- Căn cứ khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp chấm
1.2. Mức lương và thời gian yêu cầu hưởng lương của nguyên đơn là thiếu cơ sở pháp lý:
sở pháp lý:
- Căn cứ khoản 1, 2 Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định về tiền lương:1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.” và “2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ
vào năng suất lao động và chất lượng công việc.”. Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị
định 05/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương: “2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.”.
Dựa vào Bản ghi quá trình đóng BHXH, BNTN ngày 29/7/2017 của BHXH huyện AD, thành phố Hải Phòng tại Bút lục số 109-113; dựa vào Bút lục số 71 về Phụ lục HĐLĐ ký ngày 1/1/2015, mức lương cơ bản của Bà Thu là 20.393.600 VNĐ. Đồng thời căn cứ vào các nội dung thống nhất trong biên bản hòa giải (bút lục 134(, các bên đã thống nhất mức hưởng lương 6 tháng liền kề của bà Thu là 20.393.600 VNĐ.
yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi mức lương được hưởng là 21.733.600 đồng là không có cơ sở pháp lý.
Đồng thời, phía bị đơn giữ nguyên quan điểm bà Thu chỉ được nhận lương những ngày bà Thu đến công ty trong khoảng từ 9/12/2015 đến ½ ngày 5/1/2016, tổng cộng là 26,5 ngày làm việc, bởi:
Thực tế, tháng 6/2015 bà Thu nghỉ thai sản đến ngày 9/12/2015 thì đi làm trở lại. Trong thời gian bà Thu nghỉ thai sản thì Công ty đã tuyển kế toán mới làm thay công việc
của bà Thu. Như trình bày ở trên, do kế toán mới đã phát hiện bà Thu có một số sai sót về kế toán trong thời gian làm việc gây tổn thất tài sản công ty, đồng thời việc kiêm nhiệm của