Nhận xét về thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ xây lắp và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG CÔNG TRÌNH 512 (Trang 72 - 74)

Qua thời gian tìm hiểu về công tác kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 512 em có một số nhận xét sau:

1. Nhận xét chung về công ty.

1.1. Ưu điểm.

- Về công tác hạch toán và báo cáo tài chính : số liệu phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của Công ty luôn được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý, cụ thể: Báo cáo tài chính năm đã được lập và được kiểm toán trong thời gian nhanh nhất với số liệu chính xác và không bị loại trừ. - Về công tác tín dụng ngân hàng :luôn đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu SXKD, không để xảy ra tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn.

- Về công tác nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình: Để có được một bộ máy điều hành sản xuất thi công hoàn chỉnh, tính cơ động cao, hoạt động có hiệu quả, ngoài công tác giám sát, điều hành thi công, quản lý chất lượng, tiến độ công trình, công tác chi trả tạm ứng,công tác thu hồi vốn cũng là một phần không thể tách rời.

1.2. Nhược điểm

- Về bộ máy quản lý trong CTCP XDCT 512:

Công tác tổ chức kế toán ở công ty chỉ quan tâm đến kế toán tài chính mà chưa chú trọng đến kế toán quản trị. Với doanh nghiệp xây lắp thì việc tổ chức kế toán quản trị là rất cần thiết bởi nếu thông tin không đầy đủ, kịp thời thì các nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi, có thể mất cơ hội kinh doanh.

2. Nhận xét về thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩmtại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 512 tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 512

Năm 2016 công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng thi công của Công ty mặc dù có nhiều khó khăn do tình trạng thiếu nhân lực về kỹ thuật, nhưng phòng kỹ thuật đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn và từng bước đi vào ổn định. Các công trình mà Công ty tham gia thi công hầu hết đều được quản lý và giám sát kỹ thuật chất lượng chặt chẽ, đảm bảo tiến độ, nhờ đó đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

Tại các công trường mà Công ty tham gia thi công như: Quốc lộ 12 Quảng Bình ….các cán bộ kỹ thuật tại Ban điều hành đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và phát huy tốt vai trò của mình trong nhiệm vụ được giao, các hạng mục công trình triển khai thi công đều đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng, hồ sơ nghiệm thu thi công đến đâu được hoàn thành đến đó, từ đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và làm giảm bớt áp lực về tài chính cho Công ty.

2.2. Nhược điểm

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Vật tư xuất có thể không dùng hoặc dùng không hết cho quá trình thi công mà vẫn được hạch toán toàn bộ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chưa kiểm soát chặt chẽ ở khâu sử dụng nguyên vật liệu, vật tư còn rơi vãi trên công trường nhiều, sử dụng vật tư chưa tiết kiệm do ý thức của công nhân chưa cao.

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Việc tổ chức chấm công ở các đội cũng như ở các phòng ban chỉ mang tính hình thức, chưa thực hiện chặt chẽ nhất là các nhân viên đội, họ có thể đi làm đúng giờ, giữa giờ có thể đi làm việc riêng và cuối giờ trở lại chỗ làm vẫn được chấm công đầy đủ.

* Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

- Công ty thi công nhiều công trình khác nhau nên có thể cùng một lúc hai công trình đều cần sử dụng dẫn đến tình trạng chờ máy, kéo dài tiến độ thi công, giảm khối lượng xây lắp hoàn thành bằng máy.

- Máy thi công khi được sử dụng ở các công trình chưa được quản lý tốt nên thường xuyên bị hỏng hóc, tốn kém chi phí sữa chữa, mà trong quá trình sữa chữa máy dễ xảy ra gian lận.

- Chi phí sử dụng máy thi công đã được ghi chép đầy đủ, tập hợp chính xác. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đây mà không đi so sánh, phân tích với dự toán đã lập để tìm ra nhân tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục cũng như đưa ra thủ tục kiểm soát hữu hiệu hơn.

* Kế toán chi phí sản xuất chung

- Chi phí điện thoại di động, chi phí tiếp khách, công tác phí...của ban quản lý đội rất khó kiểm soát, việc kiểm tra, kiểm soát chỉ dừng lại ở việc hợp lý hoá chứng từ, chưa kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ xây lắp và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG CÔNG TRÌNH 512 (Trang 72 - 74)