Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kết quả thực hiện phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản
4.3.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại
Kết quả em đã trực tiếp điều trị bệnh viêm tử cung, đẻ khó và viêm vú trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Bỏ các cột bôi đỏ viết thành phác đồ điều trị để ở trước hoặc sau bảng 4.9
Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Tên bệnh Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 98 95 96,93 Đẻ khó 53 53 100 Viêm vú 12 10 83,33
Bảng 4.10. Phác đồ điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Tên bệnh Thuốc Tên bệnh Thuốc điều trị Đường đưa thuốc Thời gian dùng thuốc (ngày) Viêm tử cung + Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT + Oxytocin: 2ml/con
+ Catosal hoặc Dufafosfan B12: 1ml/10kgTT
+ Thụt rửa thuốc Iodine 10% pha loãng: 3 - 4lít/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 5
Đẻ khó + Oxytocin: 2ml/con
+ Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT Tiêm bắp 1
Viêm vú
+Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT + Anagin: 1ml/10kg TT
+ Kết hợp xoa bóp, chườm nước đá lạnh
Tiêm bắp 3 - 5
Chú ý: cách pha Iodine 10%: Pha 10ml dung dịch Iodine vào 1 lít nước ta được dung dịch cần pha để thụt rửa tử cung. Dùng 2 - 4 lít dung dịch vừa pha cho 1 con trên 1 ngày.
Số liệu bảng 4.9 cho thấy: * Bệnh viêm tử cung
Trong 98 con mắc bệnh viêm tử cung chúng em đã tham gia điều trị khỏi 95 con đạt 96,93%. Số con không chữa khỏi là 3 con chiếm 3% do những con này do quá trình can thiệp đẻ không đúng kỹ thuật và điều trị không dứt điểm dẫn đến càng ngày càng viêm nặng hơn nên bị bán loại thải.
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.
Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao.
* Bệnh đẻ khó
Đẻ khó có 53 con mắc, em đã điều trị khỏi 53 con, tỷ lệ khỏi đạt 100%. Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp.
Cách can thiệp lợn đẻ khó: Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Tại trại em thực tập một số dụng cụ còn chưa được trang bị đầy đủ nên đa số chúng em không có gang tay cao su mà chỉ được vệ sinh sát trùng tay trước khi can thiệp đẻ khó.
* Bệnh viêm vú
Điều trị 12 con lợn mắc bệnh thì có 10 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 88,33%.
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường.
Sử dụng thuốc Vetrimoxin LA liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao là loại kháng sinh thế hệ mới rất an toàn với lợn nái.
Tỷ lệ loại thải lợn nái của công ty theo tháng là 3% tổng đàn, những con lợn bị loại thì thường được bán cho lái buôn để làm thịt thương phẩm, những con trong quá trình đẻ chết do tác động cơ giới thì mang về thịt tại trại để làm thực phẩm.
Còn những con chết lâu hoặc đã tiêm thuốc kháng sinh thì tiến hành xẻ nhỏ rồi cho cá ăn hoặc chôn đúng nơi quy định để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và ủ mầm bệnh.