Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 482 98 20,33 Đẻ khó 482 53 10,99 Viêm vú 482 12 2,49 Tính chung 482 163 33,82
Số liệu bảng 4.8 cho biết, trong 482 con lợn nái theo dõi có 98 con mắc bệnh viêm tử cung, 53 con có hiện tượng đẻ khó,12 con có hiện tượng viêm vú.
* Bệnh viêm tử cung
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 20,33%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi.
Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh.
* Bệnh đẻ khó
thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu và do là nhiều nái hậu bị nên tỷ lệ đẻ khó cao, hoặc có thể do kế phát từ các bệnh khác, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương, do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất.
* Bệnh viêm vú
Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,49% nguyên nhân do quá trình vệ sinh chuồng nuôi không đảm bảo thì các vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú.
+ Nái ăn thức ăn không phù hợp, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
+ Do kế phát từ một số bệnh: Sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang… khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.
4.3.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại
Kết quả em đã trực tiếp điều trị bệnh viêm tử cung, đẻ khó và viêm vú trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Bỏ các cột bôi đỏ viết thành phác đồ điều trị để ở trước hoặc sau bảng 4.9
Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Tên bệnh Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 98 95 96,93 Đẻ khó 53 53 100 Viêm vú 12 10 83,33
Bảng 4.10. Phác đồ điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Tên bệnh Thuốc Tên bệnh Thuốc điều trị Đường đưa thuốc Thời gian dùng thuốc (ngày) Viêm tử cung + Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT + Oxytocin: 2ml/con
+ Catosal hoặc Dufafosfan B12: 1ml/10kgTT
+ Thụt rửa thuốc Iodine 10% pha loãng: 3 - 4lít/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 5
Đẻ khó + Oxytocin: 2ml/con
+ Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT Tiêm bắp 1
Viêm vú
+Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT + Anagin: 1ml/10kg TT
+ Kết hợp xoa bóp, chườm nước đá lạnh
Tiêm bắp 3 - 5
Chú ý: cách pha Iodine 10%: Pha 10ml dung dịch Iodine vào 1 lít nước ta được dung dịch cần pha để thụt rửa tử cung. Dùng 2 - 4 lít dung dịch vừa pha cho 1 con trên 1 ngày.
Số liệu bảng 4.9 cho thấy: * Bệnh viêm tử cung
Trong 98 con mắc bệnh viêm tử cung chúng em đã tham gia điều trị khỏi 95 con đạt 96,93%. Số con không chữa khỏi là 3 con chiếm 3% do những con này do quá trình can thiệp đẻ không đúng kỹ thuật và điều trị không dứt điểm dẫn đến càng ngày càng viêm nặng hơn nên bị bán loại thải.
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.
Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao.
* Bệnh đẻ khó
Đẻ khó có 53 con mắc, em đã điều trị khỏi 53 con, tỷ lệ khỏi đạt 100%. Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp.
Cách can thiệp lợn đẻ khó: Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Tại trại em thực tập một số dụng cụ còn chưa được trang bị đầy đủ nên đa số chúng em không có gang tay cao su mà chỉ được vệ sinh sát trùng tay trước khi can thiệp đẻ khó.
* Bệnh viêm vú
Điều trị 12 con lợn mắc bệnh thì có 10 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 88,33%.
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường.
Sử dụng thuốc Vetrimoxin LA liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao là loại kháng sinh thế hệ mới rất an toàn với lợn nái.
Tỷ lệ loại thải lợn nái của công ty theo tháng là 3% tổng đàn, những con lợn bị loại thì thường được bán cho lái buôn để làm thịt thương phẩm, những con trong quá trình đẻ chết do tác động cơ giới thì mang về thịt tại trại để làm thực phẩm.
Còn những con chết lâu hoặc đã tiêm thuốc kháng sinh thì tiến hành xẻ nhỏ rồi cho cá ăn hoặc chôn đúng nơi quy định để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và ủ mầm bệnh.
4.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ
Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học, theo dõi và điều trị làm một số bệnh thường gặp trên lợn con theo mẹ tại trại.
Một số bệnh thường gặp em theo dõi được như: bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con, bệnh viêm phổi:
4.4.1. Bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con
* Nguyên nhân:
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, làm cho độ ẩm trong không khí tăng. - Do thức ăn bị chua mốc.
