Kiến nghị với chính quyền tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 106 - 128)

Một là, Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp trong QLNN đối với đất đai. Quy định rõ ràng hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, phương thức phối hợp giữa các sở ban ngành của Tỉnh với cấp huyện, xã trong QLĐĐ, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong QLNN đối với đất đai.

Hai là, Tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà

nước đối với đất đai. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai cần được tiến hành thường xuyên với các nội dung cụ thể, đặc biệt trong các lĩnh vực được xem là còn nhiều tồn tại, bức xúc hiện nay như: lập, điều chỉnh và quản lý quy hoạch SDĐ; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy CNQSD đất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Ba là, Điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch SDĐ

của chính quyền cấp huyện nhằm phát hiện và kịp thời điều chỉnh các sai sót trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Đối với những vị trí đã được quy hoạch và phê duyệt thì phải thực hiện một cách chặt chẽ. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy hoạch; phát hiện và xử lý các vi phạm ngay từ khi mới bắt đầu nhằm tránh thiệt hại khi phải GPMB.

Bốn là, Có biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm phát triển

trong điều tiết nguồn cung về đất và bình ổn giá đất thực tế. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần có biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn như: tư vấn giá đất trong việc xây dựng giá đất tại địa phương; tư vấn về giá đất khởi điểm để đấu giá QSDĐ; tư vấn cho các tổ chức tài chính trong việc thực hiện các giao dịch đảm bảo; tư vấn về quy hoạch, kế hoạch SDĐ; tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính... Hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất giúp cho các thủ tục hành chính quy về các đầu mối để người SDĐ nhanh chóng tiếp cận được QSDĐ của mình, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất đai [51].

Năm là, Thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực quản lý, phát triển

thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Muốn nâng cao năng lực quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, Tỉnh cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Công khai quy hoạch để chống đầu cơ, giảm thiểu cầu ảo; đẩy mạnh

việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và QSDĐ...;

Thứ hai, Tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống giao dịch mua bán quyền sử

dụng đất và bất động sản, mọi tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh, môi giới đất đai và bất động sản đều phải được đăng ký kinh doanh và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

Thứ ba, Rà soát lại các dự án giao đất, thúc đẩy các dự án phát triển nhà ở và phát

triển các khu đô thị, khu dân cư triển khai đúng tiến độ. Tổ chức đấu thầu công khai, nghiêm túc và đúng pháp luật việc sử dụng đất thuộc các dự án phát triển nhà ở và phát triển các khu đô thị, khu dân cư. Phải tính toán đa dạng hoá nguồn cung ngay từ khâu phê duyệt dự án đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng khác nhau.

Thứ tư, Đánh thuế cao đối với đất ở, đất xây dựng công trình, đất nông nghiệp có

chủ nhưng không sử dụng, đồng thời kiên quyết thu hồi các loại đất không sử dụng quá thời hạn quy định.

Thứ năm, Thành lập các cơ quan chuyên môn về thẩm định giá bất động sản và

các tài sản khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, phát mại trên thị trường.

110

Thứ sáu, Thực hiện tốt cải cách hành chính trong việc đấu giá đất, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất. Cần hình thành một thị trường bất động sản công khai và minh bạch với đầy đủ thông tin cung cấp cho cả người mua và người bán.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với đất đai là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước. Mục đích thi hành pháp luật QLNN đối với đất đai nhằm quản lý, phân bổ sử dụng đất có hiệu quả và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong hệ thống cơ quan nhà nước, chính quyền cấp huyện trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đất đai trong phạm vi địa bàn. Trong giai đoạn hiện nay, quản lý nhà nước đối với đất đai của chính quyền cấp huyện càng có vai trò quan trọng, là tiền đề, điều kiện quyết định thành công của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai ngoài phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống các quy định của pháp luật còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức thi hành của chính quyền cấp huyện. Trọng trách đó đòi hỏi chính quyền cấp huyện phải nắm bắt chính xác nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình cũng như của người SDĐ và đưa ra những biện pháp tổ chức thực hiện khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù của địa phương mình.

