ĐẶC ĐIỂM CHO VAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 36)

B. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG CHO VAY DÀI HẠN

1.1.5. ĐẶC ĐIỂM CHO VAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

- Giá trị khoản vay lớn

Nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp phát sinh do nhu cầu mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng…

- Thời hạn đầu tư dài

Nguồn vốn vay dài hạn là nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Toàn bộ vốn cố định tuy tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ chuyển một phần giá trị vào các sản phẩm được sản xuất ra trong suốt quá trình khấu hao. Đối với tài sản lưu động thường xuyên, tính chất thường xuyên thể hiện ở chỗ nguồn vốn để đầu tư vào loại tài sản lưu động này phải được duy trì một cách thường xuyên. Rõ ràng, với tính chất như vậy nguồn vốn để đầu tư phải là nguồn vốn có tính chất dài hạn.

- Rủi ro cao

Cho vay trung dài hạn là khoản vay có khối lượng vốn lớn, thời hạn vay dài. Việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, sự thay đổi về vị thế của doanh nghiệp về sản phẩm được cung cấp, sự xuất hiện của sản phẩm mới, sự thay đổi của công nghệ sản xuất, nguyên liệu sản xuất… tất cả các yếu tố này có thể gây khó khăn cho việc trả nợ của doanh nghiệp.

- Lãi suất cao

Lãi suất cho vay, ngoài lãi suất cơ bản còn phụ thuộc vào cấu trúc rủi ro và cấu trúc kì hạn của lãi suất. Mức độ rủi ro càng cao, thời hạn cho vay càng dài thì mức bù rủi ro cho NH càng lớn, do đó lãi suất cho vay càng cao và ngược lại. Chính vì vậy mà lãi suất cho vay dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, rủi ro tín dụng có tác động lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của NHTM. Vậy rủi ro tín dụng là gì?

Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn (A.Saunder, H.Lange (1995),

Financial Institutions Management – A Modern Perpective, Irwin, Artarmon)

Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Timothy W.Koch (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, page 107).

Căn cứ vào khoản 01 điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý. Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/Qđ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN) thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó NH là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra

trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của NH. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của NH.

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng

a. Căn cứ vào tiêu thức nguyên nhân phát sinh rủi ro

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể bảo đảm, cách thức bảo đảm và mức cho vay trên trị giá của TSBĐ.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lí khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạn rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục: là rủi ro do những hạn chế trong quản lí danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk):

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.

+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lí nhất định,

hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b. Căn cứ theo tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro

- Rủi ro khách quan : là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.

- Rủi ro chủ quan: là rủi ro do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác

c. Căn cứ vào tác động lên danh mục tín dụng

- Rủi ro đặc thù: Rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện

- Rủi ro hệ thống: Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay (ví dụ: khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát ...).

1.2.3. Tác động của rủi ro tín dụng

a. Đối với ngân hàng thương mại

Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được lãi và có thể là không thu được cả gốc. Lúc này ngân hàng sẽ buộc phải sử dụng nguồn trích lập dự phòng để bù đắp khoản lãi và gốc không thu được. Bên cạnh việc thu nhập giảm sút ngân hàng còn gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Nếu RRTD xảy ra ở mức độ quá lớn, nguồn vốn của NH không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu sẽ dẫn đến lòng tin của khách hàng giảm sút. Và nếu không giải quyết tốt những vấn đề trên mà nguồn gốc của nó là rủi ro tín dụng thì ngân hàng có thể đứng trước bờ vực phá sản. Các biểu hiện chủ yếu về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên hoạt động của Ngân hàng bao gồm:

- Giảm thu nhập ròng Ngân hàng :

Rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng không thu được lãi nên trực tiếp làm giảm lợi nhuận của NH. RRTD còn làm cho việc thu các dòng tiền không đúng hạn làm cho NH không có đủ và kịp thời các dòng tiền ra để đáp ứng các nhu cầu cấp tín dụng nên dẫn đến làm giảm thu nhập từ tín dụng của NH.

- Giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

Rủi ro tín dụng vừa trực tiếp làm giảm giá trị sổ sách (book value) của tài sản ngân hàng, vừa làm giảm giá trị thị trường của các khoản nợ bị rủi ro ở các mức độ khác nhau tương quan nghịch với mức độ rủi ro của khoản nợ. Hệ quả là giá trị thị trường của tài sản sẽ bị sụt giảm trong khi giá trị thị trường của nợ không đổi. Do đó, giá trị tài sản ròng hay giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ bị sụt giảm.

- Gia tăng các loại rủi ro khác đối với NH: rủi ro thanh khoản; rủi ro lãi suất; rủi ro vỡ nợ.