- Do ăn quá nhiều vì hệ tiêu hóa lợn con chưa hoàn thiện dẫn dến tiêu chảy. - Do lợn mẹ bị mất sữa làm cho lợn con ăn linh tinh liếm các thứ có trong quây úm.
Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu
chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.
Điều trị:
Tiêu chảy lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại có điều trị bằng thuốc sau:
Tiêm Erofloxacin: 1ml/20 kg TT cộng với Atropin tiêm bắp 1ml/5- 8kgTT.
Bổ dung Catosal và Anagil C.
Tách lọc những con bị nặng ra riêng một ô cho tiện theo dõi và điều trị. Điều trị 3 - 5 ngày.
4.4.2. Bệnh viêm phổi
Nguyên nhân:
- Do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt.
- Do không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn và các loại vi sinh vật gây bệnh.
- Do thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi nên trong khi ăn lợn phải hít từ một số bệnh khác cũng dẫn tới viêm phổi.
- Do mật độ chuồng nuôi quá dày.
- Triệu chứng:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi thể hiện ra bên ngoài như: Lợn kém ăn, ủ rũ hoặc sốt nhẹ, lợn thở nhanh và thở thể bụng sờ tay vào gốc tay nóng.
- Biện pháp điều trị:
Phác đồ thứ nhất:
-Sử dụng thuốc Flophenicol kết hợp với Tylosin liều 1ml/30kg TT. -Kết hợp tiêm thuốc bổ và hạ sốt.
-Điều trị trong 3 - 5 ngày. Phác đồ thứ hai:
-Sử dụng thuốc Gentamycin kết hơp với Tylosin liều 1ml/20kg TT -Kết hợp thuốc bổ, Anagil C, Bromhexine.
-Điều trị 3 - 5 ngày.
Cả hai phác đồ điều phải tiến hành tách lọc những con bị bệnh ra ô riêng để tiện cho quá trình chăm sóc và điều trị.
Bảng 4.11. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ
STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Tiêu chảy phân trắng 4202 868 20,65 2 Viêm phổi 997 23,73 Tính chung 4202 1865 44,38 Số liệu bảng 4.11 ta thấy:
Lợn con ở trại mắc bệnh tiêu chảy phân trắng khá cao chiếm tỷ lệ 20,65%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, độ ẩm trong chuồng quá cao và thức ăn của lợn nái không đảm bảo, sức đề kháng của lợn con còn yếu.
Tỷ lệ mắc viêm phổi là 23,73% đây là tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm…, sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.
Đặc biệt thời gian thực tập tháng 10, 11, 12 thời tiết rét đậm rét hại, giảm nhiệt độ sâu về đêm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đột ngột làm cho lợn con không kịp thích nghi dẫn đến ho và bệnh đường hô hấp rất nặng.
4.5. Kết quả điều trị một số bệnh trên lợn con theo mẹ
Trong thời gian thực tập em đã tham gia điều trị một số bệnh cho lợn con theo mẹ, kết quả được trình bày ở bảng 4.12.
Bỏ các cột bôi đỏ viết thành phác đồ điều trị để ở trước hoặc sau bảng 4.9
Bảng 4.12. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con theo mẹ
Tên bệnh Kết quả Số lợn con điều trị (con) Số lợn con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Tiêu chảy phân trắng 868 840 96,77
Viêm phổi 997 864 86,65
Bảng 4.13. Phác đồ điều trị một số bệnh cho đàn lợn con theo mẹ
Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình
Tiêu chảy phân trắng - Enrofloxacin 1ml/20kg TT/ngày - Atropin tiêm bắp 1ml/5 - 8kgTT. - Trộn hạ sốt Ecoparasol và thuốc bổ vào cám cháo Tiêm dưới gốc tai 3 - 5 ngày
Viêm phổi
- Tyful
(Flophenicol + Tylosin)
Kết hợp tiêm giảm ho long đờm Bromhexine:1ml/con
Tiêm gốc tai 3 - 5 ngày
Số liệu bảng 4.12 ta thấy đối với bệnh phân trắng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao 96,77% nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.
Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, số lợn con mắc bệnh viêm phổi là 997 con tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 86,65%.
Tại trang trại thì quy định tỷ lệ loại thải lợn và lợn chết không được quá 5%, số lợn sau khi cai sữa phải đạt 95% so với số lượng đẻ ra, trong quá trình thực tập em đã thực hiện tốt và duy trì đúng tỷ lệ này.
