Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hội thi của giáo viên và hội thi của trẻ:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non nga yên (Trang 58 - 75)

- Bảng 2: (Kèm theo phụ lục) Khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm học (tháng 9/2018)

2.3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hội thi của giáo viên và hội thi của trẻ:

và hội thi của trẻ:

* Tổ chức tốt hội thi đối với giáo viên **. Thi viết sáng kiến kinh nghiệm:

56

Ngay từ đầu tháng 9, nhà trường đã phát động giáo viên trong toàn trường đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm để từng cá nhân chuẩn bị. Qua thi viết sáng kiến kinh nghiệm đã có 7 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A cấp trường, Sáng kiến xếp loại A chọn 7 sáng kiến gửi lên hội đồng khoa học phòng giáo dục, 3 sáng kiến xếp loại B và 4 sáng kiến được xếp loại A gửi cấp tỉnh. Kết quả có 3 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B,C cấp tỉnh.

** Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường

Nhà trường đã có rất nhiều những biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường là việc làm cần

57

thiết và quan trọng. Bởi thông qua hội thi sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục. Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên.

Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường chúng tôi thực hiện vào đầu năm học ( đầu tháng 10). Mỗi giáo viên trải qua 2 vòng thi:

- Phần thi lý thuyết kiểm tra nhận thức của giáo viên,

Phụ lục 4: Hình ảnh 6: “Thi lý thuyết giáo viên giỏi cấp trường”

58

- Phần thi thực hành: Mỗi giáo viên phải thực hiện thi thực hành 2 hoạt động giáo dục và hoạt động chăm sóc.

Phụ lục 4: Hình ảnh 7: “Thi thực hành giáo viên giỏi cấp trường”

* Kết quả:

Thực tế cho thấy việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Vì khi tham gia giáo viên đòi hỏi phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm những phương pháp, biện pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động học,

59

hoạt động vui chơi, tạo tình huống mới lạ để thu hút trẻ tập trung, chú ý, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Điều quan trọng hơn đây là một đợt sinh hoạt chuyên môn, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp và phụ huynh.

** Tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện.

Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn được những hạt nhân tốt trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Chọn lựa và đánh giá được 9 giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Đây là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với nhà trường. Bởi qua hội thi sẽ giúp

60

cho giáo viên mạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè đồng nghiệp ở các trường bạn trong huyện. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ được tốt hơn.

Phụ lục 4: Hình ảnh 8: “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện”

* Kết quả: Nhà trường đã có 9 đồng chí tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện và đã đạt 100 %. Và có 1 giáo viên được chọn nguồn tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh vào các kỳ thi tiếp theo. Đó là thành tích đáng mừng đối với đội ngũ giáo viên của trường Mầm non xã Nga Yên.

61

* Tổ chức tốt hội thi đối với trẻ:

Thông qua các hội thi của học sinh, giáo viên phải có biện pháp sáng tạo hướng dẫn, bồi dưỡng cho học sinh, từ đó nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi chỉ đạo viên giáo tổ chức thi các lớp 100% trẻ mẫu giáo được tham gia, trên cơ sở đó lựa chọn các cháu xuất sắc bồi dưỡng tham gia hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng cấp trường” thành công tốt đẹp và đạt kết quả rất cao trong đó: 1 giải xuất sắc thuộc về lớp cô: Mai Thị Lệ, 2 giải nhất lớp cô Trịnh Thị Tuyết và cô Bùi Thị Năm và 2 giải nhì lớp cô: Nguyễn Thị Thảo, Trịnh Thị Hòa và 2 giải ba lớp cô Phạm Thị Phương, cô :Mai

62

Thị Nguyệt. Nhà trường đã bồi dưỡng cho các cháu đạt giải xuất sắc cấp trường đi tham gia hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng cấp Huyện” vàcác bé đã thể hiện rất xuất sắc ở các phần thi và kết quả đạt giải nhì cấp Huyện.