- Gia tăng chi phí vay vốn của NH

Rủi ro tín dụng làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ và tác động tiêu cực đến đánh giá của công chúng về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, về mức độ rủi ro của ngân hàng. Do dó, NH phải gia tăng lãi suất huy động mới có thể huy động được số vốn cần thiết làm chi phí cận biên của việc huy động vốn gia tăng.

- Giảm uy tín của NH

NHTM gặp nhiều rủi ro tín dụng là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, điều này làm mất uy tín của ngân hàng. Do đó, giá trị thương hiệu của NH và hình ảnh của NH trong công chúng không còn giữ vị thế tốt. Một khi khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Mặt khác, do uy tín giảm làm cho khách hàng ít tin tưởng để giao cho ngân hàng thực hiện các dịch vụ qua

ngân hàng.

b. Đối với nền kinh tế

Với chức năng trung gian tài chính, NH quan hệ trực tiếp đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Khi một NH bị suy yếu dễ tạo ra phản ứng dây chuyền đối với các NH và định chế tài chính khác. Sở dĩ như vậy là do RRTD làm giảm lợi nhuận của NH, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho KH, dễ gây hoang mang trong dân chúng và dẫn đến việc rút tiền ồ ạt ở NH đó để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một NH khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền tại cùng một thời điểm và NH sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho KH tin rằng NH có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của NH. Hậu quả của sự phá sản không chỉ bản thân NH phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các NH khác. Từ đó, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng, ảnh hưởng dây chuyền đến các DN sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây suy thoái nền kinh tế.

c. Đối với khách hàng

Nếu rủi ro xảy ra từ phía NH, khách hàng có thể mất đi kênh cung ứng vốn, dẫn đến sản xuất bị đình trệ. Nếu rủi ro xảy ra từ chính bản thân DN, các khoản nợ khó đòi của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ với NH. Đặc biệt khi DN đó cần vốn, có thể sẽ rất khó khăn khi vay vốn ở các NH khác nếu tìm hiểu về lịch sử vay vốn của họ, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

1.3. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

Hình 1.1 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1. Nhận diện rủi ro.

Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro ttrong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.

Các phương pháp nhận diện rủi ro:

- Phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính như trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và đặc điểm hoạt động. Các số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm để quan tâm đến chỉ số sinh lời và khả năng trả nợ để xây dựng nhóm để đưa ra nhận định về khách hàng.

- Phương thức thẩm định thực tế khách hàng để xem xét về công việc cuộc sống môi trường xung quanh, co sở vật chất kỷ thuật và quá trình hoạt động kinh doanh của khác hàng phát hiện những sai sót gian lận để đưa ra

Nhận Dạng Rủi Ro Nhận Dạng Rủi Ro Tài Trợ Rủi Ro Tài Trợ

Rủi Ro Đo LườngRủi Ro

Đo Lường Rủi Ro Kiểm Soát Rủi Ro Kiểm Soát Rủi Ro

những biện pháp hữu hiệu khắc phục kịp thời.

- Phương pháp lập bảng điều tra để đánh giá mức độ tác động từng loại rủi ro. - Phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ, giúp ngân hàng dự báo xu hướng diễn biến rủi ro trong tương lai thông qua dữ liệu trong quá khứ.

-Phương pháp phân tích lưu đồ có thể giúp liệt kê trình tự các bước đối với quy trình đầu tư tài chính.

1.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường xác xuất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra của các rủi ro đã được xác định là việc thu thập số liệu và phân tích đánh giá, từ đó xác định được những xác suất và mức độ thiệt hại xảy ra. Sau khi nhận diện rủi ro thì phải tiến hành đo lường rủi ro để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào rủi ro nào, tổn thất ra làm sao và xuất hiện rủi ro nào nhiều nhất để có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Mô hình định tính:

- Tính cách người vay, năng lực người vay,thu nhập người vay, đảm bảo tiền vay, các điều kiện, kiểm soát.

Mô hình định lượng:

-Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s là dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng đối với Standard &Poor,s thì cao nhất là AAA.

- Mô hình điểm số Z.là việc tìm ra xông cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn la một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro, nó có độ tin cậy khá cao .

Z=1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5: X1= Vốn lưu động/ Tổng tài sản.

X2= Lợi nhậu giữ lại/Tổng tài sản.

X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản.

X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng nợ. X5= Doanh số/ tổng tài sản.

Đại lượng Z làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người đi vay.Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp và ngược lại.

-Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

-Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng.

Chấm điểm tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay KHDN nhỏ và cá nhân, chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tin cần thiết trong giấy đề nghị vay vốn và các thông tin ngân hàng thu thập được để chấm điểm.

Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại. áp dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh thương mại, đầu tư…

-Mô hình đo lường rủi ro theo khung giá trị VAR.

Hiệp ước Basel II khuyến khích ngân hàng sữ dụng các cách tiếp cận và mô

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 36)