4.6. Kết quả thực hiện công việc khác
Ngoài những công việc kỹ thuật trong 5 tháng thực tập em còn tham gia một số công tác khác như: thụ tinh nhân tạo, cho lợn ăn hằng ngày, tắm cho lợn mẹ, xuất nhập thuốc tại kho thuốc thú y của trại, xuất bán lợn thịt, vệ sinh nhà sát trùng, cho gà ăn…. Kết quả được thể hiện bảng 4.14.
Kết quả em thực hiện một số công việc khác thể hiện ở bảng 4.14
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và đêm), lợn nái chửa ăn
2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Em đã thực hiện công việc cho lợn ăn hàng ngày 640 lần, hoàn thành 100%.
Việc tắm, chải cho lợn nái sinh sản cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên trừ những ngày lạnh, em đã thực hiện được 120 lần, hoàn thành 100%.
Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái 70 lần hoàn thành nhiệm vụ đạt 100% . Xuất, nhập và bảo quản thuốc thú y tại kho thuốc 230 lần hoàn thành 100%.
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công việc khác
STT Công việc Số lượng
(số lần) Thực hiện được (số lần) Tỷ lệ (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 640 640 100
2 Tắm chải cho lợn mẹ 120 120 100
3 Xuất, nhập thuốc tại kho
thuốc 230 230 100
4 Xuất bán lợn thịt 20 20 100
5 Thụ tinh nhân tạo 70 70 100
6 Cho gà, cá ăn 150 150 100
7 Làm cỏ, trồng rau 6 6 100
8 Rửa nhà sát trùng, thay nước
sát trùng tại cổng ra vào 120 120 100 Ngoài ra em còn tham gia rất nhiều các công tác khác tại trại: cho gà ăn, cho cá ăn tận dụng cám thừa lợn trong quá trình sử dụng tránh lãng phí, tham gia trồng rau, làm cỏ vườn. Rửa, vệ sinh và thay nước sát trùng tại cổng ra vào trại, rắc vôi sống tại đường đi, cổng ra vào trại… tất cả công việc em đều hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 5 tháng thực tập tại trại lợn của công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, TP. Thái Nguyên em có một số kết luận:
Viết kết luận khái quát, ngắn gọn hơn. Đưa thêm KL quy mô CN của trai năm 2020. Đảo KL (1) xuống dưuới KL (2)
1. Công tác chăn nuôi
- Quy mô chăn nuôi của trại năm 2020 là: số nái 1200 con, đực giống 23 con, lợn con theo mẹ 30881 con, lợn thịt 1662 con.
- Trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cho 211 nái chửa, 482 lợn nái đẻ và 5686 lợn con.
- Tình hình sinh sản của lợn nái với nái đẻ bình thường là 429 con đạt tỷ lệ 89,00%; đẻ khó phải can thiệp 53 con tỷ lệ 11,00%.
- Số con trung bình trên lứa đạt xấp xỉ 12 con/nái/lứa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 97,73%.
2. Công tác vệ sinh
- Công tác vệ sinh trong và các khu vực quanh trại đều đạt tiêu chuẩn 5S (sẵn sàng, săn sóc, sắp xếp, sàng lọc, sạch sẽ).
- Trong chuồng nuôi hằng ngày luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng.
- Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng tuần theo lịch, hoàn thành 100% công việc được giao.
3. Công tác thú y
- Công tác phòng bệnh:
+ Thực hiện tiêm phòng vaccine cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đảm bảo an toàn đạt 100%.
- Công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:
mắc chiếm tỷ lệ 20,33% tỷ lệ chữa khỏi 96,93%, đẻ khó 53 con mắc chiếm tỷ lệ 10,99% tỷ lệ chữa khỏi 100% và viêm vú có 12 con mắc chiếm tỷ lệ 2,49% tỷ lệ chữa khỏi 83,33%.
+ Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con theo mẹ: bệnh tiêu chảy phân trắng 20,65% tỷ lệ chữa khỏi 96,77%, bệnh viêm phổi 23,73% tỷ lệ chữa khỏi 86,65%.
-Các công tác khác: thiến lợn đực 158 con, mài nanh cắt đuôi 122 con,