Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các công việc trên đàn lợn con theo mẹ
STT Công việc Số lượng thực hiện (con) Kết quả (an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
2 Mài nanh, cắt đuôi 122 122 100
3 Thiến lợn đực 158 158 100
Số liệu bảng 4.5 có thể thấy việc việc mài nanh, cắt đuôi thực hiện được 122 con kết quả an toàn đạt 100%, thiến lợn đực 158 con kết quả an toàn là 100%. Vì lợn con sau khi sinh ra phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú, cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, ít chảy máu và làm giảm stress cho lợn con. Nếu trong quá trình mài nanh bị gãy hoặc bị mẻ thì lợn con rất dễ bị nhiễm liên cầu khẩu hoặc E. coli nên khi mài mỏ cần mài từ từ và dứt khoát. Lợn con 3 ngày tuổi được phòng thiếu máu bằng chế phẩm Fe-Dextran-B12, lợn 1 ngày tuổi sau khi được bú sữa đầu cho uống cầu trùng bằng chế phẩm Toltrazuril.
Khi mài nanh, cắt đuôi, thiến lợn đực phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con còn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành bấm nanh, bấm số tai ngay sau khi đẻ 1 ngày và thiến lợn đực sau đẻ 3 - 5 ngày vì nếu bấm nanh, bấm số tai và thiến quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.
Lợn bị Hecnia có thể do di truyền hoặc do thực hiện thiến lợn có vết cắt quá rộng, do không đảm bảo vệ sinh sát trùng…, dễ gây viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sa ruột. Vì vậy khi thiến cần đảm bảo vệ sinh sát trùng,
và không nên để vết cắt quá to, khi thao tác phải nhẹ nhàng, dứt khoát. Khi mổ hecnia thì cần chú ý đảm bảo sát trùng theo đúng kỹ thuật, và tiêm kháng sinh phòng ngừa viêm nhiễm, sau khi mổ phải khâu vết mổ kín, buộc chặt chỉ, tránh để tuột chỉ thì ruột sẽ lòi ra ngoài.
4.3. Kết quả thực hiện phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản
4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại nuôi tại trại
* Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh.
Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:
+ Hàng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn nằm đè lên phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.
+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng.
+ Chuồng nuôi được phun tiêu độc, khử trùng 2 lần/ngày.
Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại được thể hiện trong bảng 4.6