SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu tóm tắt - Luận Văn Diễm-DA SUA 1 (Trang 28)

3.2.1 Giải pháp về nhận diện rủi ro tín dụng

* Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng, NHCSXH phải thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ xin vay của khách hàng nhằm chọn ra hồ sơ có độ an toàn cao. Thẩm định hồ sơ cho vay có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình đầu tư tín dụng, qua thẩm định có thể đánh giá chính xác về sự cần thiết, tính khả thi của dự án và hiệu quả của nó, nhờ đó có biện pháp để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng.

* Các yếu tố cần thiết khi thẩm định dự án

- Nắm vững các quy định của Nhà nước và của NHCSXH liên quan đến việc cho vay vốn để có thể nhận định nhanh chóng và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng.

- Nắm bắt nhu cầu của khách hàng liên quan đến lĩnh vực tín dụng, tìm hiểu các điều kiện như tính pháp lý, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, đảm bảo tín dụng…đối chiếu với những quy định hiện hành của NHCSXH và NHNN để có thể đánh giá xem các điều kiện đó có phù hợp hay không.

- Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung của dự án và tình hình đơn vị vay vốn, có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn để đưa ra các nhận xét, kết luận và kiến nghị chính xác.

* Quy trình thẩm định tín dụng

Để các chương trình cho vay trực tiếp của NHCSXH hiệu quả hơn, NHCSXH cần xây dựng quy trình thẩm định tín dụng rõ ràng cho các bước công việc của cán bộ thẩm định. Với quy trình này, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra ý kiến một cách khách quan nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học. Quy trình thẩm định tín dụng thực hiện theo trình tự

Một phần của tài liệu tóm tắt - Luận Văn Diễm-DA SUA 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w