Thực trạng chấp hành luật giao thông của sinh viên trường HUHA

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu văn hóa giao thông của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 30)

Về thực trạng chấp hành luật khi tham gia giao thông của sinh viên trường HUHA.

Bieu đồ 2.4: Hành vi the hiện có văn hóa tham gia giao thông

Từ số liệu thu thập cho được các kết quả lần lượt như sau: 77,6% sinh viên cho rằng hành vi đi đúng phần đường, làn đường quy định, đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy định về sử dụng phương tiện khi tham gia giao thơng là hành vi có văn hóa khi tham gia giao thơng; 58,8% ý kiến đồng ý về nhường đường cho các xe ưu tiên đang trên đường làm nhiệm vụ. Chỉ có 4,7% sinh viên cho rằng phóng nhanh vượt ẩu đi lên via hè là hành vi có văn hóa khi tham gia giao thơng và 0% sinh viên chọn tỏ ra thờ ơ khi thấy tai nạn giao thơng.

Như vậy, sinh viên trong trường đã có nhận thức tương đối đúng đắn về văn hóa tham gia giao thơng, phần lớn sinh viên đã lựa chọn đúng đắn về các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng. Chỉ có phần ít sinh viên là nhận thức còn sai lệch chưa hiểu hết thế nào là tham gia giao thơng có văn hóa điều này cũng nên thay đổi suy nghĩ.

Bieu đồ 2.5: Cách ứng xử của sinh viên trường HUHA khi gặp người khác bị va chạm giao thông

Qua số liệu khảo sát thì có tới 67,10% các bạn đưa ra cho mình lựa chọn là sẽ gọi điện báo với cán bộ y tế, cảnh sát giao thông khi thấy tai nạn giao thông và 45,9% các bạn chọn phương án là sẽ giúp người bị nạn. Đó là những việc làm đầy tính nhân văn mà mang tính cộng đồng sâu sắc. Bởi lẽ khi lưu thông các phương tiện trên đường khi gặp nạn thì rất cần những con người hành động đầy tính nhân văn như vậy. Chỉ một hành động nhỏ như vậy, vừa giúp đỡ người bị nạn cũng như giúp cho các phương tiện khác lưu thông trên đường được dễ dàng hơn, tránh bị ùn tắc. Trái ngược với hành động tích cực đó thì có 14,1% các bạn sinh viên chọn cách bỏ đi, 2,1% đứng xem khơng làm gì cả và 2,4% các bạn chọn cách chụp ảnh, đứng quay phim đưa lên mạng khi thấy tai nạn giao thơng. Đó là một hành động tiêu cực và nhận thức chưa được rõ ràng.

Như chúng ta biết mỗi cử chỉ có văn hóa khi tham gia giao thơng làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng khơng chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thơng qua hình ảnh đó cịn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận sinh viên có “văn hóa tham gia giao thơng” hay khơng: điều khiển xe mơ tơ phóng nhanh, vượt ẩu, chở q số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thơng; khơng có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe,… Một số sinh viên cịn đi xe mơ tơ, đi xe đạp điện không đội mũ

bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy... Khi tan trường, sinh viên “tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng.Vừa điểu khiển phương tiện giao thơng vừa nghe điện thoại… Thậm chí khi có sự va quẹt thì thối thác trách nhiệm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao khơng đã văng những câu chửi bới,…

0.00%10.00% 10.00% 20.00% 30.00%40.00% 50.00%60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 63.50% 72.90% 82.40% 67.10% 62.40%

Bieu đồ 2.6: Các hành vi bị lên án khi tham gia giao thông

Khi được hỏi về các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thơng thì phần đa các bạn sinh viên đều phân biệt được đâu là các hành vi vi phạm. Cụ thể như 82% chọn đáp án sử dụng rượu bia, chất kích thích, điều khiển xe chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ là hành vi đáng lên án khi tham gia giao thơng. Tương tự có 72,9% các bạn cho rằng lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu là hành vi vi phạm văn hóa khi tham gia giao thơng. Hay 67% chọn ý kiến cản trở, gây rối làm mất trật tự, an tồn giao thơng. Lần lượt 63,5% và 62,4% chọn đáp án tích cực bấm cịi ở nơi cơng cộng, nơi đông người và hành vi tham gia hoặc tổ chức đua xe trái pháp là các hành vi tiêu tực vi phạm chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Qua đó, các bạn đã hiểu được thế nào là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thơng và những hành vi đó thì cần được lên án.

Về phương tiện công cộng như xe bus và đặc biệt là số lượng người sử dụng xe bus ở Hà Nội là rất đông. Thời gian mỗi chuyến xe bus thông thường là từ 15 phút đến 30 phút và số lượng ghế trên mỗi xe bus cịn hạn chế cho nên sẽ khơng thể tránh khỏi tình trạng người đứng người ngồi, chen lấn và đông đúc khi sử dụng phương tiện này lúc giờ cao điểm. Khi sinh viên trường Đại hoc Nội vụ sử dụng phương tiện xe bus để di chuyển, theo quan sát của nhóm nghiên cứu trên tuyến xe bus số 33 (là tuyến xe đến trường HUHA), trong tình huống sinh viên trường HUHA nhìn thấy người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai và trẻ em hầu như các bạn đều nhường ghế cho họ. Hoặc trong một môi trường cơng cộng như vậy thì rất ít bạn để xảy ra các hành vi như nô đùa, bật nhạc ồn ào hay nói chuyện quá to... làm ảnh hướng đến những người cùng sử dụng xe bus. Sinh viên đã có những ứng xử rất văn minh khi sử dụng phương tiện cơng cộng mà cụ thể là xe bus. Đó là những hành động cao đẹp, thể hiện sự giúp đỡ giữa con người với nhau khi sử dụng các phương tiện công cộng.

Khi sử dụng phương tiện là xe máy để di chuyển bằng phương pháp quan sát của nhóm nghiên cứu thì sinh viên trong trường đa phần là di chuyển từ tốn và bình tĩnh, ít trường hợp lạng lách đánh võng, dàn hàng ngang tán chuyện khi đang di chuyển trên đường. Điều đó khơng chỉ đảm bảo an tồn cho chính bản thân mà cịn đảm bảo sự an tồn cho những người cùng điều khiển phương tiện xung quanh.

Nhưng bên cạnh những hành động đáng được biểu dương ấy thì vẫn có những hành động thờ ơ, vơ cảm, bản tính ích kỉ của một lượng nhỏ sinh viên trong trường thì điều đó sẽ cần phải lên án và tuyên truyền vận động một cách thiết thực nhất đến với mỗi sinh viên. Bởi, những suy nghĩ, hành động tiêu cực đó sẽ dẫn tới những hậu quả khơng đáng có.

Qua đó, việc tuân thủ Luật giao thông khi tham gia giao thông là rất cần thiết không chỉ đối với sinh viên trường HUHA mà còn cần thiết đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thơng. Vì vậy, bản thân mỗi cá nhân sẽ cần phải học hỏi và tạo ra những hành động đẹp để cùng nhau xây dựng một mơi trường văn hóa tham gia giao thơng lành mạnh và tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu văn hóa giao thông của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w