vùng hoạt lò phản ứng được thực hiện tính toán. Đối với bài toán nguồn cố định, thông tin nguồn ngoài di chuyển ngẫu nhiên được định nghĩa bởi người sử dụng (Hàm phân bố về vị trí, năng lượng, ... của nguồn hạt), thường áp dụng trong các tính toán che chắn. Chương trình GMVP đa nhóm năng lượng có thể giải quyết các bài toán thuận và liên hợp cho nơtrôn, photon và dịch chuyển đôi nơtrôn-photon. Chương trình MVP sử dụng năng lượng liên tục không những có thể giải quyết các bài toán thuận mà còn thực hiện các tính toán độc lập về thời gian.
2. Mô tả hình học: MVP/GMVP có thể sử dụng kết hợp các dạng hình học để mô tả cấu hình cần tính toán. Các vùng không gian được mô tả thông qua việc kết hợp các thực thể 3 chiều (BODIes): Dạng bề mặt tuyến tính (nửa
không gian, hình hộp chữ nhật, nêm, hình trụ lục lăng); Dạng bề mặt vuông và tuyến tính (Hình trụ, hình cầu, hình nón cụt, hình nón phẳng, elip xoay. Mạng hình chữ nhật và lục giác có thể sử dụng để mô tả các hình học lặp. Thêm vào đó, mô hình hình học thống kê có khả năng mô tả vùng không gian phân bố ngẫu nhiên.
3. Tiết diện hiệu dụng: Tiết diện hiệu dụng ANISN-type PL hoặc vi phân hai lần tiết diện hiệu dụng có thể sử dụng trong chương trình đa nhóm năng lượng GMVP. Mặt khác, bộ thư viện tiết diện hiệu dụng riêng cũng được sử dụng trong MVP. Bộ thư viện được hình thành từ việc đánh giá dữ liệu hạt nhân sử dụng chương trình LICEM. Tiết diện hiệu dụng nơtrôn trong vùng cộng hưởng không được giải quyết được mô tả với phương pháp bảng xác suất. Các tiết diện hiệu dụng nơtrôn tại các nhiệt độ bất kỳ đều có thể sử dụng trong MVP với các nhiệt độ được chỉ định ở trong dữ liệu khai báo. 4. Theo dõi đường đi, va chạm, địa điểm và tiết diện bề mặt có thể ước lượng.
Trị riêng được xác định bằng quãng đường, va chạm và ước lượng tương tự cho các sản phẩm nơtrôn và phương pháp cân bằng nơtrôn. Cuối cùng của quá trình đánh giá ước lượng, giá trị xác xuất chắc chắn nhất và sự khác biệt của nó được tính toán bởi phương pháp hợp lý cực đại kết hợp với các phương pháp ước lượng.
5. Tính toán Tallies: GMVP tính toán trị riêng, thông lượng hạt và tốc độ phản ứng trong mỗi vùng không gian, mỗi nhóm năng lượng và thời gian cho mỗi loại vật liệu, mỗi nhân nguyên tử và mỗi loại phản ứng, và các sai khác của chúng như các thông số thống kê cơ bản. Ngoài các đại lượng vật lý, MVP thực hiện tính toán tiết diện vi mô hiệu dụng, tiết diện vĩ mô hiệu dụng và tốc độ phản ứng tương ứng trong các vùng xác định. Các đại lượng này được tính toán cho mỗi vùng xác định nhưng cũng có thể tính toán cho các vùng kết hợp tùy ý lựa chọn. Ngoài ra, các kết quả tính toán có thể xuất bản thành các file và sử dụng cho việc tính toán sau này hoặc thực hiện các tính toán cháy trong MVP_BURN.
tùy ỳ và xuất bản thành file. Các chức năng này rất hữu hiệu cho việc kiểm tra các hình học tính toán.
7. Tính toán cháy: MVP-BURN tích hợp trong hệ MVP/GMVP có thể thực hiện các tính toán cháy.
8. Tính toán song song: Các tính toán song song được thực hiện với bộ thư viện chuẩn MPI (Message Passing Interface) và PVM (Parallel Virtual Machine).