NỢ CÓ KHẢ NĂNG MẤT VỐN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 59 - 120)

a. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh được chất lượng tín dụng của NHTM. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho biết các biện pháp quản trị RRTD của NHTM đang có vấn đề.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng kém hiệu quả. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ thì được gọi là hoạt động kinh doanh an toàn.

b. Tình hình biến động cơ cấu dư nợ

Chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của RRTD, tuy nhiên các nhóm nợ khác nhau lại có mức độ rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một ngân hàng ở hai thời kỳ giống nhau thì mức độ RRTD chưa hẳn đã đồng nhất Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ RRTD cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay doanh nghiệp là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi và tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro thấp hơn tăng lên trong các năm liên tiếp thì có nghĩa là công tác hạn chế RRTD đạt kết quả tốt hơn và ngược lại.

Tổng dư nợ Dư nợ xấu

X 100 % =

c. Tỷ lệ xóa nợ ròng

Nợ xóa là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và DN không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ.

Nợ xóa là mức độ tổn thất thực tế mà NHTM phải chịu. Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa- các khoản thu hồi được.

Tỷ lệ xóa ròng càng cao cho thấy công tác quản trị RRTD của NHTM càng hạn chế.

d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ nợ xấu sau khi trừ phần tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao cho biết khả năng tổn thất của nợ xấu càng cao.

Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành ( đưa ra hạch toán ngoại bảng) khoản này được bù đắp từ quỹ dự phòng RRTD. Nếu mức độ rủi ro này lớn hơn 2% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có vấn đề, cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tổng dư nợ

Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

X 100% = Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ Giá trị xóa nợ ròng x 100 % = Tỷ lệ xóa nợ ròng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM. Trong đó cho vay DH đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận mang lại cho Ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn cũng là một phần tất yếu và rất nặng nề đối với Ngân hàng, khách hàng và cả toàn bộ nền kinh tế. Song các NHTM có thể nhận biết được các dấu hiệu dẫn đến rủi ro, đánh giá được mức độ rủi ro mà Ngân hàng mình đang phải đối mặt để có các biện pháp để quản tri tối thiểu những rủi ro phát sinh.

Trong chương 1, luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về tín dụng DH, rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động rủi ro tín dụng trong cho vay DH. Ngoài ra, luận văn củng đã đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro, thông qua đó làm cơ sở để đề cập đến các giải pháp quản trị rủi ro tính dụng trong cho vay DH ở các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DÀI HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG.

2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.

2.1.1. Giới thiệu về TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Joint stock commercial bank for Investment and Development of Vietnam, gọi tắt là BIDV) là một ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm ở Việt Nam theo nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957, đã có hơn 60 năm hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng - phát triển của đất nước, đã chính thức cổ phần hóa từ 01/05/2012.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (BIDV Đà Nẵng), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập 15/11/1976 với nhiệm vụ ban đầu là cấp phát tín dụng, thanh toán và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, BIDV Đà Nẵng đã không ngừng phát triển, với dư nợ tín dụng khoảng 2.100 tỷ đồng - huy động vốn khoảng 3.600 tỷ đồng; có 180 cán bộ nhân viên; địa bàn hoạt động rộng khắp với 5 phòng giao dịch trực thuộc, 19 máy ATM và hàng chục điểm thanh toán thẻ (POS).

BIDV Đà Nẵng thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của ngành. BIDV Đà Nẵng gồm 19 phòng, được tổ chức theo mô hình trực tuyến và tham mưu. Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng., giúp việc cho

Giám đốc là các Phó Giám đốc và các Hội đồng tư vấn.

(Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự BIDV Đà Nẵng)

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của BIDV Đà Nẵng

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

a. Bối cảnh kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

Bối cảnh bên ngoài:

Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, nền kinh tế Việt Năm tăng trưởng chậm, lạm phát diễn biến khó lường, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường tài chính - tiền tệ diễn biến phức tạp, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản - hoạt động cầm chừng. Chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu không ngừng tăng cao. Mặt bằng lãi suất huy động - cho vay liên

PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN

KHỐI TRỰC THUỘC

KHỐI TRỰC THUỘC

KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

KHỐI TÁC NGHIỆP

KHỐI TÁC NGHIỆP

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG

KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PGD SƠN TRÀ PGD HẢI CHÂU PGD VĨNH TRUNG PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP I PHÒNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG KẾ HOẠCH- TÀI CHÍNH

TỔ ĐIỆN TOÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH- NHÂN SỰ PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP II (DOANH NGHIỆP VÀ ĐCTC) PHÒNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUY PGD HÒA THUẬN PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

tục được điều chỉnh, chênh lệch giữa lãi suất huy động - cho vay ngày càng thu hẹp không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cấu trúc và sử dụng nguồn vốn. Hoạt động ngân hàng không chỉ có những cuộc cạnh tranh về huy động vốn như trước đây, mà các ngân hàng còn phải cạnh tranh để tìm kiếm và lôi kéo khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh để cho vay. Để tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng làm cho hoạt động ngân hàng rủi ro hơn bao giờ hết.

Bối cảnh bên trong:

Đây là giai đoạn BIDV Việt Nam tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro hướng đến xây dựng BIDV phát triển bền vững an toàn, thích ứng với những biến động kinh doanh và đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của BIDV Đà Nẵng đã có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động với mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, thực hiện tái cơ cấu lại nền khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn - nợ xấu, đảm bảo hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả.

b. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh BIDV Đà Nẵng giai đoạn 2016- 2018 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 ST % ST % I. Tổng tài sản 2.092 2.510 2743 418 19,98 233 9,28 I. Tổng vốn huy động 3.692 3.337 3.948 -355 -9,6 611 18,3 - Ngắn hạn 3.470 2.962 2.721 -508 -14,6 -241 -8,2 - Trung và dài hạn 222 375 1.227 153 69,0 852 227,2

Theo đối tượng

- Định chế tài chính 796 571 942 -225 -28,2 371 64,9

- DN 1.036 860 830 -176 -17,1 -30 -3,4

- Cá nhân 1.860 1.906 2.176 46 2,5 270 14,1

II. Dư nợ cuối kỳ 2.190 2.598 2.709 408 18,6 111 4,3 - Kỳ hạn ngắn hạn 894 846 1.214 -48 -5,4 368 43,5 - Kỳ hạn trung và dài hạn 1.296 1.752 1.495 456 35,1 -257 -14,6 -Đối tượng Định chế tài

chính Doanh nghiệp 1.957 2.310 2.340 353 18,0 30 1,3 Cá nhân 233 288 369 55 23,6 81 28,5 Doanh thu 2.854 2.917 2.993 63 2,21 76 2,61 Chi phí 2.786 2.842 2.901 56 2,01 59 2,08 Lợi nhuận 68 75 92 7 10,29 17 22.67

(Nguồn: Báo tổng kết BIDV Đà Nẵng năm 2016, 2017, 2018) Hoạt động huy động vốn

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy :

Năm 2016 Tổng tài sản của BIDV Chi nhánh Đà Nẵng là 2.92 tỷ đồng đến năm 2017 tăng lên 2.510 tỷ đồng tăng lên 19,98%. Năm 2018 tăng thêm 233 tỷ đồng tương ứng tăng 9,28% so với năm 2017.

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2017 sụt giảm 9,6% so với năm 2016 nhưng đến 31/12/2018 đã tăng 18,3% so với năm 2017. Trong đó, nguồn vốn huy động từ DN sụt giảm; nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định

và tăng trưởng đều qua các năm, năm 2018 tăng gần 14% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng trên 50% tổng nguồn vốn của chi nhánh.

Chi nhánh huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhưng đã dần cải thiện .

Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu, chi phí lợi nhuận của BIDV CN Đà Nẵng

Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 .Tình hình cho vay giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 ST % ST %

Dư nợ theo kỳ hạn 2.190 2.598 2.709 408 18,6 111 4,3

- Ngắn hạn 894 846 1.214 -48 -5,4 368 43,5

- Trung và dài hạn 1.296 1.752 1.495 456 35,1 -257 -14,6 + Trung dài hạn với

DN 1.190 1.634 1.374 444 37,3 -260 -15,9

(Nguồn: Báo tổng kết BIDV Đà Nẵng năm 2016, 2017, 2018)

Dư nợ tín dụng năm 2017 tăng 18,6% so với năm 2016 nhưng năm 2018 chỉ tăng 4,3 % (tương đương 111 tỷ đồng) so với năm 2017. Cơ cấu dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ giảm dần qua các năm từ 59% (năm 2016) xuống 55% (năm 2018). Cơ cấu dư nợ ngắn hạn đã có chiều hướng tăng từ 41% (năm 2016) đến 45% (năm 2018).Trong cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn thì cho vay trung dài hạn doanh nghiệp chiếm đa số và có xu hướng đi xuống. Cùng với việc tái cơ cấu nền khách hàng và chuyển đổi định hướng kinh doanh của BIDV Việt Nam, BIDV Đà Nẵng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp và cho vay đối với khách hàng cá nhân.

Kết quả kinh doanh:

Nhìn chung qua 3 năm 2016-2018, quy mô huy động vốn và dư nợ tín dụng cuối kỳ đều tăng. Chênh lệch thu chi năm 2016 đạt 104 tỷ đồng, năm 2017 tăng và đạt 109 tỷ đồng, năm 2018 đạt 123 tỷ đồng BIDV Đà Nẵng luôn duy trì và phát triển nguồn vốn huy động phù hợp, tăng trưởng tín dụng an toàn đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV CN ĐÀ NẴNG

Có thể nói rằng hiện nay công tác quản trị RRTD trở nên cấp thiết, quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Ngân hàng có đạt được kế hoạch về lợi nhuận hay không phụ thuộc nhiều vào

kết quả của công tác quản trị RRTD. Chính vì vậy việc tổ chức bộ máy, xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chính sách đảm bảo tiền vay…của ngân hàng thì bên cạnh các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận thì mục tiêu trọng yếu nhất vẫn là nhằm hạn chế RRTD. Nhằm phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD trong cho vay dài hạn khách hàng doanh nghiệp, BIDV CN Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp sau:

2.2.1. Các biện pháp né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn khách hàng doanh nghiệp

a. Công tác tổ chức bộ máy tín dụng

- Hội đồng tín dụng cơ sở:

Hội đồng tín dụng cơ sở là Hội đồng do Giám đốc Chi nhánh thành lập để phán quyết tín dụng đã phân cấp cho Chi nhánh nhưng vượt quyền quyết định của Giám đốc Chi nhánh, hội đồng có nhiệm vụ sau:

+ Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng của Chi nhánh đối với khách hàng trong phạm vi ủy quyền của Tổng Giám đốc;

+ Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng và kết quả phân loại nợ của Chi nhánh;

+ Thảo luận và xem xét, quyết định tình trạng nợ xấu, nợ khó thu hồi và

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc phụ trách tính dụng Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý Rủi ro

các biện pháp xử lý, đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh để trình lên Trụ sở chính theo quy định.

- Các Phòng Quan hệ khách hàng:

Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

+ Tiếp thị, phát triển nền khách hàng, đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro (nếu thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh) hoặc trình Hội sở chính BIDV (nếu vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh);

+ Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của Chi nhánh/BIDV;

+ Tiếp nhận, kiểm tra, đề xuất hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh và các nghiệp vụ tín dụng khác, để chuyển Phòng quản trị tín dụng xử lý. Thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo nợ vay;

+ Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho Phòng quản trị tín dụng quản lý.

- Phòng Quản lý rủi ro:

Phòng Quản lý rủi ro thực hiện trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:

+ Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, các dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch...)

+ Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 59 - 120)