Đối với công tác kế toán nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu KT CDTN THỰC TRẠNG về kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY PHÚC KHANG (Trang 41 - 43)

21 CM025/04 27/04 Chi tiền Mua NVL nhập kho (CN CT XD khu vực V-

3.3.2. Đối với công tác kế toán nguyên vật liệu:

Nhìn chung, công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty Phúc Khang là tương đối chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc nhập – xuất nguyên vật liệu. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế và thiếu sót cần có biện pháp khắc phục.

- Cần tách biệt phòng mua hàng và phòng kế toán để đảm bảo sự khách quan trong quá trình mua hàng hóa và nguyên vật liệu, tránh gian lận cũng như rủi ro khác liên quan như tăng giá hay lựa chọn nhà cung cấp không đủ tin cậy.

- Khi tiến hành thu mua nguyên vật liệu, kế toán thường chỉ lựa chọn trong danh mục khách hàng quen của công ty, tuy nhiên giá cả của các nhà cung cấp có thể không thống nhất. Vì vậy kế toán cần tham khảo kĩ, cố gắng lựa chọn các nhà cung cấp đưa ra mức giá hợp lí, chất lượng và khối lượng đảm bảo, ngồn cung dồi dào để cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho các công trình.

- Khi tiến hành mua nguyên vật liệu cần tiến hành theo từng khâu cụ thể, kế toán sau khi tham khảo giá và được Giám đốc xét duyệt nên lập các đơn đặt hàng và các chứng từ khác có liên quan gửi cho nhà cung cấp để đảm bảo về kho là đúng số lượng, tránh sai xót làm chậm trễ tiến độ thi công.

- Công ty nên tiến hành mua dự trữ các loại nguyên vật liệu thường xuyên sử dụng để tránh tình trạng thiếu hụt khi cần. Lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tốn kho để đảm bảo bù đắp kịp thời sự giảm giá nguyên vật liệu.

- Phòng kế toán cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từng công trình về việc dự toán thi công, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, kiểm tra sổ sách, kiểm tra các báo cáo nguyên vật liệu tránh trường hợp xuất nhập kho không đủ chứng từ.

- Kế toán công ty nên ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ nhập – xuất nguyên vật liệu diễn ra ở công trình để xác định chính xác giá trị của công trình.

- Xem xét lại các mẫu sổ sách trong phần mềm, điều chỉnh lại cho phù hợp với tên của từng loại sổ sách, tránh trường hợp nhầm lẫn khi xuất các loại sổ sách chứng từ.

- Cần có kế hoạch kiểm kê định kì ngyên vật liệu thường xuyên vào cuối mỗi tháng hay mỗi quý, tránh tình trạng phát hiện thiếu hay thừa nguyên vật liệu mà không rõ nguyên nhân.

Một phần của tài liệu KT CDTN THỰC TRẠNG về kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY PHÚC KHANG (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w