Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Trọng Tín

Một phần của tài liệu KT KLTN THỰC TRẠNG kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại CÔNG TY và vấn đề QUẢN lý, NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH ở CÔNG TY (Trang 38)

3.1.1. Ưu điểm

Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhận viên đều được giao những công việc phù hợp với chuyên môn và logic trong nghiệp vụ nên đã giảm được những tác động thừa trong công việc.

Tổ chức công tác quản lý TSCĐ được thực hiện hiệu quả về mặt hiện vật và giá trị. Mỗi TSCĐ đều được đánh số hiệu và lập thành 02 bộ hồ sơ. Một bộ hồ sơ do phòng kế toán giữ để theo dõi TSCĐ về mặt giá trị theo cả 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Một bộ hồ sơ do phòng Vật tư - Thiết bị giữ để theo dõi tài sản về mặt hiện vật, số lượng, khả năng hoạt động, thông số kỹ thuật…

Các chứng từ đều được kiểm tra và đối chiếu cẩn thận trước khi đưa vào hạch toán tăng giảm TSCĐ.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được công ty phản ánh chính xác vào các tài khoản tương ứng theo theo hệ thống tài khoản ban hành theo Thông tư TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.

Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ theo đúng quy trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức tính khấu hao.

3.1.2. Nhược điểm

Công ty chỉ lập thẻ chi tiết TSCĐ cho những tài sản lớn như dây chuyền máy móc sản xuất lớn, thiết bị thi công giá trị lớn còn các thiết bị máy móc phụ trợ, thiết bị quản lý, thiết bị văn phòng thì được lập chung vào sổ theo dõi TSCĐ. Việc đơn giản hóa kế toán chi tiết TSCĐ như vậy có thể gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin về từng tài sản khi có những sự cố bất ngờ xảy ra.

Công ty chưa có kế hoạch thanh lý những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu. Do tính chất công việc xây dựng công trình, tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại công ty khá nhiều nên nhanh hao mòn dẫn đến hư hỏng.

Công ty chưa thực hiện trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ khi phát sinh sửa chữa bất thường.

Hình thức khấu hao TSCĐ trong công ty được áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng phương pháp này không thích hợp đối với một số loại TSCĐ mà việc sử dụng chúng không như nhau giữa các kỳ hoặc lợi ích kinh tế thu hồi từ việc sử dụng tài sản có chênh lệch khá lớn giữa thời kỳ đầu và thời kỳ cuối sử dụng tài sản. Hơn nữa phương pháp này góp phần làm chậm quá trình thu hồi vốn của Doanh nghiệp.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty

Công ty nên cập nhật phần mềm máy tính, phần mềm kế toán mới phù hợp với loại hình hoạt động của công ty.

Công ty cần tiến hành phân loại TSCĐ. Những TSCĐ là dây chuyền thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải mua mới có hàm lượng công nghệ cao thì sẽ được áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc khấu hao theo sản lượng để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư công nghệ mới hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản xuất, thi công. Còn đối với những TSCĐ khác như nhà xưởng, văn phòng làm việc, thiết bị quản lý, thiết bị dùng cho văn phòng…thì có thể sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ phải thực hiện từ ngày bắt đầu sử dụng hoặc từ ngày ngừng sử dụng TSCĐ để đảm bảo tuân thủ qui định hiện hành về khấu hao TSCĐ theo qui định chế độ kế toán hiện hành.

Định kỳ đánh giá, kiểm kê lại TSCĐ đề nắm được tổng giá trị TSCĐ mọi thời điểm về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị của TSCĐ, đồng thời công tác tính khấu hao được chính xác hơn và có biện pháp xử lý cụ thể kịp thời nếu TSCĐ xảy ra trình trạng thất thoát, hư hỏng.

Tăng cường đầu tư mua sắm, đổi mới TSCĐ thay thế các TSCĐ đã cũ, lạc hậu của công ty, kịp thời đầu tư đổi mới TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất giúp tăng sự cạnh tranh trong giá thành sản phẩm.

Thanh lý, nhượng bán những TSCĐ đã hết giá trị, không sử dụng hoặc đã quá lỗi thời để có thể thu hồi được một phần nào đó giá trị của nó để đầu tư mua sắm mới TSCĐ có giá trị kinh tế hơn.

Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao chuyên môn cho nhận viên kỹ thuật, nhân viên quản lý để phù hợp với điệu kiện máy móc trang thiết bị tiên tiến.

TSCĐ hiện có của công ty đa phần đã và đang khấu hao gần hết, nên hiệu suất sử dụng không cao. Công ty nên giao trách nhiệm cho các công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bị về thời gian làm việc của máy móc, phương tiện đảm bảo tiến độ và thời gian theo kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Trọng Tín, qua quá trình đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ ở công ty, em đã phần nào thấy được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Từ đó em mạnh dạn xin đưa ra một số ý kiên đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian tìm hiểu, năng lực kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Khánh Thu Hằng, Ban giám đốc công ty và các cán bộ phòng kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.

Sinh viên

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..., ngày ... tháng ... năm 2020 (ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..., ngày ... tháng ... năm 2020

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..., ngày ... tháng ... năm 2020

GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Một phần của tài liệu KT KLTN THỰC TRẠNG kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại CÔNG TY và vấn đề QUẢN lý, NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH ở CÔNG TY (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w