Yêu cầu về thời điểm chốt bảo hiểm thiếu cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Với tư cách luật sư của bị đơn, hãy trình bày những nội dung chính cần lập luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn (công ty TNHH YD việt nam) (Trang 31 - 33)

- Căn cứ khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp chấm

1.4. Yêu cầu về thời điểm chốt bảo hiểm thiếu cơ sở pháp lý:

Như đã trình bày tại Phiên hòa giải ngày 02/08/2017 tại Trụ sở TAND huyện AD thành phố Hải Phòng. Do phát hiện ra nhiều vấn đề sai phạm cần phải điều tra làm rõ nên công ty YD đã ra thông báo số 05-2015/TB (bút lục số 16) để tạm đình chỉ công việc của bà Thu. Căn cứ điều 129 BLLĐ 2012, công ty YD có quyền tạm đình chỉ công việc của bà Thu và thời hạn đình chỉ theo pháp luật quy định tối đa là 90 ngày

+ Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc đóng BHXH trong thời gian tại đình chỉ công tác để điều tra, như vậy, theo quy định trên người lao động bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BH xã hội, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng

bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm đình chỉ công tác nếu được xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng. Còn trường hợp xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT.

-> Quyết định tạm đình chỉ của công ty YD qua thông báo số 05/2015/TB là đúng

quy định của pháp luật và trong thời gian tạm đình chỉ, công ty YD được tạm dừng đóng BHXH từ tháng 12/2015 (bút lục số 109). Thời hạn tạm đình chỉ từ 09/12/2015 đến 05/01/2016 là vẫn trong thời hạn đình chỉ (<90 ngày)

- Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: “3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng

15

bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ

trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”. Căn cứ khoản 4 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã

hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động: “4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy

định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.”.

Như đã trình bày ở trên, bà Thu đã không đến công ty để thực hiện công việc được giao từ ngày 06/01/2016, căn cứ quy định nêu trên, Công ty YD không phải đóng bảo hiểm xã hội cho bà Thu kể từ thời điểm tháng 1 năm 2016.

Đối với vấn đề này, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định người sử dụng lao động “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

-> Như vậy, việc công ty chốt sổ bảo hiểm đến 9/12/2015 là có căn cứ và Do đó, yêu

cầu của bà Thu về thời gian chốt sổ bảo hiểm cho bà Thu là đến thời điểm hiện tại là không có căn cứ.

Trên đây là toàn bộ những luận cứ của phía bị đơn phản bác lại những nội dung trong YCKK của Nguyên đơn. Kính mong HĐXX xem xét và chấp nhận những ý kiến của phía bị đơn đưa ra. Trân trọng cảm ơn HĐXX đã lắng nghe ý kiến của tôi!

Một phần của tài liệu Với tư cách luật sư của bị đơn, hãy trình bày những nội dung chính cần lập luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn (công ty TNHH YD việt nam) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w