Phụ lục 4: Hình ảnh 9: Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng cấp trường, cấp Huyện”

Kết quả: Thông qua hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng cấp trường, cấp Huyện” nhằm tuyên truyền đến toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân trong xã hiểu được tầm quan trọng của giáo dục Mầm non tạo dựng được niềm tin của phụ huynh và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của giáo dục Mầm non trong

63

nhà trường hiện nay là rất cần thiết, bởi qua hội thi cấp trường, cấp Huyện các bậc phụ huynh được giao lưu học hỏi lẫn nhau về cách chăm sóc giáo dục con em mình đồng thời mới hiểu được khi đến trường con em mình đã được học những gì và tập luyện như thế nào để từ đó sẽ cùng với giáo viên phối kết hợp một cách tốt hơn.

2.3.5.Chỉ đạo giáo viên trang trí, xây dựng môi trường giáo dục bên trong và ngoài lớp học theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm.

Tôi đã chỉ đạo và yêu cầu tất cả các nhóm lớp là sắp xếp lớp, xây dựng môi trường mở trong lớp học vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo tính giáo dục, vừa

64

có tính sáng tạo, khơi gợi ở trẻ tính tò mò, nhu cầu nhận thức, tìm hiểu, khám phá, thúc đẩy trẻ tích cực, sáng tạo trong các hoạt động phù hợp chủ đề, chủ điểm phù hợp lứa tuổi. Đã chỉ đạo và cùng với cán bộ giáo viên trong trường tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đạt giải ba cấp Huyện và là một trong ba trường được tham gia hội thi cấp tỉnh đạt giải ba. Đó cũng là sự nỗ lực của ban giám hiệu cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường gặt hái được thành quả đáng mừng.

* Bố trí, sắp xếp môi trường bên trong lớp học.

65

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại.Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc. Việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại, theo từng chủ đề.

66

* Xây dựng môi trường ngoài lớp học:

Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì vậy mà cảnh quan môi trường ngoài lớp học là vô cùng cần thiết đối với quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc chỉ đạo xây dựng môi trường học tập trong lớp tôi đã cùng với BGH và tập thể giáo viên trong nhà trường xây dựng môi trường ngoài lớp học với tiêu chí an toàn, đẹp, và hấp dẫn trẻ. Để trẻ thỏa sức trải nghiệm, khám phá và hoạt động ngoài trời một cách tích cực.

67

Tập thể cán bộ giáo viên Trường mầm non xã Nga Yên đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp với những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được nhà trường quản lý nghiên cứu, tìm hiểu như khu vui chơi, khu vận động, vườn cổ tích, khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, (Vườn rau của bé). Trồng cây và chăm sóc cây cối. (Vườn thiên nhiên của bé) khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh. Kết hợp với mô hình các câu chuyện cổ tích để trẻ được tái hiện lại nội dung câu chuyện,

68

khắc sâu nội dung câu chuyện khi được dạo chơi trong vườn cổ tích (Vườn cổ tích) cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường...

Môi trường giáo dục của trường thực sự an toàn, đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường.

- Bố trí, sắp xếp môi trường bên ngoài đảm bảo độ an toàn cho trẻ: Không trồng loại cây có gai, độc hại đối với trẻ…

69

Với lợi thế và ưu điểm đó là có một khuôn viên rộng, thoáng mát, địa hình đẹp cùng với sự sắp xếp bài trí môi trường ngoài của trường tôi, khi bước chân đến cổng trường không những thu hút sự thích thú ở trẻ mà còn mang đến cho các bậc phụ huynh một không gian hấp dẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

Ngoài ra tôi còn tham mưu với BGH nhà trường cho vẽ những khẩu hiệu, hình ảnh về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hình ảnh hướng dẫn khi tham gia giao thông, hình ảnh các trò chơi dân gian,… tạo môi trường học tập gần gũi thân thiện, tích cực cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

70

Phụ lục 5:

Hình ảnh 10: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và môi trường bên ngoài.

Kết quả: Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường đã cùng với toàn thể cán bộ giáo viên đã tham gia hội thi: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp Huyện đạt giải nhất và đạt giải ba hội thi cấp tỉnh.Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài lớp học theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,

71

hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp

72

nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non nga yên (Trang 58 - 75)