CBTD tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng CBTD thẩm định hồ sơ đề xuất ý kiến Trưởng phòng tín dụng Giám đốc chi nhánh ra quyết định và phê duyệt cho vaynhư sau:

Một phần của tài liệu tóm tắt - Luận Văn Diễm-DA SUA 1 (Trang 29 - 31)

như sau:

(1) (2) (4) (5)

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Cán bộ tín dụng đọc, xác định đối tượng của dự án. Dự án phải đúng đối

tượng, nội dung hình thức và thành phần kinh tế được vay vốn tại NHCSXH theo quy định hiện hành của Chính phủ. Sau đó sẽ tiến hành xử lý, thẩm định những thông tin.

Bước 3: Khi nhận được tờ trình thẩm định từ CBTD, Tổ trưởng Tổ Kế hoạch -

Nghiệp vụ phải tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập. Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ có thể kết hợp cùng CBTD khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đồng ý với đề nghị của CBTD, Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ sẽ cho biết ý kiến của mình và trong vòng 5 ngày làm việc sẽ trình lên Giám đốc PGD.

Bước 4: Giám đốc PGD chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chữ ký của CBTD và Tổ

trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ trong phạm vi 5 ngày.

3.2.2 Giải pháp về đo lường rủi ro tín dụng

PGD có thể sử dụng thêm phương pháp ước tính tổn thất tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng tại đơn vị mình

EL = PD x EAD x LGD

PD: xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản vay trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được

EAD: tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính, đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Tỷ trọng tổn thất ước tính được tính theo công thức sau: LGD = (EAD–Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Bên cạnh đó, ngân hàng phân loại khách hàng: Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng từ đó ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

Phân loại khoản vay:

Khoản vay được thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Khoản vay có chất lượng cao thì tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Ngân hàng thực hiện phân loại khoản vay thường xuyên để theo dõi, phân tích và có phương án xử lý kịp thời với các rủi ro phát sinh trong từng khoản vay để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận.

3.2.3 Giải pháp về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro

+ Hội đồng quản lý rủi ro: Hội đồng quản lý rủi ro thuộc Hội đồng quản trị được Hội

đồng quản trị thành lập và có trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng quản trị các vấn đề trọng yếu liên quan đến tất cả các lọai rủi ro. Hội đồng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm trong việc rà soát và phê duyệt khuôn khổ quản lý rủi ro của Ngân hàng bao gồm các chính sách đảm bảo an tòan, các hạn mức rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

+ Ban điều hành và các cấp quản lý: có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro đối với hoạt động của Ngân hàng và thực hiện các quy trình kiểm sóat rủi ro có hiệu quả.

+ Ban quản lý rủi ro: là công cụ của Ban điều hành, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát rủi ro của ngân hàng. Ban quản lý rủi ro được thành lập độc lập với các đơn vị hoạt động

Ban quản lý rủi ro có chức năng cơ bản là nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích đánh giá đo lường mức độ rủi ro đồng thời đề ra các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro xảy ra.

+ Ban quản lý tín dụng: là công cụ của Ban điều hành, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tín dụng bao gồm: xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh; giới hạn tín dụng, bảo lãnh; quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng.

+ Ban kiểm tra nội bộ: là công cụ của Ban điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong ngân hàng về các mặt nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng.

Để thực hiện kiểm soát trong tất cả các thủ tục thì PGD NHCSXH quận Ngũ Hành Sơn cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình nghiệp vụ, thường xuyên rà soát đặc biệt là khâu cho vay để phát hiện và khắc phục kịp thời những kẽ hở đảm bảo an toàn nguồn vốn cho NHCSXH.

Cần kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng kịp thời báo cáo cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

3.2.4 Giải pháp về tài trợ rủi ro

Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng.

Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Hiện tại, ngân hàng tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QDD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo nguồn quan trọng cho việc xử lý các khoản nợ tồn đọng khó thu hồi nhằm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng. Hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro của PGD chủ yếu được tính theo mức cố định là 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm lập dự phòng.

Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu

- Hoàn thiện việc đánh giá chất lượng các khoản nợ: Cần phải xếp loại các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ trong hạn đối với chương trình cho vay trực tiếp với mục đích phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro của khách hàng để hỗ trợ hộ vay và đồng thời trích lập dự phòng chính xác hơn.

- Quản lý chặt chẽ và xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu: Đa dạng biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH. Việc xử lý nợ xấu của NHCSXH là vấn đề nan giải vì vậy cần đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu. Pháp luật không nên có sự qui định khác biệt nợ xấu của NHCSXH và nợ xấu của các NHTM vì hậu quả nợ xấu để lại cho hệ thống ngân hàng là rất lớn. Nếu NHCSXH không xử lý được các khoản nợ xấu thì chắc chắn uy tín của hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Vì vậy, luật nên đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH ngoài việc giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ như ngân hàng có thể chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc cá nhân khác để sớm thu hồi vốn của mình, các tổ chức mua bán nợ có thể tham gia vào hoạt động này để hỗ trợ cho ngân hàng.

Đối với Nhà nước, để tăng hiệu quả của công tác giảm nghèo thì cũng cần có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo quyết liệt việc kết nối giữa các chương trình, đặc biệt là chính sách tín dụng với dạy nghề tạo việc làm, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn để có thể giảm nghèo bền vững và bảo toàn được nguồn vốn vay.

- Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ xấu: Phát hiện sớm nợ xấu và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp thu hồi nợ trực tiếp. Đối với NHCSXH, việc nhận dạng sớm nợ xấu và áp dụng các biện pháp phù hợp để đôn đốc khách hàng trực tiếp trả nợ vay là rất cần thiết. NHCSXH cần nắm rõ thực trạng và tính chất, nguồn gốc phát sinh các khoản nợ xấu và phân loại nợ xấu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nghiệp vụ ngân hàng để có phương án xử lư kịp thời. Việc này có thể được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra thường xuyên các khoản vay. Nếu phát hiện các dấu hiệu của nợ xấu, ngân hàng lập danh sách các khoản nợ cần chú ý và theo dõi tình hình tài chính của khách hàng để thu hồi nợ.

Ở đây cần làm rõ nguồn gốc phát sinh nợ xấu: Nếu nợ xấu được hình thành do khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thực sự do nguyên nhân khách quan, do làm ăn thua lỗ, mất vốn và việc thu hồi nợ có thể được thực hiện sau khi phục hồi kinh doanh thì ngân hàng không thể dứng ngoài cuộc mà cần đồng hành với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng và có thể tiếp tục hỗ trợ vay vốn. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ trong tương lai thì phải áp dụng các biện pháp hành chính hoặc kinh tế quyết liệt hơn để giải quyết.

Đối với khoản vay có nợ xấu do vi phạm từ phía cán bộ ngân hàng trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay cần xác định rõ trách nhiệm của cán bộ ngân hàng và trách nhiệm tập thể có liên quan. Tuy nhiên, cũng hạn chế hình sự hóa các sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng và ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự, kinh tế để khắc phục hậu quả và giảm bớt tổn thất xảy ra.

Ngoài ra, việc duy trì một cơ chế thưởng hấp dẫn trong thu hồi nợ xấu đối với các nhân viên ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác tham gia là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, pháp luật cần qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với NHCSXH để thu hồi nhanh các khoản nợ xấu tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng này. Các chế tài cũng rất cần thiết được luật định để đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ xấu.

3.2.5 Một số giải pháp khác

* Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu tóm tắt - Luận Văn Diễm-DA SUA 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w