Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm 2018 2020

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trang trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

STT Loại lợn 2018 2019 12/2020

1 Lợn đực giống (con) 3 Nghỉ Dịch tả lợn châu Phi 1 2 Lợn nái hậu bị (con) 40 Nghỉ Dịch tả lợn châu Phi 10 3 Lợn nái sinh sản (con) 100 Nghỉ Dịch tả lợn châu Phi 58 4 Lợn con cai sữa (con) 2138 Nghỉ Dịch tả lợn châu Phi 320 5 Lợn con chuyển qua

nuôi thịt (con) 1200 Nghỉ Dịch tả lợn châu Phi 320

Tổng chung 3481 709

Qua bảng 4.1 cho thấy tình hình chăn ni lợn của trại Đỗ Đức Thuận từ năm 2018 - 12/2020 có biến động lớn. Tổng số đầu lợn có tại trại năm 2018 là 3481 con với số lợn nái sinh sản là 100 con, lợn đực giống là 3 con, lợn nái hậu bị là 40 con, lợn con cai sữa là 2138 con và lợn con chuyển qua nuôi thịt là 1200 con. Tuy nhiên vào năm 2019 trại bị dính Dịch tả lợn Châu Phi nên trại đã phải tiêu hủy lợn và bỏ trống chuồng. Năm 2020, trại đã tái đàn tổng số đầu lợn có tại trại là 709 con với số lợn đực giống là 1con, lợn nái hậu bị là 10 con, lợn nái sinh sản là 58 con, lợn con cai sữa là 320 con và lợn con chuyển qua nuôi thịt là 320 con.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và ni dưỡng tại cơ sở

Trong thời gian thực tập em được chăm sóc trực tiếp đàn lợn nái mang thai theo đúng quy trình kỹ thuật của trại, đảm bảo các quy định trong chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh đầy đủ đối với lợn nái mang thai.

4.2.1. Công tác chăn nuôi

4.2.1.1. Thức ăn

Thức ăn là yếu tố quyết định đến năng suất chăn nuôi lợn nái. Thức ăn tốt, đảm bảo chất lượng, cân bằng dinh dưỡng sẽ làm lợn phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng nên lợn nái trong thời gian mang thai có sức khỏe tốt, thai phát triển tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế được sử dụng thuốc kháng sinh làm giảm ảnh hưởng khơng đáng có với thai, đồng thời giảm chi phí chăn ni.

Đối với từng thể trạng, giai đoạn mang thai khác nhau của lợn mà cung cấp một lượng dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, cần phải dựa vào nhu cầu của chúng mà cân đối dinh dưỡng cho phù hợp để lợn và bào thai có thể phát triển tốt nhất.

Giai đoạn khi mới phối xong cần tăng cường dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình hình thành thai, protein cần khoảng 13 - 14%, năng lượng trao đổi 2.900 kcal/1kg hỗn hợp, giai đoạn 4 tuần sau phối thì dinh dưỡng vẫn như giai đoạn

đầu nhưng lượng thức ăn tăng lên khoảng 15 - 20% hơn so với giai đoạn đầu và tăng chất xơ.

Giai đoạn cuối là trước khi đẻ 4 tuần đến khi đẻ: Cần tăng cường protein, ở giai đoạn này, protein cần là 17%, năng lượng cần khoảng 3100 kcal/kg, giảm xơ để lợn phát triển tốt hơn, dinh dưỡng ở giai đoạn này cần nhiều nhất trong quá trình mang thai. Riêng lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngồi cung cấp dinh dưỡng để ni thai cịn cần cho sự phát triển của cơ thể mẹ.

Đối với lợn đẻ, khi chuẩn bị đẻ thì cần giảm lượng thức ăn nhưng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cao, giàu protein, lipit, khoáng.

4.2.1.2. Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng theo tiêu chuẩn và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chăn nuôi lợn.

Chuồng phân từng khu riêng biệt tiện cho chăm sóc và theo dõi. Trong chuồng ln thống mát, có hệ thống giàn mát, quạt thơng gió và tủ thuốc, dụng cụ chăn nuôi.

Thường xuyên rửa, phun sát trùng chuồng trại, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

4.2.2. Chăm sóc ni dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai. Cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với lợn ở từng giai đoạn khác nhau. Cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất.

 Cần ghi chép ngày phối giống để tính tốn ngày đẻ và có kế hoạch

trực lợn đẻ.

 Trong q trình chăm sóc cần quan sát kỹ nhưng biểu hiện bất thường

của lợn sớm phát hiện ra bệnh, có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe lợn mẹ mà sự phát triển của thai.

 Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích

sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vazơlin và kháng sinh chống nhiễm trùng.

 Sau khi chuyển lợn sang ô chờ đẻ cần cẩn thận, tránh làm cho lợn vận

động quá mạnh, không đánh đập.

 7 ngày trước khi đẻ: dọn vệ sinh khử trùng chuồng trại, che chắn

chuồng trại.

- Thức ăn đầy đủ dưỡng chất, không bị ôi thiu, mốc. Cung cấp nước sạch cho lợn uống. Trong những ngày mùa đông lạnh cần tăng thêm lượng thức ăn vào khẩu phần thức ăn để bù vào năng lượng đã mất.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phịng và điều trị bệnh tại cơ sở

4.3.1. Cơng tác phịng bệnh

Quy trình phịng bệnh tại trại được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, tập trung vào vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin.

* Vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh và hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó nâng cao hiệu quả chăn ni.

Chuồng trại được xây dựng thơng thống, che chắn cẩn thận. Chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide pha với tỷ lệ 1 : 125.

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đơng, thống mát mùa hè. Phun thuốc tiêu độc khử trùng 2 lần 1 tuần.

Thường xuyên rắc vôi bột ở các khu vực để phân, đường đi, nơi xuất nhập lợn, chỗ tiêu hủy lợn bị bệnh. Sau mỗi lứa tổng vệ sinh, khử trùng toàn bộ chuồng trại. Pha dung dịch Iodine để phun sát trùng các dụng cụ như ca múc thức ăn, xe chở thức ăn, các dụng cụ dọn phân rác. Các dụng cụ sau khi khử trùng được phơi nắng rồi mới đưa vào sử dụng. Thường xuyên diệt chuột

bọ, côn trùng gây hại, dễ mang mầm bệnh cho lợn. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại được thể hiện ở bảng 4.2.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trang trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)