Tuy nhiên, QLNN đối với đất đai ở cấp huyện những năm gần đây còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần có những nghiên cứu để có chính sách, biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Để góp phần giải quyết vấn đề trên, Luận văn đã thực hiện nghiên cứu bổ sung lý luận cơ bản của QLNN đối với đất đai của chính quyền cấp huyện; phân tích một số nội dung quy định của pháp luật về QLNN đối với đất đai. Luận văn cũng tiến hành thu thập, phân tích các thông tin về thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo, số liệu thống kê về công tác QLNN đối với đất đai, thông qua điều tra các HGD&CN, DN và qua phỏng vấn cán bộ làm công tác QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; thu thập, phân tích thông tin về QLNN đối với đất đai thông qua các báo cáo tổng kết của các cơ quan QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương, các bài viết về các sự kiện có tính chất điển hình về QLNN đối với đất đai. Từ các kết quả phân tích đánh giá thu được, Luận văn có kết luận thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên; làm rõ nguyên nhân làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

112

quả thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, Luận văn kiến nghị, đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên là: hoàn thiện các quy định của pháp luật về QLNN đối với đất đai của chính quyền cấp huyện và hoàn thiện nội dung, phương thức, công cụ bổ trợ hoạt động thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tác giả luận văn đã cố gắng thực hiện các mục tiêu đặt ra khi thực hiện đề tài. Song do thời gian, kinh phí cũng như hiểu biết, kinh nghiệm tác giả còn có hạn nên nghiên cứu, đánh giá không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Do vậy, tác giả

mong nhận được sự trao đổi, thảo luận để luận văn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn. Tác

giả xin trân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Doãn Hồng Nhung, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cán bộ công chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và ý kiến đóng góp của một số bạn học giúp tác giả hoàn thiện luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 114/2004/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2004

hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2004

hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư khi nhà nước, thu hồi đất, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 117/2004/TT-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2004

hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền SDĐ, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng

11 năm 2004 của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn thống kê, đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng

11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng

11 năm 2004 của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng

4 năm 2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và môi trường (2007), Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng

6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng

10 năm 2009 quy định về giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

114

10. Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số

01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất, Hà Nội.

11. Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số

05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký QSD đất, Hà Nội.

12. Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 14/2008/TTLT/BTC-

BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai,

Hà Nội.

13. Bộ TN&MT và Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV

ngày 31 tháng 12 năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký QSD đất và tổ chức phát triển quỹ đất, Hà Nội.

14. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi

hành Luật Đất đai, Hà Nội.

15. Chính phủ (2004), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

16. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về

phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

17. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi

thường, hỗ trợ tái đinh cư khi nhà nước, thu hồi đất, Hà Nội.

18. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu

19. Chính phủ (2006), Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2006 về xác định giá trị QSD đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ, Hà Nội.

20. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 về sửa

đổi, bổ sung của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

21. Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 về việc sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

22. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 Quy định

bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

23. Chính phủ (2009), Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

24. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính

phủ quy định bổ sung về quy hoạch SDĐ, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

25. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy

chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. GS, TSKH Đặng Hùng Võ (2009), Cần sửa đổi, bổ sung gì cho Luật đất đai năm 2003,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 148, ngày 10/06/2009, Hà Nội.

28. GS.TS. Phạm Hồng Thái (2011), Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và

triển vọng, tr. 3-58, 155-178, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Huyện ủy Tân Yên (2010), Báo cáo số 248 - BC/HU ngày 21 tháng 7 năm 2010 về Kết

quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2005 – 2010), Tân Yên.

116

30. Huyện ủy Tân Yên (2010), “Lịch sử Đảng bộ Huyện Tân Yên”, NXB Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

31. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), “Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng

cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số B2004-02-63,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

32. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), “Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai”, tr. 19-32,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Thế Vinh (2006), “Hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền Quận Tây Hồ”,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 106 - 128)